Gọi tên những món đặc sản Mẫu Sơn không thể không thử qua
Bạn đang tìm kiếm những món ăn ngon ở Mẫu Sơn? Cùng Lữ Hành điểm tên ngay những món đặc sản Mẫu Sơn khi ghé tới Lạng Sơn mà bạn nhất định không được bỏ qua ngay dưới đây.
Mẫu Sơn cũng giống các địa danh du lịch nổi tiếng khác ở miền Bắc, nơi đây cũng có những đặc sản của núi rừng mà bất cứ du khách nào khi ghé tới cũng không nên bỏ qua. Những món ăn này đều mang một hương vị riêng có, hấp dẫn để níu chân du khách. Cùng Lữ Hành Việt Nam điểm tên những đặc sản Mẫu Sơn ngay bây giờ qua bài viết dưới đây.
Gọi tên những món đặc sản Mẫu Sơn không thể không thử qua
Nhắc tới đặc sản Mẫu Sơn thì không thể không nhắc tới gà nướng mật ong. Món ăn dân dã mà mang một hương vị không thể nào quên khi bạn đặt chân đến mảnh đất miền sơn cước này. Gà để nướng phải là giống gà sáu cựa được nuôi thả thì thịt mới chắc, mới thơm.
Nhắc tới đặc sản Mẫu Sơn thì không thể không nhắc tới gà nướng mật ong.
Gà sau khi được vặt lông và rửa sạch sẽ được đem đi tẩm ướp gia vị. Ở Mẫu Sơn, mỗi nhà lại có cách tẩm ướp cho món gà nướng khác nhau để làm nên hương vị riêng. Sau đó, gà được đem nướng nguyên con trên bếp than hồng, khi chín, người ta sẽ phết lên thịt gà một lớp mật ong, vừa làm lớp da gà vàng óng mà còn dậy lên mùi thơm nức mũi, ai ngửi cũng muốn được thưởng thức ngay lập tức. Món ăn này được chế biến vô cùng đơn giản nhưng lại mang một hương vị độc đáo, nhâm nhi cùng ly rượu Mẫu Sơn thì còn gì bằng.
Khi chín, người ta sẽ phết lên thịt gà một lớp mật ong, vừa làm lớp da gà vàng óng mà còn dậy lên mùi thơm nức mũi
Ếch hương Mẫu Sơn
Ếch hương được biết đến là một trong những đặc sản Mẫu Sơn rất nổi tiếng. Đây là loài ếch đặc biệt quý hiếm, không chỉ có giá trị về ẩm thực mà món ăn này còn có giá trị kinh tế rất cao. Loài ếch hương này sống chủ yếu trong các khe suối, hang hốc vì thế mà chúng béo hơn so với các loài ếch thông thường, phần đùi ếch lớn hơn hẳn so với ếch đồng.
Ếch hương được biết đến là một trong những đặc sản Mẫu Sơn rất nổi tiếng.
Thịt ếch sau khi sơ chế sẽ được chế biến với hương vị đặc trưng theo cách người Mẫu Sơn nên rất trắng, thơm, không hề có mùi tanh kể cả khi để nguội. Ếch hương có rất nhiều cách chế biến như nấu cháo ếch, ếch xào su su, ếch lăn bột chiên, ếch nấu chuối đậu,… rất được yêu thích.
Đây là loài ếch đặc biệt quý hiếm, không chỉ có giá trị về ẩm thực mà món ăn này còn có giá trị kinh tế rất cao.
Một món ăn không thể thiếu được trong danh sách đặc sản Mẫu Sơn đó chính là cá hồi Mẫu Sơn. Món ăn nghe tên thôi đã thấy thượng hạng và hơi thở của Châu Âu ấy lại là một món đặc sản độc đáo của một vùng đất miền sơn cước như thế này. Du khách khi ghé đến Mẫu Sơn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng mô hình nuôi cá hồi của ông Hoàng Văn Tạ hay thưởng thức các món ăn từ cá hồi chế biến độc đáo.
Cái tên lợn sữa quay có lẽ đã không còn xa lạ với bất cứ du khách nào khi đặt chân đến Mẫu Sơn. Lỡn sữa quay không chỉ là món ăn ngon tại Mẫu Sơn mà còn được biết đến là một trong những đặc sản Lạng Sơn không thể bỏ qua . Thường, món ăn truyền thống này được chế biến vào mỗi dịp quan trọng của bà con như lễ, Tết hay để liên hoan những dịp vui. Giống lợn sữa này là giống lợn bà con nuôi chăn thả trong rừng nên thịt lợn rất chắc và thơm.
