Gọi tàu thuyền tránh xa vùng nguy hiểm trên Biển Đông
Lúc 14 giờ ngày 26.5, vị trí tâm ATNĐ được xác định ở vào khoảng 17,3 độ vĩ bắc và 113,2 độ kinh đông trên khu vực phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa.
Ảnh minh họa
Ngày 26.5, Ban Chỉ đạo T.Ư phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có công điện gửi chính quyền các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định và các bộ ngành T.Ư yêu cầu triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên Biển Đông.
Cụ thể, theo dõi chặt chẽ số lượng tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng biển gần với phạm vi ảnh hưởng của ATNĐ, có liên lạc và thông báo thường xuyên cho chủ các phương tiện nhanh chóng di chuyển ra ngoài vùng biển nguy hiểm, được xác định từ phía bắc vĩ tuyến 15 cho đến phía đông kinh tuyến 110. Ngoài ra, các địa phương, đơn vị đảm bảo sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn khi xảy ra tình huống xấu.
Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, lúc 14 giờ ngày 26.5, vị trí tâm ATNĐ được xác định ở vào khoảng 17,3 độ vĩ bắc và 113,2 độ kinh đông trên khu vực phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa. Vùng gần tâm ATNĐ, sức gió mạnh nhất đạt cấp 6, tương đương 40 – 50 km/giờ, giật cấp 7 – 8. Dự báo trong 24 giờ tiếp theo, ATNĐ này di chuyển theo hướng bắc, tốc độ từ 15 – 20 km/giờ. Do ảnh hưởng của ATNĐ, vùng biển quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía tây bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 – 8, biển động mạnh. Ngoài ra, hoàn lưu của ATNĐ kết hợp với gió mùa tây nam hoạt động mạnh ở phía nam nên khu vực giữa Biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và giông mạnh. Gió mùa tây nam sẽ mạnh từ cấp 4 – 6, giật cấp 7 – 8 với sóng biển cao từ 2 – 4 m.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Thành Nam, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thái Nguyên, cho biết đến chiều 26.5 đã tìm thấy thi thể chị Trần Thị Thoan (26 tuổi, xóm Vạn Thành 1, xã Quân Chu, H.Đại Từ) tại khu vực cầu tràn Tân Ấp, xã Phúc Thuận, H.Phổ Yên cách vị trí gặp nạn ban đầu gần 10 km. Trước đó, đêm 25.5, trên đường đi làm về nhà khi qua ngầm tràn dân sinh xã Quân Chu thì xuất hiện lũ ống bất ngờ khiến chị Thoan bị cuốn trôi mất tích. Nhận tin báo, UBND H.Đại Từ huy động gần 100 người tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cũng theo ông Nam, trong đêm 25 và rạng sáng 26.5, trên địa bàn nhiều xã trong H.Đại Từ đã có mưa lớn gây ra lũ ống, lũ quét cục bộ trên các sông, suối và làm ngập các cầu, ngầm tràn dân sinh tại các xã Bình Thuận, Phú Cường, Ký Phú, Cát Nê, Quân Chu.
Phan Hậu
Theo Thanhnien
Quân đội điều 17 máy bay, 50 tàu trực Tết Nguyên đán Bính Thân
Trong những ngày Tết Nguyên đán Bính Thân, quân đội tăng cường lực lượng trực chiến để ứng phó xử lý các sự cố, đảm bảo cho người dân vui xuân an toàn.
Trung tâm điều hành Quốc gia tìm kiếm cứu nạn tăng cường các kíp trực làm nhiệm vụ trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân - Ảnh: Phan Hậu
Trao đổi với Thanh Niên ngày 7.2, đại tá Trần Văn Kim, Chỉ huy trưởng Trung tâm điều hành Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) cho biết, các lực lượng làm nhiệm vụ của quân đội ứng trực từ 50 - 70% quân số để sẵn sàng cho các tình huống, sự cố bất ngờ nếu xảy ra.
Cụ thể, theo đại tá Kim, lực lượng phụ trách xử lý các sự cố sập đổ công trình trên bộ do Bộ tư lệnh Công binh trực tiếp xử lý. Còn ứng phó với sự cố hoá chất độc hại đã có Binh chủng Hoá học. Riêng lực lượng phòng cháy chữa cháy gồm hai lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy của Bộ Công an và lực lượng phòng cháy chữa cháy của Bộ Quốc phòng đảm nhận nhiệm vụ.
Trong đêm nay 7.2, tức đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Bính Thân, lực lượng phòng cháy chữa cháy của Bộ Công an và đơn vị thuộc Ban chỉ quy quân sự ở các tỉnh, thành phố và các quân khu đứng chân trên địa bàn sẽ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy tại các điểm bắn pháo hoa, đảm bảo cho người dân đón xuân an toàn, vui vẻ.
Cũng theo đại tá Trần Văn Kim, thời tiết dịp Tết năm nay, tại các tỉnh nam Trung bộ và Nam bộ phổ biến là nắng nóng nên khu vực này có nguy cơ cao về xảy ra các sự cố cháy nổ, cháy rừng.
Còn trên biển, dù trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân nhưng ngư dân ở khu vực miền Trung vẫn ra khơi bám biển sản xuất. Cụ thể, đến ngày 6.2, theo báo cáo từ các địa phương, sẽ có trên 2.450 phương tiện với gần 17.800 người đón Tết Nguyên đán Bính Thân trên biển.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, nhiều vùng biển vẫn có gió mùa đông bắc mạnh, gây sóng to gió lớn. Theo đó, Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng vẫn chỉ đạo các đơn vị duy trì lực lượng ứng trực trên mặt biển, vừa làm nhiệm vụ hỗ trợ bà con ngư dân khi cần, vừa tham gia cảnh giới, bảo vệ chủ quyền trên biển.
Cũng theo thông tin từ Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, trên khắp các vùng biển trên phạm vi toàn quốc, các đơn vị quân đội được lệnh tăng cường ứng trực trong những ngày Tết Nguyên đán, không để bị động trong các tình huống tai nạn, sự cố bất ngờ.
Cụ thể, đã có 18 máy bay của Quân chủng Phòng không không quân và Quân chủng Hải quân, 57 tàu thuyền của các lực lượng hải quân, cảnh sát biển, biên phòng đã nhận lệnh trực Tết đảm bảo sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ được yêu cầu. Ngoài ra, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam cũng có 7 tàu, 5 ca nô thường xuyên ứng trực làm nhiệm vụ trong những ngày Tết.
Đại tá Trần Văn Kim cũng cho biết, dịp trước Tết Nguyên đán năm nay xảy ra nhiều sự cố, tai nạn hơn các năm trước. Theo thống kê, trong một tuần trước Tết Nguyên đán, cả nước đã xảy ra 25 vụ cháy nổ và 25 sự cố tai nạn khác, nhưng đã được lực lượng chức năng, tìm kiếm cứu nạn kịp thời can thiệp, xử lý.
Phan Hậu
Theo Thanhnien
Phú Yên: Trắng đêm chống triều cường uy hiếp Liên tục 3 đêm qua, những đợt sóng cao từ 2 đến 3m vượt qua bãi cát, tràn qua uy hiếp khu vực neo đậu, sửa chữa tàu thuyền. 3 ngày qua, tại khu vực ven biển phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, triều cường dâng cao, uy hiếp khu vực sửa chữa, tập kết tàu thuyền gây thiệt...