Gợi ý bất ngờ của Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ nhằm gỡ nút thắt gửi xe tăng cho Ukraine
Với gợi ý này, Đức có thể không có lý do gì để trì hoãn việc gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard của mình tới chiến trường Ukraine nữa.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul. Ảnh tư liệu: Reuters/Getty Image
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho kênh ABC News ngày 22/1 (theo giờ địa phương), Hạ nghị sỹ đảng Cộng hoà Michael McCaul cho biết hiện nay có khoảng 10 quốc gia sở hữu xe tăng Leopard, nhưng họ cần phải có sự đồng ý của Đức.
Trong khi đó, theo nghị sỹ McCaul, người đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, Đức đang chờ Mỹ đi đầu (trong việc cung cấp xe tăng cho Ukraine), sau đó, họ sẽ cung cấp xe tăng Leopard (cho Ukraine). Vậy thì, Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine xe tăng M1 Abrams, nhưng chỉ một chiếc mà thôi.
Ngoài xe tăng, nghị sỹ McCaul còn cho rằng Kiev cần được cung cấp pháo tầm xa để giúp đẩy lùi một cuộc tấn công được cho là sắp xảy ra của người Nga.
Đài RT của Nga ngày 23/1 cho hay McCaul là một trong những đảng viên Cộng hòa hiếu chiến nhất trong Hạ viện, từng tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine để chống lại các lực lượng Nga, bất kể sự phản đối ngày càng tăng của công chúng đối với hoạt động viện trợ này.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard do Đức chế tạo, được trang bị cho cho quân đội các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trên khắp châu Âu và được các chuyên gia quốc phòng đánh giá là phù hợp nhất cho Ukraine, nhưng để tái xuất sang Ukraine, chúng cần có sự cho phép của Berlin.
Hãng tin Reuters của Anh cho hay một số quan chức các nước Đông Âu đã công khai kêu gọi Đức cho phép chuyển giao xe tăng Leopard cho Ukraine. Tuy nhiên, theo nguồn tin quan chức chính phủ Đức, Berlin sẽ cho phép gửi xe tăng do Đức sản xuất tới Ukraine để giúp quốc gia này chống đỡ trong xung đột nếu Mỹ đồng ý gửi xe tăng của chính họ.
Trong khi đó, theo ABC News, Mỹ cho biết xe tăng M1 Abrams không phù hợp để chiến đấu ở Ukraine do phải bảo trì thường xuyên và khó khăn về nhiên liệu mà chúng cần để vận hành. Thay vào đó, Mỹ đã cam kết cung cấp các phương tiện bọc thép quan trọng cho Ukraine, gồm 59 xe chiến đấu Bradley, 90 xe bọc thép chở quân Stryker…
Video đang HOT
Xe tăng Leopard 2 của quân đội Tây Ban Nha khai hỏa trong cuộc tập trận Silver Arrow 2022 trên khu huấn luyện quân sự Adazi, Latvia. Ảnh tư liệu: Reuters
Vào ngày 20/1, các quốc gia chủ chốt của NATO đã nhóm họp tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức để bàn về việc viện trợ cho Ukraine trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chuẩn bị diễn ra được một năm.
Tuy nhiên, họ đã không đạt được thỏa thuận về việc gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard do Đức chế tạo cho Ukraine.
Sự chần chừ của Đức đã vấp phải khá nhiều chỉ trích, đặc biệt là từ Ba Lan và các quốc gia Baltic ở sườn phía Đông của NATO.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki hôm 22/1 nói rằng nếu các thành viên NATO và Liên minh châu Âu (EU) không đồng ý chuyển giao xe tăng Leopard cho Ukraine, nước này sẵn sàng xây dựng một “ liên minh nhỏ hơn” để gửi xe tăng cho Ukraine bằng mọi cách.
Trước sức ép của các nước phương Tây, cánh cửa để Ukraine nhận được xe tăng Leopard đang dần mở ra rộng hơn.
Ban đầu là việc tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 20/1 đã yêu cầu xem xét lại kho dự trữ Leopard của Đức để chuẩn bị cho việc bật đèn xanh.
Hai hôm sau, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã nói với kênh truyền hình Pháp LCI rằng Ba Lan chưa chính thức yêu cầu Berlin về việc cung cấp cho Ukraine xe tăng Leopard do Đức chế tạo, nhưng “nếu được yêu cầu, chúng tôi (Đức) sẽ không cản trở”.
Mỹ có kế hoạch gửi hàng trăm xe bọc thép tới Ukraine, Điện Kremlin nói về 'ảo tưởng' của phương Tây
Trong khi Mỹ có kế hoạch gửi hàng trăm xe bọc thép, hối thúc đồng minh tăng cường hỗ trợ Ukraine, người phát ngôn Điện Kremlin cảnh báo phương Tây sẽ không ngừng hối tiếc vì điều này.