Cái tên lợn sữa quay có lẽ đã không còn xa lạ với bất cứ du khách nào khi đặt chân đến Mẫu Sơn.
Thịt lợn sau khi được làm sạch sẽ được tẩm ướp gia vị đầy đủ. Đây là công đoạn quan trọng nhất để quyết định đến độ ngon của thịt. Phần muối, tiêu sau khi được tẩm ướp bên ngoài thì cũng được xát đều phía bên trong bụng lợn, sau đó lấy lá mắc mật cho vào bụng lợn để tạo hương vị đặc trưng cho món ăn. Khi quay xong, thịt sẽ được chặt thành những miếng vừa ăn bày ra đĩa. Thưởng thức miếng thịt lợn sữa quay bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt lợn, mùi thơm nức của lá mắc mật cùng với những gia vị tẩm ướp. Đến Mẫu Sơn, bạn nhất định không được bỏ qua món ăn này đâu đấy!
Rượu Mẫu Sơn
Ở Mẫu Sơn, có một thứ rượu mà người ta vẫn hay ví von không thử là không được, đó chính là rượu Mẫu Sơn. Đây được biết đến là một trong những đặc sản đặc sắc nhất vùng núi Mẫu Sơn với công thức được làm từ gạo cùng với nước suối tinh khiết lấy ở trên núi rồi chưng cất, lên men theo kiểu truyền thống của bà con dân tộc Dao trước kia.
Ở Mẫu Sơn, có một thứ rượu mà người ta vẫn hay ví von không thử là không được, đó chính là rượu Mẫu Sơn.
Video đang HOT
Đặc biệt, để rượu ngon, nước suối phải là loại nước chảy từ trong núi cao hơn 1000 mét, chất men có thể lấy từ lá rừng cùng với sự kết hợp của rất nhiều những loại thảo mộc như dây nước, trầu rừng, dây ngọt, cây 30 rễ,… Chính bởi vậy mà rượu Mẫu Sơn không chỉ là một thứ rượu thông thường mà nó còn có tác dụng chữa lành vết thương hay trị phong thấp, đau lưng rất hiệu quả.
Chính bởi vậy mà rượu Mẫu Sơn không chỉ là một thứ rượu thông thường mà nó còn có tác dụng chữa lành vết thương hay trị phong thấp, đau lưng rất hiệu quả.
Một trong những đặc sản độc đáo của vùng núi Mẫu Sơn đó chính là mật ong rừng. Khí hậu cộng với thời tiết ở Mẫu Sơn là điều kiện hoàn hảo để loài ong rừng phát triển và kiếm mật. Mật ong rừng này để càng lâu thì lại càng thơm, cộng với đó là vô số những công dụng độc đáo. Nhiều người vẫn thường sử dụng mật ong này như một bài thuốc quý để tăng cường sinh lực, tiêu hóa tốt cùng với bồi bổ sức khỏe cho người già và trẻ nhỏ.
Một trong những đặc sản độc đáo của vùng núi Mẫu Sơn đó chính là mật ong rừng.
Những chai mật ong rừng Mẫu Sơn này thường được bán ở hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng tại Lạng Sơn nên bạn có thể lựa chọn bất cứ khi nào thuận tiện nhé! Mua mật ong rừng về làm quà tặng bạn bè hay biếu người thân thì trên cả tuyệt vời.
Nhiều người vẫn thường sử dụng mật ong này như một bài thuốc quý để tăng cường sinh lực, tiêu hóa tốt cùng với bồi bổ sức khỏe cho người già và trẻ nhỏ.
Đào Mẫu Sơn
Danh sách đặc sản Mẫu Sơn nhất định không thể thiếu được đào Mẫu Sơn – thứ quả nổi tiếng cả về màu sắc lẫn hương vị riêng có. Những quả đào tại đây thường có vỏ màu trắng xanh, khi ăn giòn tan mà ngọt lịm với mùi thơm rất quyến rũ. Chính bởi vậy mà du khách khi ghé đến đây đều muốn mua cho mình đặc sản này về để thưởng thức hay làm quà cho người thân và bạn bè.
