Gợi ý 5 Bộ trưởng trả lời chất vấn tại Quốc hội kỳ này
Danh sách UB Thường vụ Quốc hội gửi xin ý kiến đại biểu về việc chất vấn – trả lời chất vấn tại kỳ họp này có 5 Bộ trưởng: NN&PTNT, Công Thương, Khoa học & Công nghệ, Giáo dục & Đào tạo, Văn hoá – Thể thao & Du lịch.
Danh sách gợi ý các Bộ trưởng trả lời chất vấn này đã được chính thức gửi cho các đại biểu Quốc hội vào chiều tối ngày 2/6. Từ danh sách 5 Bộ trưởng được gợi ý, Quốc hội sẽ lựa chọn 4 vị trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp này.
UB Thường vụ Quốc hội cho biết, tính đến chiều ngày 1/6/2015, đoàn thư ký kỳ họp đã nhận được 46 văn bản chất vấn, với 61 câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng và 15 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành.
Trong đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận được 8 chất vấn, Bộ trưởng NN&PTNT nhận được 9 chất vấn – nhiều nhất trong số các thành viên Chính phủ. Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường nhận 4 chất vấn gửi trước bằng văn bản.
Các Bộ trưởng Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính đều nhận được 3 chất vấn. Còn các Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, Công an, Giao thông Vận tải, Tư pháp nhận 2 chất vấn mỗi người…
5 Bộ trưởng được gợi ý để các đại biểu Quốc hội lựa chọn trả lời chất vấn kỳ này, theo đó, cũng là những vị nhận được nhiều quan tâm hơn cả.
Từ danh sách 5 Bộ trưởng được gợi ý, Quốc hội sẽ lựa chọn 4 vị trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp này.
Với mỗi nhân sự trong danh sách đăng đàn đề xuất, UB thường vụ Quốc hội cũng nêu các nhóm vấn đề cụ thể.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phátsẽ trả lời về tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; những tồn tại, hạn chế và giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Nhóm vấn đề khác dành cho Bộ trưởng Phát là thực trạng “liên kết 4 nhà” và giải pháp ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giải pháp tiêu thụ sản phẩm và quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững cây công nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Nhóm vấn đề tiếp theo là giải pháp hỗ trợ ngư dân khai thác nguồn lợi thủy sản, bảo vệ và phát triển ngư trường.
Video đang HOT
Nếu được chọn đăng đàn, Bộ trưởng NN&PTNT sẽ đồng hành cùng Bộ trưởng Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong phiên trả lời chất vấn.
Với Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, các nhóm vấn đề dự kiến gồm: giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia, ký kết nhiều hiệp định thương mại và đang đàm phán tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Trách nhiệm và giải pháp xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hóa nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh lưu thông hàng hóa do Việt Nam sản xuất, đặc biệt là hàng nông sản, thực hiện chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Thực trạng và giải pháp phát triển mạng lưới điện cho khu vực nông thôn; trách nhiệm quản lý nhà nước về giá điện gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là một chủ đề Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cần chuẩn bị cho phiên chất vấn.
Các Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông sẽ được mời tham gia giải trình thêm những vấn đề liên quan đến phần của Bộ trưởng Công thương.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nếu được chọn đăng đàn sẽ phải trả lời về giải pháp khắc phục những hạn chế, khó khăn, bất cập hiện nay để ap dung co hiêu qua kết quả nghiên cứu khoa hoc phục vụ đời sống, sản xuất, quản lý xã hội, nhât la trong sản xuất nông nghiệp.
Nhóm vấn đề tiếp theo là trách nhiệm của ngành khoa học và công nghệ trong viêc đap ưng yêu câu tăng năng suất lao động, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển thị trường khoa học công nghệ nhăm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Nhóm vấn đề thứ 3 là viêc thưc hiên chuyên đôi cac tô chưc khoa hoc va công nghê theo cơ chê tư chu, tư chiu trach nhiêm; hiệu quả sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ.
Bộ trưởng Nguyễn Quân sẽ được “chia lửa” bởi những người đồng cấp đến từ Bộ chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận được gợi ý chuẩn bị về các biện pháp tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015, những khó khăn và biện pháp bảo đảm thực hiện, áp dụng ổn định trong thời gian tới.
Bộ trưởng Tài chính là người đồng hành được chọn nếu Bộ trưởng GD-ĐT đăng đàn.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh được dự kiến trả lời chất vấn về thực trạng và giải pháp tăng cường phổ biến, giáo dục, xây dựng lối sống lành mạnh, phòng, chống các biểu hiện xuống cấp về văn hóa, suy thoái về đạo đức xã hội, đạo đức học đường, đạo đức gia đình; công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Các vấn đề tiếp theo là thực trạng và giải pháp tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho trẻ em; thực trạng và giải pháp khai thác và phát huy tiềm năng du lịch của Việt Nam.
Dự kiến các Bộ trưởng Lao đông – Thương binh va Xa hôi, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Tài chính, Giao thông Vận tải cùng tham gia giải trình thêm những vấn đề liên quan trong phiên chất vấn Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.
Theo chương trình, kỳ họp này Quốc hội dành 2,5 ngay cho hoat đông chât vân và trả lời chất vấn, trong đó 2 ngày đê chât vân 4 vi Bô trương đăng đàn. Theo thông lệ tại kỳ họp đầu năm, Quốc hội dành nửa ngay để Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan va trực tiếp trả lời chất vấn theo sự phân công của Thủ tướng.
P.Thảo
Theo dantri
Không "phím trước" câu hỏi chất vấn cho Bộ trưởng!