Xe tăng Leopard 2 do Đức chế tạo. Ảnh minh hoạ: DPA
Hãng tin Reuters của Anh ngày 20/1 dẫn tuyên bố của Lầu Năm Góc cho biết họ sẽ gửi hàng trăm xe bọc thép cộng với tên lửa và đạn pháo tới Ukraine như một phần của gói hỗ trợ quân sự trị giá 2,5 tỷ USD.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, gói này bao gồm 59 xe chiến đấu bộ binh Bradley, 90 xe bọc thép chở quân Stryker, 53 phương tiện chống phục kích có khả năng chống mìn và 350 phương tiện bánh lốp đa năng cơ động cao.
Hoạt động hỗ trợ mới nhất dành cho Ukraine cũng bao gồm đạn dược bổ sung cho Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS), 8 hệ thống phòng không Avenger, hàng chục nghìn viên đạn pháo và khoảng 2.000 tên lửa chống tăng.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã kêu gọi các đồng minh tăng cường hỗ trợ Ukraine.
Phát biểu khai mạc một hội nghị bộ trưởng quốc phòng quy tụ các đại biểu từ khoảng 50 quốc gia tại Đức, ông Austin nói: "Nga đang tái tập hợp lực lượng, tuyển mộ binh sĩ và tìm cách tái trang bị. Đây không phải là lúc giảm tốc mà là lúc tăng cường. Người dân Ukraine đang dõi theo chúng ta".
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ không đề cập cụ thể đến việc cung cấp xe tăng trong bối cảnh sức ép đối với yêu cầu Berlin chấp thuận việc cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Kiev đang gia tăng.
Leopard 2 là xe tăng chiến đấu chủ lực do Đức chế tạo, được trang bị cho cho quân đội các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trên khắp châu Âu và được các chuyên gia quốc phòng đánh giá là phù hợp nhất cho Ukraine.
Mục đích của Leopard 2 là để phòng thủ trước đội hình xe tăng của đối phương. Pháo 120 ly của nó có thể được sử dụng để tấn công cả mục tiêu đứng yên và di chuyển, đồng thời có thể khóa mục tiêu ngay cả khi đang di chuyển trên địa hình gồ ghề.
Leopard có thể vượt qua vùng nước sâu tới 4 mét với các thiết bị bổ sung. Khả năng bảo vệ của nó chống lại vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học được thiết kế để chịu được đến 48 giờ.
Cỗ xe tăng 1.500 mã lực này có tốc độ hơn 60 km/h, nhưng trọng lượng trên 60 tấn của nó luôn là vấn đề nan giải đối với các cây cầu.
Leopard đã chứng tỏ được giá trị của nó trong các hoạt động ở Afghanistan, chủ yếu nhờ khả năng bảo vệ cao trước các cuộc tấn công. Nó cũng đã được Thổ Nhĩ Kỳ triển khai ở miền Bắc Syria
Người phát ngôn Điện KremlinaDmitry Peskov. Ảnh: Reuters/TTXVN
Nhiều nước phương Tây đã lên tiếng sẵn sàng cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard cho Ukraine, nhưng theo quy định, Berlin có quyền phủ quyết đối với bất kỳ quyết định nào về việc xuất khẩu xe tăng Leopard.
Trong khi đó, Reuters dẫn nguồn tin quan chức chính phủ Đức cho biết Berlin sẽ cho phép gửi xe tăng do Đức sản xuất tới Ukraine để giúp quốc gia này chống đỡ trong xung đột nếu Mỹ đồng ý gửi xe tăng của chính họ.
Về phần mình, theo hãng tin AFP của Pháp, người phát ngôn Điện Kremlin nhận định phương Tây "ảo tưởng" về khả năng chiến thắng của Ukraine, cảnh báo họ sẽ không ngừng hối tiếc vì điều này.
"Chúng tôi nhận thấy tình trạng ảo tưởng chung về khả năng chiến thắng của Ukraine trên chiến trường", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trong cuộc họp báo ngày 20/1, đồng thời cho rằng "phương Tây sẽ không ngừng hối tiếc vì ảo tưởng này".
Người phát ngôn Điện Kremlin còn cảnh báo xe tăng phương Tây viện trợ cho Ukraine sẽ không thay đổi cục diện chiến trường, cho rằng phương Tây và Ukraine đang phóng đại về tác động của các gói viện trợ quân sự.
Theo ông Peskov, "tất cả những xe tăng này đều cần bảo trì và sửa chữa...", do đó, tạo ra nhiều thách thức hơn cho quân đội Kiev.
Anh chính thức xác nhận kế hoạch gửi xe tăng chủ lực đến Ukraine Ngày 11/1, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Max Blain lần đầu tiên xác nhận Chính phủ Anh có kế hoạch cung cấp xe tăng chủ lực cho Ukraine để chiến đấu trong cuộc chiến với Nga. Xe tăng Challenger 2 tập trận ở trường huấn luyện BATUS. Ảnh tư liệu: Bộ Quốc phòng Anh Theo phóng viên TTXVN tại London, ông...