Gối tựa đầu trên ô tô – vật đơn giản nhưng ‘cứu’ tính mạng chủ xe
Khi tai nạn xảy ra, xe ô tô lao về phía trước với vận tốc lớn, dây an toàn sẽ giữ chặt thân người vào ghế nhưng lực quán tính sẽ giật mạnh đầu người trên xe về phía sau. Điều này sẽ khiến cho vùng cổ gặp chấn thương nặng.
Người Việt tốn bao nhiêu tiền để nuôi xe hơi?Ford Everest Sport mới sắp về Việt Nam giá 1 tỷ đồngMitsubishi Xpander – Vì sao bán chạy ở Việt Nam?Hình ảnh rò rỉ của Kia Optima 2021: Lột xác và đẹp đến bất ngờ
Tổn thương cổ là một trong những vấn đề nghiêm trọng và phổ biến nhất trong các vụ tai nạn xe hơi. Theo các nhà nghiên cứu, khi và chạm bất ngờ xảy ra, xe ô tô sẽ lao về phía trước với gia tốc lớn. Lúc này, dây an toàn sẽ giữ chặt thân người vào ghế nhưng lực quán tính sẽ giật mạnh đầu hành khách về phía sau rồi lao lên phía trước. Sau va chạm này khoảng một ngày, những dấu hiệu bất thường sẽ xuất hiện như đau cổ, nhức đầu, đau vai hoặc giữa bả vai, đau lưng thấp; đau/tê ở cánh tay; hoa mắt, chóng mặ, ù tai, khó tập trung, dễ bị kích thích…
Sở dĩ có những hiện tượng này là do người dùng đã sử dụng gối tựa đầu chưa đúng cách. Gối tựa đầu được tạo ra nhằm làm giảm các tổn thương ở vùng cổ và vai trong các vụ va chạm. Chính vì ý thức rõ tầm quan trọng của nó mà từ năm 1969, chính phủ Mỹ đã yêu cầu trang bị gối tựa đầu cho ghế trước của xe ô tô.
Gối tựa đầu có tác dụng bảo vệ tốt khi va chạm xảy ra
Hiện nay, đa phần các xe ô tô đều có gối tựa đầu chỉnh tay. Theo tiêu chuẩn Mỹ, để đạt được độ an toàn tối đa, vị trí thấp nhất của gối tựa đầu đối với xe du lịch là không thấp hơn 29,5 inch (749,3 mm) so với khớp hông của người ngồi và vị trí cao nhất của gối tựa đầu này không thấp hơn 31,5 inch (800,1 mm). Bên cạnh đó, để tạo hiệu quả tối đa thì khoảng cách giữa gối và đầu người phải nhỏ hơn 2 inch (50,8 mm). Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một vấn đề đáng lo ngại là hầu hết các lái xe không điều chỉnh gối tựa đầu đúng quy định mà thường đặt chúng ở mức thấp nhất nên hiệu quả của trang bị này không được phát huy tối đa.
Video đang HOT
mô tả tình huống xảy ra khi có va chạm
Theo khuyến nghị của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA, đỉnh gối tựa phải nằm ở vị trí giữa đỉnh đầu và đỉnh tai. Nếu gối được thiết kế có khớp bản lề thì người dùng nên đặt nó sao cho gần đầu nhất nhưng không đẩy đầu về phía trước. Ngoài ra, vị trí tựa lưng cũng rất quan trọng. Tựa lưng ở tư thế đứng sẽ tốt hơn khi ngả.
Hiện nay, ngoài gối tựa đầu chỉnh tay thì các nhà sản xuất còn có thêm hai loại nữa là gối điều chỉnh tự động và gối tựa đầu tích cực. Trong đó, loại gối tựa đầu tích cực có hiệu quả bảo vệ tốt nhất. Loại gối này được thiết kế với khả năng tự động thay đổi khi tai nạn xảy ra. Thông qua cách kết hợp với tựa lưng, gối tựa đầu này vừa hạn chế sự di chuyển của đầu vừa hạn chế sự di chuyển của cả thân. Hai hãng sản xuất đi tiên phong trong việc phát triển tính năng an toàn này là Volvo và Saab. Trong đó, với hệ thống giảm tổn thương khớp cổ WHIPS (Whiplash Injury Prevention System) của Volvo thì thành phần cốt yếu chính là khớp bản lề liên kết giữa phần ghế và tựa lưng. Trong trường hợp xảy ra va chạm, khớp này sẽ bị uốn cong cục bộ và đẩy ghế tựa lưng ra sau, làm giảm sự di chuyển của thân người. WHIPS còn có một gối tựa đầu cố định, hình dạng tối ưu, được đặt ở vị trí ưu việt đủ cao, đủ gần đầu người dùng giúp giảm gia tốc thân, hạn chế sự di chuyển của đầu và đạt hiệu quả bảo vệ cổ cao.