Danh sách đặc sản Mẫu Sơn nhất định không thể thiếu được đào Mẫu Sơn – thứ quả nổi tiếng cả về màu sắc lẫn hương vị riêng có
Chanh rừng Mẫu Sơn
Những quả chanh to nhỏ khác nhau không đẹp mã như những quả chanh dưới xuôi nhưng chanh rừng Mẫu Sơn đem đến một hương vị đặc biệt hơn cả. Những cây chanh có tán lớn, lá rất to nhưng quả lại nhỏ, thơm lừng. Đúng như câu nói, bạn “đừng trông mặt mà bắt hình dong” với những quả chanh rừng này nhé! Thường, người ta sẽ sử dụng chanh để làm gia vị cho mỗi bữa ăn với công dụng để giải cảm hay làm bài thuốc chữa ho rất hữu hiệu.
Những quả chanh to nhỏ khác nhau không đẹp mã như những quả chanh dưới xuôi nhưng chanh rừng Mẫu Sơn đem đến một hương vị đặc biệt hơn cả.
Thường, người ta sẽ sử dụng chanh để làm gia vị cho mỗi bữa ăn với công dụng để giải cảm hay làm bài thuốc chữa ho rất hữu hiệu.
Ngải cứu Mẫu Sơn
Cái tên ngải cứu đã không còn xa lạ gì trong các món ăn hàng ngày của chúng ta, thế nhưng trên vùng núi Mẫu Sơn này thì ngải cứu lại được coi như một thứ đặc sản độc đáo. Vậy ngải cứu ở đây có gì đặc biệt đến vậy? Những cây ngải cứu được mọc ở độ cao 600 mét so với mực nước biển, chen lẫn với các loài cây dại khác để phát triển. Có lẽ do một phần khí hậu và cách chúng sinh tồn ngoài tự nhiên mà loại ngải cứu Mẫu Sơn này có vị ngọt rõ ràng sau khi ăn.
Những cây ngải cứu được mọc ở độ cao 600 mét so với mực nước biển, chen lẫn với các loài cây dại khác để phát triển
Ngải cứu này có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như mì tôm nấu ngải vào bữa sáng hay canh ngải cứu, trứng ngải cứu, bánh ngải cứu,… Chúng còn có những công dụng rất đặc biệt như giải cảm, tiêu hóa tốt hay chống đau đầu,… Quả thực giống như một phương thuốc thần kỳ phải không!
Mảnh đất Mẫu Sơn ngoài những điểm đến đầy thu hút ra thì còn có những đặc sản không kém phần hấp dẫn. Với list danh sách mà Lữ Hành kể trên đây, hy vọng bạn sẽ không phải đắn đo khi lựa chọn đặc sản Mẫu Sơn nào để thưởng thức hay mua về làm quà cho mọi người nữa nhé!
Cách ướp thịt nướng thơm ngon "nhức mũi" cho ngày Tết sum vầy
Để có món nướng ngon thì gia vị tẩm ướp vô cùng quan trọng. Cách làm thịt nướng không khó, chị em hãy tham khảo công thức dưới đây rồi chế biến món ngon cho bữa tiệc thịnh soạn ngày Tết nhé!
500 gam thịt nạc vai thái mỏng; Hành tím, tỏi băm, thìa nước mắm, 2 thìa đường nâu; 1 thìa bột ngọt, 1 thìa nước hàng; Hạt tiêu, Dầu hào.
- Thịt lợn thái miếng dày khoảng 1cm.
- Bạn ướp thịt với tất cả các gia vị đã chuẩn bị ở trên. Để tăng thêm độ mềm và thơm ngọt cho thịt, bạn nên cho thêm chút mật ong hoặc một chút sữa đặc.
- Sau khi ướp thịt, cho thịt vào tủ lạnh trong khoảng 3-5 tiếng cho thịt ngấm đều gia vị. Nếu không có thời gian, bạn cũng cần phải để ít nhất 30 phút rồi mới chiên mới đảm bảo được thịt ngấm vị.
- Trong thời gian ướp thịt heo, bạn nên thường xuyên trộn đều để thịt ngấm gia vị tốt hơn.
2 đùi gà loại to khoảng 300g; muỗng canh tương ớt; 2 muỗng canh mật ong; 1 muỗng canh xì dầu; 1 thìa nước mắm; 1 thìa hạt nêm; 1 thìa đường; 1 thìa cà phê ớt bột; củ tỏi và hành; 1 thìa muối
Đùi gà mua về các bạn nhặt sạch lông tơ, dùng muối trắng xát đều lên đùi gà sau đó xả sạch bằng nước để loại bỏ mùi hôi. Dùng dao khía vài đường lên da để khi ướp gà dễ ngấm gia vị hơn, sau đó cho gà ra cái bát to, để ráo nước.