Nhiều ý kiến trái chiều về cách thức tổ chức chất vấn tại Quốc hội được các đại biểu nêu ra tại phiên thảo luận tại tổ ngày 22/5 về dự án Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.
Tổ tư vấn giúp Bộ trưởng soạn bài trả lời chất vấn
Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Lê Minh Thông ủng hộ quan điểm không gửi trước câu hỏi chất vấn cho Bộ trưởng.
Phó Chủ nhiệm UB pháp luật của Quốc hội Lê Minh Thông (đại biểu tỉnh Thanh Hoá) nói về các cách thức để Quốc hội thực hiện chức năng giám sát của mình, trong đó có "công cụ" hiệu quả, đắc dụng là chất vấn.
Nhấn mạnh đặc trưng của chất vấn là phải trả lời trực tiếp tại hội trường, ông Thông so sánh với cách tổ chức của nhiều nước, câu hỏi chất vấn được giữ bí mật. Ở Việt Nam, ngược lại, có việc câu hỏi được gửi trước nên các Bộ thường lập cả một tổ "tư vấn trả lời chất vấn" để giúp Bộ trưởng soạn, "học bài" cho phiên đăng đàn.
Ông Thông ủng hộ quan điểm không gửi trước câu hỏi chất vấn để Bộ trưởng phải có ý thức nắm rõ hết các lĩnh vực phụ trách. Ngược lại, khi đăng đàn Bộ trưởng cũng có thể từ chối không trả lời câu hỏi nếu đó không phải là nội dung của ngành.
Đại biểu Nguyễn Văn Danh (Tiền Giang) nhấn mạnh, chất vấn là công cụ giám sát rất mạnh tác động đến hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ có hiệu lực thực sự khi tất cả các vấn đề được trả lời trực tiếp, công khai trước Quốc hội, UB Thường vụ Quốc hội theo lĩnh vực quản lý của bộ, ngành.
Việc tổ chức chất vấn theo nhóm vấn đề như đang thực hiện hiện nay, theo ông Danh, sẽ giới hạn, khoanh vùng nội dung trả lời của người bị chất vấn.
"Trong một số trường hợp, người bị chất vấn có thể từ chối những vấn đề bức xúc đang đặt ra hoặc trả lời bằng văn bản các vấn đề này" - ông Danh cho rằng, người bị chất vấn nên trả lời tất cả các nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách mà các đại biểu nêu ra.
Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) thì nhận định, vấn đề được cử tri và dư luận quan tâm là việc giám sát và thực hiện trách nhiệm sau chất vấn. Những vấn đề người bị chất vấn không thực hiện được cần giải thích rõ lý do và nguyên nhân...
Giám sát kiểu "tráng men"
Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền (đại biểu Hà Nội) lập luận, giám sát mà không làm rõ trách nhiệm thì coi như thất bại. Chỉ khi làm rõ trách nhiệm mới là tiêu chí để đánh giá hiệu quả.
Khái quát hiện tượng nhiều đoàn giám sát đến cơ sở chỉ ngồi nghe báo cáo của đơn vị rồi về ra kết luận, không đối chất, không đi thực tế, ông Quyền cảnh báo: "Giám sát đừng làm theo kiểu... tráng men. Nghe báo cáo rồi ra kết luận thì chắc các đối tượng giám sát đều chuẩn cả, vậy mà hôm sau người ta bắt một ai đó thì chết".
Trách nhiệm được bàn tới, theo ông Quyền, bao gồm cả trách nhiệm của người ra kết luận giám sát phải được đề cao hết sức.
Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp cũng đề nghị có chế tài trong trường hợp kiến nghị của các đối tượng khi giám sát mà không thực hiện, không giải trình thì các đối tượng đó phải xem xét về trách nhiệm, có thể là cách chức, bãi nhiệm.
Phó Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Lê Như Tiến (đại biểu Quảng Trị) chia sẻ băn khoăn về chuyện hậu giám sát. Theo ông Tiến, nhiều chuyên đề Quốc hội giám sát xong, đưa ra kiến nghị, kiến nghị rồi có thực hiện hay không cũng không thấy thông tin phản hồi. Luật cũng không quy định đoàn giám sát có hậu giám sát, hoặc có kiến nghị ở cấp nào để có chế tài nếu như đối tượng giám sát không thực hiện kiến nghị của cơ quan giám sát.
"Tình trạng này xảy ra không chỉ ở cấp giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban hay của đoàn đại biểu Quốc hội mà kể cả trong hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội cũng có nhiều kiến nghị không được thực hiện, chậm thực hiện nhưng cũng chưa có chế tài để xử lý" - ông Tiến đề nghị xác định rõ hơn trong luật thời hạn chịu sự giám sát.
So sánh giữa cách đi giám sát kiểu "tráng men" như đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói, ông Tiến cho rằng, như vậy thì tổ chức nhiều phiên giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban còn tốt hơn nhiều. Ông Tiến kiến nghị, các đoàn đại biểu Quốc hội chỉ nên tập trung giám sát những vấn đề nóng, lớn, bức xúc mà cử tri nêu ra tại địa phương mình.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ nhiệm UB Dân tộc Giàng Seo Phử đề xuất lập Bộ Dân tộc Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Giàng Seo Phử gửi tới UB Thường vụ Quốc hội báo cáo với đề xuất cho phép xây dựng đề án đổi tên UB này thành Bộ Dân tộc trước phần đăng đàn trả lời chất vấn tại Thường vụ chiều 13/3. Cụ thể, phần cuối của bản báo cáo trả lời chất vấn của ông...