Gợi ý 6 hàng ăn vặt online ở 2 miền Nam – Bắc: Chị em ngồi nhà suốt 15 ngày vẫn có đồ ăn rủng rỉnh không lo buồn miệng
Nếu nghỉ ở nhà quá lâu và thấy quá buồn, các chị em có thể thử vào những hàng ăn vặt này để tìm cho mình một món ngon nhé.
Những tháng ngày nghỉ ngơi ở nhà vì dịch bệnh Covid-19 như thế này, hẳn là nhiều chị em sẽ nhớ quay quắt những buổi chiều được ăn uống thả phanh toàn đồ ăn vặt ngon miệng rồi tám chút chuyện thế gian rôm rả ở chốn văn phòng. Cảnh tượng ấy trái ngược hoàn toàn với bây giờ, khi ai nấy đều “cấm túc” tại gia rồi “hóng” chuyện trên mạng xã hội.
Tuy vậy, các chị em cũng không cần phải cảm thấy lo lắng hay buồn chán quá đâu, bởi vì những cửa hàng đồ ăn vặt vẫn mở cửa phục vụ, ship hàng tận cửa những món ăn khoái khẩu đấy. Và đi vòng qua một lượt ở hai miền Bắc – Nam, có nhiều shop ăn vặt đang nổi tiếng lắm!
Hà Nội
Ăn vặt Jimme Snack
Đây là hàng ăn vặt tọa lạc tại phố Đặng Văn Ngữ với đủ món ăn của 3 miền. Thậm chí, shop này còn có cả một số món nhập của Trung Quốc và một số nước khác để thỏa mãn nhu cầu ăn uống ngày càng phong phú của các chị em. Đặc biệt, dù dịch bệnh nhưng shop vẫn ship hàng đều đặn nhé.
Các món đặc trưng ở đây có: Bánh tráng, mực xé sợ hấp nước dừa, rong biển lắc trứng muối…
Hàng ăn vặt Jimme ở Hà Nội.
Một số món đặc trưng của quán.
Ăn vặt Deli Snacks
Là một shop đồ ăn có lượng người theo dõi là hơn 50k, Deli Snack có khá nhiều lựa chọn cho khách hàng từ đồ ăn đóng gói sẵn đến đồ tự chế biến. Món nổi bật nhất của shop là sữa chu dẻo được tạo hình rất đẹp với màu sắc bắt mắt và sáng tạo. Sữa không bị chảy nước sau khi ra bên ngoài mà thay vào đó giữ khuôn dẻo đến nỗi không bẩn tay. Sản phẩm này của nhà Deli đang rất thu hút các bạn trẻ.
Đồ ăn đạc trưng của quán: Các loại sữa chua
Deli Snacks có bán rất nhiều sản phẩm.
Video đang HOT
Nhưng nổi tiếng nhất chính là sữa chua siêu dẻo với tạo hình siêu đẹp.
Ăn vặt Lafood
Dù chưa có nhiều người follow giống như 2 shop trên nhưng Lafood cũng đang rất được giới trẻ Hà thành yêu thích vì menu quá đỗi phong phú. Từ đồ ăn tự làm đến đồ ăn nhập khẩu Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan… Lafood đều có những hình ảnh vô cùng đẹp mắt. Nhìn vào đây, hẳn là sẽ có rất ít chị em có thể từ chối được sức hấp dẫn này.
Đồ ăn đặc trưng: Đồ nhập khẩu
Đồ ăn nhập khẩu là điểm mạnh của Lafood.
Sài Gòn
Ăn vặt chú Mạnh
Đây là hàng ăn vặt hiện đang gây sốt nhất nhì Sài gòn vì những món ăn tuy không quá mới lạ nhưng lại được chế biến rất sạch sẽ, màu sắc bắt mắt. Đặc biệt, quy cách đóng gói của tiệm cũng vô cùng hài hòa tạo cảm giác yên tâm cho người mua. Và ngoài những đồ của nhà tự làm, shop còn có thêm cả đồ nhập khẩu để phong phú thêm thực đơn và phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng.
Món ăn đặc trưng: Khoai tây lắc rong biển, khô bò vụn cháy tỏi, ruốc sấy, bánh champagne
Quán Chú Mạnh rất nổi tiếng ở Sài Gòn.
Trải nghiệm của một cô bạn trong một tuần vừa qua.
Những món đặc trưng của quán.
Ăn vặt Meoomeoo Shop
Shop ăn vặt này khá uy tín trong giới trẻ Sài thành vì có nhiều món độc, lạ. Đặc biệt, shop còn bán thêm cả những món ăn phục vụ gia đình như phá lấu, thịt bò.
Món ngon của quán: Chè, nem trộn, trà, các món ăn gia đình.
Ăn vặt Su Xoắn
Nếu yêu thích những món ăn vặt chính hiệu nhà làm thì Su Xoắn là một địa chỉ không hề tồi. Ở đây chuyên các món ăn vặt đặc trưng của Sài Gòn như bánh tráng, mực rim, trà sữa… hay thậm chí là những món bánh phô mai béo ngậy. Nghỉ ở nhà mà buồn quá thì hội chị em cứ ghé qua đây nhé.
Món ngon của quán: Bánh tráng, trà sữa.
Ăn vặt Su Xoắn có rất nhiều món ngon.
Mulan
Câu chuyện đẹp giữa mùa Covid-19: Cặp đôi bác sĩ tuyến đầu chống dịch quyết định hoãn cưới để chung tay cứu người
Họ cũng cho biết họ rất đau lòng khi biết tin người thân ở quê nhà cũng phải nhập viện vì dịch bệnh này.