Chuẩn bị nước sốt ướp gà cùng với mật ong: đầu tiên các bạn làm sạch tỏi và hành rồi giã nhuyễn cho vào bát con. Tiếp tục cho lần lượt các gia vị tương ớt, xì dầu, nước mắm, hạt nêm, đường, ớt bột và cuối cùng là mật ong vào bát đã có hành tỏi trên, khuấy đều cho các gia vị tan hết.
Cho toàn bộ nước sốt trên vào bát to đựng gà, dùng tay đã đeo bao tay trộn đều nước sốt với đùi gà, đảm bảo cho nước sốt phủ đều lên đùi gà. Sau đó các bạn đạy kín bát, ướp gà nửa ngày để gà ngấm đều gia vị.
Khi đã ướp gà đủ thời gian, các bạn cho gà vào khay nướng, quét nước sốt lên bề mặt đùi gà. Sau đó cho gà vào lò nướng đã được bật lò trước 10 phút với chế độ 2 lửa, nướng ở 200 độ C trong vòng 30 phút. Trong thời gian nướng gà thì cứ 10 phút quét sốt 1 lần, hết 30 phút lấy gà ra phết nước sốt lần nữa rồi cho vào lò nướng thêm 15 phút nữa là được.
0,5 kg thịt heo (chọn thịt nạc vai hoặc ba chỉ); 1 củ tỏi, 1 cây sả, 2 củ hành khô, 1 củ riềng nhỏ, 1 củ nghệ nhỏ; 10gam mè trắng rang; Gia vị ướp: Dầu hào, nước mắm, nước tương, đường, hạt tiêu.
Thịt heo rửa sạch, để ráo. Thái thịt heo thành từng miếng mỏng, nhỏ vừa ăn (độ dày khoảng 4-5 mm, khổ 3-4 cm).
Riềng, sả, nghệ, tỏi và hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn cùng hạt ngò, hạt tiêu và mè trắng. Cho hỗn hợp vừa xay ra bát, thêm 1 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh dầu hào vào trộn đều.
Trút hỗn hợp trên vào tô thịt heo và trộn đều. Ướp thịt trong khoảng từ 1-2 tiếng cho thịt thật ngấm gia vị (bạn có thể cho thịt heo vào ngăn mát tủ lạnh vừa để bảo quản thịt vừa giúp gia vị ngấm vào thịt tốt hơn)
Ngâm que xiên vào nước lạnh trước 30 phút đến 1 tiếng để khi nướng que xiên sẽ không bị cháy
Lấy thịt xiên đã ướp và cho vào que xiên, nên gập đôi miếng thịt vào để khi nướng thịt heo không bị rơi ra
Đặt xiên thịt vào vỉ nướng hoặc bếp nướng than hoa ngoài trời là bạn đã có một món xiên nướng ngon tuyệt cú mèo để thưởng thức cùng gia đình rồi đấy.
400g thịt bò thăn; Hành khô, tỏi, sả, 1 củ hành khô; 1 thìa nước ép gừng, 1 thìa sữa tươi, 1 thìa cari; 2 thìa dầu hào, 2 thìa nước tương, 1 thìa hạt tiêu; 1 thìa rượu trắng, 1 thìa mật ong, 1 thìa đường; Rau xà lách, rau thơm các loại
Bước 1
Đối với món thịt bò nướng, bạn nên chọn phần thịt thăn sườn, nếu không nên chọn bò nạc mông, nạc vai hoặc bắp bò. Không nên chọn bò gân (chỉ phù hợp với ăn lẩu) vì sẽ khá dai, thớ không dài, khi nướng sẽ rất khó.
Hiện nay, do tình trạng an toàn thực phẩm không đảm bảo vì vậy bạn nên biết cách chọn thịt bò ngon và bỏ túi cho mình mẹo phân biệt thịt bò với thịt lợn để không bị lừa đảo và mua được thịt bò chuẩn nhất.
Bước 2
Mẹo để thái thịt bò nhanh và dễ hơn đó là sau khi làm sạch thịt bò, bạn cho thịt vào ngăn đá tủ lạnh, để khoảng 10 - 15 phút sau đó thái thành lát mỏng. Cách ướp thịt bò nướng có ngon hay không cũng phụ thuộc phần nhiều vào cách bạn thái thịt đó.
