‘Gói’ vũ khí vừa nâng cấp trong khoang của oanh tạc cơ siêu thanh B-1
Khoang vũ khí của máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer nâng cấp có thể mang theo 24 tên lửa JASSM, 40 bom JDAM với khả năng tấn công toàn cầu.
Phi đội thử nghiệm 412, Bộ chỉ huy Tấn công Toàn cầu, Không quân Mỹ, cùng các đối tác công nghiệp hàng không đã tổ chức buổi giới thiệu về gói nâng cấp vũ khí cho máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer.
Trung tá Dominic Ross (người giơ tay) phụ trách chương trình nâng cấp B-1B Lancer, giới thiệu cho khách mời về gói nâng cấp vũ khí mới. Gói nâng cấp gồm mở rộng khoang chứa vũ khí trong thân và tăng các điểm treo bên dưới cánh chính.
Gói nâng cấp tăng số điểm treo vũ khí dưới cánh từ 6 lên 8, giúp tăng trọng vũ khí tổng thể của máy bay. Giá treo mới có thể lắp các vũ khí lớn và nặng hơn như tên lửa siêu thanh.
Khoang vũ khí bên trong thân máy bay cũng được kéo dài từ 4,5 m lên 6,8 m, kết hợp với giá treo kiểu ổ quay. B-1B Lancer có thể mang theo 24 tên lửa trong khoang, có thể lên đến 40 tên lửa với tháp treo mới mà họ đang thiết kế.
Video đang HOT
B-1B Lancer có 3 khoang vũ khí trong thân, mỗi khoang chứa một giá treo vũ khí kiểu ổ quay hoặc giá phóng bậc thang. Điểm mới trong trong gói nâng cấp là vách ngăn giữa 2 khoang vũ khí có thể được điều chỉnh để phù hợp với loại vũ khí mà nó sẽ mang theo.
Mỗi khoang có thể chứa 8 đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM, hoặc tên lửa chống hạm tầm xa LRASM, tổng số 24 đạn bố trí trong 3 khoang. Trung tá Ross nhấn mạnh gói nâng cấp vũ khí đối với B-1B không phải là sửa đổi vĩnh viễn, mà đó là một giải pháp tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và vũ khí cần dùng để hoàn thành nhiệm vụ.
Hai kỹ thuật viên mặt đất đang lắp đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm JASSM lên khoang. Trung tá Ross cho biết thêm gói nâng cấp chỉ liên quan đến vũ khí thông thường, giữ cho máy bay tuân thủ hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START.
Đại tá Richard Barksdale, chỉ huy hóm hoạt động số 28, Phi đoàn không quân số 28, nói: “Về cơ bản, gói nâng cấp làm tăng khả năng mang vũ khí, giúp máy bay trở nên hiệu quả hơn. Chúng tôi có thể tấn công nhiều mục tiêu hơn với cùng một máy bay. Nó cho phép chúng tôi lên kế hoạch hiệu quả, sử dụng ít máy bay hơn, giảm gánh nặng cho phi đội tiếp dầu”.
Khoang vũ khí của B-1B được thiết kế rất linh hoạt cho phép mang nhiều loại vũ khí khác nhau. Trong bối cảnh các nước đang đầu tư mạnh vào hệ thống phòng không tầm xa, Không quân Mỹ đang chú trọng trang bị năng lực tấn công tầm xa cho B-1B để tránh thiệt hại từ phòng không đối phương.
Một nhân viên kỹ thuật mặt đất đang di chuyển quả bom vào khoang chứa vũ khí của oanh tạc cơ B-1B. Trung tá Ross cho biết ý tưởng nâng cấp khả năng mang vũ khí của B-1B xuất phát từ các phi công lái oanh tạc cơ này, bao gồm trung tá Ross, ông từng là sĩ quan vũ khí trên phi cơ B-1B. Điều đó cho phép ông tiếp cận các tổ chức phù hợp để hiện thực hóa ý tưởng.
Giá phóng ổ quay có thể được thay thế bằng giá treo bậc thang để mang bom thông minh JDAM, hoặc bom rơi tự do khác. Ở cấu hình vũ khí này, B-1B có thể mang theo tới 48 bom thông minh JDAM.
B-1B cùng với Tu-160 của Nga là 2 máy bay ném bom siêu thanh duy nhất trên thế giới. Lancer có thể đạt tốc độ tối đa 1.330 km/h ở độ cao lớn, phạm vi hoạt động hơn 9.000 km. Tuy không có khả năng tàng hình như B-2 Spirit, nhưng B-1B vẫn là oanh tạc cơ đáng sợ với các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao.
Ảnh: USAF
Theo Zing.vn
Top-5 máy bay chiến đấu lợi hại nhất của Nga
Mới đây, tờ National Interest của Mỹ đã công bố Top-5 máy bay chiến đấu nguy hiểm nhất của Nga, lần lượt là Su-27, MiG-29, Su-35, Su-57 và Tu-160.
Chiến đấu cơ Su-27
Đầu tiên, tờ báo Mỹ đề cập đến máy bay chiến đấu đa năng Su-27. Su-27 được coi là câu trả lời của Liên Xô cho F-15 và F-16 của Mỹ. Máy bay chiến đấu đa năng này được trang bị các loại vũ khí độc đáo, bao gồm các tên lửa đất đối không.
Tiếp theo trong danh sách là tiêm kích phản lực MiG-29. MiG-29 được coi là một trong những máy bay cơ động nhất. Hiệu suất của nó vượt trội so với F-16. Ngoài ra, máy bay chiến đấu này còn được trang bị tên lửa R-60 để chiến đấu trong phạm vi hẹp và tên lửa không đối đất.
"Thiên nga trắng" Tu-160.
Cả Su-27 và MiG-29 hiện vẫn đang được xuất khẩu và sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trong Liên Xô cũ.
Không thể thiếu trong danh sách này là các máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57. Su-35 là một máy bay thế hệ 4 , nổi tiếng với tốc độ, hiệu suất cao, khả năng siêu cơ động và bán kính chiến đấu lớn.
Máy bay chiến đấu này có tính an toàn cao do thiết kế của nó sử dụng vật liệu hấp thụ radar. Máy bay có thể đạt đến tốc độ 2390 km/h và bán kính chiến đấu trên 1,6 nghìn km.
Các máy bay chiến đấu Nga.
Su-57 là một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Nga, là phiên bản tiên tiến hơn của Su-35. Theo National Interest, Su-57 vượt qua Su-35 về khả năng cơ động, tàng hình và vũ khí.
Và cuối cùng là máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Tờ báo nhấn mạnh, Tu-160 vượt trội so với máy bay ném bom của Mỹ về tốc độ và tầm bắn. Tu-160 có thể phát triển lên tốc độ tối đa là 2220 km/h với phạm vi chiến đấu 7,3 nghìn km. Ngoài ra, máy bay ném bom này có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.
Theo giaoducthoidai/Topwar.ru
Bất ngờ lớn khi bộ binh Trung Quốc vẫn tin dùng súng phun lửa Súng phun lửa đã bị hầu hết các lực lượng vũ trang trên thế giới cho nghỉ hưu vì sự cồng kềnh, tầm bắn ngắn... nhưng thật đáng ngạc nhiên khi một quân đội hiện đại như Trung Quốc vẫn chưa loại bỏ vũ khí này. Truyền thông Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh một cuộc huấn luyện, trong đó binh lính...