Toàn thế giới đang phải đối đầu với tình hình dịch bệnh Covid-19 vô cùng căng thẳng, mọi hoạt động bị ngừng trệ để tránh sự lây lan của virus corona. Những nhân viên y tế là những người vất vả hơn bao giờ hết. Ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19, họ phải liên tục mạo hiểm sức khoẻ của mình để cứu chữa cho các bệnh nhân.
Trong mấy ngày qua có hơn 500 nhân viên y tế bị nhiễm Covid-19, nâng tổng số nhân viên y tế nhiễm Covid-19 ở Ý lên ít nhất 8.956, theo CNN. Hiệp hội Bác sĩ Ý ngày 31/3 xác nhận có thêm 5 bác sĩ chết vì dịch Covid-19, nâng tổng số bác sĩ qua đời vì dịch này ở Ý lên ít nhất 66.
Cơ quan Bảo vệ dân sự Ý tối 31.3 thông báo ghi nhận thêm 837 người chết và 4.053 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca Covid-19 tử vong và tổng số ca nhiễm ở Ý lần lượt lên 12.428 và 105.792, theo Reuters.
Chính vì sự nguy hiểm leo thang, một cặp đôi bác sĩ người Ý đã quyết định trì hoãn dự định cưới của họ cho đến khi đại dịch toàn cầu kết thúc. Roberto Tonelli và vợ sắp cưới của anh, Ivana Castaniere, đều tình nguyện làm vậy bởi đứng ở tuyến đầu chống lại đại dịch, họ hiểu rõ sự bùng phát của Covid-19 hơn cả và dừng lại những kế hoạch cá nhân chắc chắn là điều cần thiết trong giai đoạn khó khăn này.
Họ gặp nhau lần đầu ở bệnh viện
Roberto và Ivana đều là những bác sĩ thuộc chuyên khoa phổi. Họ làm cùng một bệnh viện. Ivana là sếp của Roberto. Lần đầu gặp mặt, Ivana thậm chí nói rằng cô không hề thích mẫu đàn ông "biết tuốt" như Roberto. Dần dần, những lần chạm mặt và nói chuyện với nhau nhiều hơn ở nơi làm việc đã giúp khoảng cách giữa hai người xích lại gần nhau hơn.
"Không thể nhìn mặt mà bắt hình dong", Ivana cho rằng đánh giá lần đầu gặp mặt của mình về đối phương chỉ hoàn toàn dựa trên cảm quan mà thôi. Với hoàn cảnh dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, cặp đôi cùng đồng nghiệp làm việc không ngừng nghỉ 6 ngày/tuần, mỗi ngày khoảng 14 tiếng, vắt kiệt sức của họ.
Họ dừng đám cưới cá nhân để cứu người.
Roberto cho biết: "Điều tồi tệ nhất là bạn không bao giờ muốn cho người bạn yêu thấy những gì bạn nhìn thấy. Nhưng thật may, tôi nhìn thấy khuôn mặt của cô ấy đầu tiên ngay sau khi tôi cởi bỏ đồ bảo hộ".
Họ đối mặt với hiểm nguy và chết chóc mỗi ngày
Nỗi lo sợ bị nhiễm trùng, Ivana thừa nhận rằng cô chỉ dám thở ngắn chứ không hít thở sâu tránh tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Được làm việc cùng với người mình yêu là một hạnh phúc nhưng chẳng yên tâm chút nào nếu biết tin gia đình mình có người vào viện theo diện bệnh nhân cả. Sự nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm chẳng chừa một ai, kể cả những người thân yêu nhất trong gia đình.
Ivana cho biết ở quê nhà cô, Modena, Ý, hai người trong gia đình mắc bệnh đầu tiên là hai anh trai. Mới đây là đứa cháu gái 13 tuổi. Vài ngày sau, bố cô nhập viện và phải dùng máy thở.
Bệnh nhân mắc căn bệnh này thường phải bị cô lập. Họ sẽ không được người nhà vào thăm hỏi như bình thường.
"Họ hỏi tôi rằng, họ sẽ chết chứ? Tôi không bao giờ nói dối bệnh nhân của mình. Với họ, tôi trả lời rằng: Chúng ta sẽ cùng chiến đấu với nhau", Roberto tâm sự với thời báo TIME.
Cặp đôi bày tỏ rằng họ rất nhớ gia đình. Cô con gái 2 tuổi của họ hiện đang ở với ông bà và đã hơn 1 tháng, cả hai chưa hề gặp cô bé.
Ivana chia sẻ: "Tôi hi vọng khi con bé lớn lên, con bé sẽ xem chúng tôi là anh hùng. Tôi hy vọng nó sẽ hiểu cho khó khăn hiện giờ của bố mẹ."
V.D
Anh chồng của năm đây rồi: Ở nhà cách ly mở luôn nhà hàng phục vụ riêng vợ, dân mạng cảm thán, "Anh làm chồng em được không?" Đúng là chồng người ta chưa bao giờ khiến chị em thất vọng. Trong thời buổi mà khắp nơi đều phong tỏa vì dịch bệnh Covid-19 này, việc đến nhà hàng dùng bữa tối trở thành một điều cực kỳ xa xỉ với tất cả mọi người. Vợ chồng anh Cheffrey, tới từ Anh cũng không phải ngoại lệ. Nhìn trước được tương...