Bước 3
- Tỏi, hành khô bóc vỏ rồi băm nhỏ. Gừng cạo vỏ đập dập.
- Sả bỏ gốc, bỏ lớp vỏ ngoài rồi đập dập, băm nhỏ.
- Rửa sạch rau sống để ráo nước.
Bước 4
- Lấy một bát tô, cho vào đó 1 thìa cari, 2 thìa nước tương, 2 thìa xì dầu.
- Tiếp tục cho thêm 1 thìa sữa tươi, 1 thìa rượu trắng, 1 thìa đường, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa hành, tỏi, sả băm nhỏ.
- Dùng đũa khuấy đều, nêm nếm cho vừa vặn, bạn có thể cho thêm mật ong để thịt bò ướp thêm sánh.
- Nếu có nước trái cây, bạn có thể học người Hàn cách ướp thịt bò nướng ngon đó là cho một chút nước ép táo hoặc lê, mẹo này sẽ giúp thịt bò được thơm và mềm hơn khi nướng.
Bước 5
Đổ phần hỗn hợp gia vị vào thịt bò đã xắt nhỏ rồi uớp khoảng 1 tiếng.
Nếu muốn món thịt bò nướng của mình thực sự đậm đà và hấp dẫn, bạn nên ướp trước 24h sau đó cho thịt bò vào tủ lạnh, như vậy thịt bò được ngấm gia vị rất ngon, đảm bảo khi nướng thịt sẽ thơm, mềm, ăn rất hấp dẫn.
Chú ý khi ướp thịt bò nướng, bạn nên đeo găng tay để bóp thịt bò cho ngấm gia vị, sau đó cho thịt vào túi ziplock rồi để vào tủ lạnh nhé!
Bước 6
- Sau khi ướp thịt bò nướng xong, bạn xếp từng miếng thịt bò lên vỉ nướng rồi đặt vào lò nướng, nướng ở 250 độ C. Do khi ướp thịt bò, bạn đã thái mỏng nên chỉ cần nướng khoảng 2 phút là thịt chín, thịt nướng xong có vị ngọt, mềm, không bị khô cứng.
- Mách nhỏ cho bạn mẹo làm thịt bò nướng ngon đó là nên đặt thêm một chén nước thủy tinh vào, cách này sẽ giúp thịt không bị cháy cứng vì hơi nước bốc lên sẽ giúp thịt bò được mềm và giữ được độ ẩm.
- Khi nướng thịt bò, bạn nên lật mặt thường xuyên để đảm bảo hai mặt của thịt bò được nướng chín đều. Nếu không có lò nướng, bạn dùng chảo điện và nướng trực tiếp thì món thịt bò nướng vẫn ngon "như thường" đấy.
- Ướp sườn với nước dừa trong 15 phút (cho nước dừa ngập ngang lớp sườn là được).
- Sau đó, cho lòng đỏ trứng gà vào (1kg tương đương với 4 lòng đỏ). Cho hành, tỏi, ớt, sả băm nhuyễn vào.
- Dùng tay bóp đều cho gia vị thấm vào từng miếng sườn.
- Tiếp đến, cho thêm 3 muỗng đường, 2,5 muỗng nước mắm. Trộn đều và bóp mạnh tay. Sau đó bạn ngửi thử mùi thịt đã thơm chưa. Có cảm giác nó chưa đủ vị thì thêm mắm hoặc đường vào cho hợp khẩu vị.
- Cho một ít bột cà ri vào cho màu sắc thêm phần hấp dẫn. Cuối cùng cho 1 lớp dầu ăn vào hỗn hợp thịt đã ướp sao cho ngập qua bề mặt sườn.
- Nếu ướp từ 2-3 tiếng, thì không đậy nắp, để ngoài được là được, không cần để tủ lạnh. Nếu để qua đêm đến sáng hoặc trên 5 tiếng thì đậy nắp kín, và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Ngon bất ngờ cánh gà nướng sữa, mật ong Món cánh gà nướng mật ong ăn vào sẽ cảm nhận được sự giòn rộm của da nhưng phần thịt lại mềm, vị ngọt đậm đà của mật ong nước tương và các loại gia vị rất quyến rũ. Việc chế biến món gà nướng sữa, mật ông khá đơn giản. Chỉ cần một ký cánh gà rửa sạch để ráo, dùng bề...