Trong khi đó, hệ thống Active Head Restraint (SAHR) của Saab cũng có chức năng tương tự lại được phát triển trên cơ sở quy tắc đòn bẩy. Khi có va chạm từ phía sau, thân người sẽ bị ép chặt vào phần tựa lưng ghế, lực ép này tác động lên một tấm phẳng trong tựa lưng. Lực này sẽ đẩy gối tựa về phía trước theo cơ cấu truyền động và ngăn không cho đầu bị giật lại phía sau. Không chỉ có vậy, thiết kế phần tựa lưng cũng có đệm và các thanh ngang giúp hấp thụ năng lượng va chạm để hạn chế di chuyển của thân người.
Ở Việt Nam, để giảm giá thành, các hãng xe thậm chí còn cắt bỏ cả trang thiết bị an toàn này. Toyota Wigo, Honda Brio là những mẫu xe hạng A bị cắt ghế tựa đầu trên phiên bản thấp nhất.
Ghế trước Honda Brio G
Ghế trước Toyota Wigo
Theo Ngaynay
Những vị trí bẩn nhất trên ôtô
Mỹ thử nghiệm trên 100 xe với 11 vị trí bên trong xe, nơi các tài xế thường xuyên chạm vào nhất.
Theo một nghiên cứu mới đây của tổ chức HHI (Healthy House Institute) ở Mỹ để chỉ ra những vị trí bẩn nhất trên xe. Nhóm thử nghiệm 100 xe tại các thành phố như Illinois, Arizona, Florida, California và Washington DC với 11 vị trí trong khoang nội thất.
Vô-lăng, dây an toàn, núm chỉnh radio/âm lượng làm một trong những vị trí bẩn nhất trên xe
Các vị trí gồm vô-lăng, núm radio/âm lượng, bảng điều khiển, tay nắm cửa, bọc ghế, ghế trẻ em, nút mở kính, hộc đựng cốc, dây bảo hiểm, sàn. Đây là những vị trí mà người sử dụng chạm vào nhiều nhất khiến vi khuẩn và bụi bẩn bên ngoài dễ bám sang.
Qua kết quả thử nghiệm, vị trí bẩn nhất trên xe nằm ở núm chỉnh radio/âm lượng. Khu vực mà mọi tài xế đều phải chạm vào điều chỉnh ít nhất một lần khi lái, bên cạnh đó vị trí này lại khó lau chùi, đặc biệt là những núm bọc cao su.
Vị trí bẩn thứ hai trên xe nằm ở dây an toàn, đây cũng là khu vực mà mỗi người điều khiển chạm vào nó ít nhất hai lần (đeo vào và tháo ra). Tiếp theo là các vị trí nút đóng/mở kính, vô-lăng, bọc ghế, hộc đựng cốc và bảng điều khiển.
Bảng điều khiển
HHI cũng thử nghiệm với nấm mốc, thứ tự danh sách vị trí tìm thấy vi khuẩn dẫn đầu là dây an toàn, tiếp theo là tay nắm cửa rồi đến nút chỉnh radio/âm lượng.
Khu vực lên/xuống kính, lẫy mở cửa cũng là nơi bám nhiều vi khuẩn
Điểm bất ngờ khác mà nghiên cứu chỉ ra, ôtô phụ nữ sử dụng bẩn hơn nam giới. Những gia đình có con nhỏ thì nội thất cũng bẩn hơn gia đình chưa có con. Xe chạy dịch vụ như Uber có lượng vi khuẩn cao gấp 3 xe cho thuê, trong khi nó cần bẩn gấp 8 lần taxi (chỉ tính riêng ở Mỹ). Những người đã kết hôn có nhiều vi khuẩn trong xe hơn những người độc thân.
Theo Autobikes
Túi khí và dây an toàn, hai thứ không được chủ quan bỏ qua khi lái xe Túi khí và dây an toàn có liên quan với nhau về cơ chế hoạt động, khi cảm biến điện tử trên xe phát hiện ra giảm tốc đột ngột (như khi bị tai nạn) sẽ tạo ra một dòng điện nhỏ làm phồng túi khí. Lúc này, túi khí sẽ bung ra với tốc độ lên tới 322km/h. Vì sao lại có...