Gỏi sách bò chua ngọt giòn ngon
Gỏi là món ăn rất quen thuộc trên mâm cỗ hay trên bàn ăn của các gia đình. Vị chua thanh nhè nhẹ nên gỏi thường được chọn làm món khai vị. Một chút biến tấu là lạ cho món gỏi sách bò với vị giòn rất đặc trưng của sách bò sẽ khiến bạn ngạc nhiên thú vị đấy!
Nguyên liệu:
- 300gr lá sách bò, khăn lông bò
- 1 quả chanh
- 1 củ hành tây
- 1 trái dưa leo
- 1/2 củ cà rốt
Video đang HOT
- Rau răm
- 1 nhánh gừng
- Gia vị: đường, bột nêm, nước mắm.
Cách làm:
Lá sách, khăn lông bò lộn trái ra ngoài, rửa sạch, xát muối đều khắp. Sau đó ngâm với rượu trắng và gừng đập dập chừng 30 phút.
Hành tây thái lát mỏng.
Dưa leo lấy phần vỏ xanh, bỏ ruột, thái sợi.
Rau răm cắt nhỏ, cà rốt bào sợi.
Vớt khăn lông, lá sách ra để ráo rồi bắc nước sôi, cho lòng bò vào luộc chín chừng 20 phút. Bước này nếu bạn muốn ăn mềm thì luộc lâu hơn một chút.
Luộc xong bạn vớt ra, thái sợi mỏng, để ráo.
Vắt nước cốt chanh; cho thêm chút bột nêm, đường, khuấy đều, chờ 10 phút cho nước trở nên đục, nếm thấy vị chua chua ngọt ngọt thì trộn các nguyên liệu với nhau, rưới nước cốt chanh; nêm thêm chút nước mắm ngon cho có vị đậm đà.
Cuối cùng rắc hành phi, đậu phộng lên trên mặt rồi trộn đều, sau đó lấy gỏi sách bò ra dùng ngay nhé!
Gỏi là món ăn rất quen thuộc trên mâm cỗ hay trên bàn ăn của các gia đình. Vị chua thanh nhè nhẹ nên gỏi thường được chọn làm món khai vị. Một chút biến tấu là lạ cho món gỏi sách bò với vị giòn rất đặc trưng của sách bò sẽ khiến bạn ngạc nhiên thú vị đấy!
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món gỏi sách bò này nhé!
Gỏi lá Kon Tum
Người ta nói rằng, chưa được thưởng thức gỏi lá tức là bạn chưa được coi là đã đến Kon Tum, đến Tây Nguyên.
Một mâm gỏi lá phải đủ cả sắc lẫn vị.
Gỏi lá Kon Tum được coi là món ăn mang đậm hương vị Tây Nguyên nhất. Sở dĩ gọi tên là "gỏi lá" bởi món ăn này chỉ toàn lá và lá, tôm, thịt lại là yếu tố phụ ăn kèm đưa đẩy vị giác. Cảm giác đầu tiên khi nhà hàng mang gỏi lá ra có lẽ sẽ làm cho người lần đầu ăn choáng ngợp, bởi phủ kín một bàn ăn là một mâm hoặc khay lá xanh mướt mắt.
Gỏi lá là món ăn có thể ăn quanh năm nhưng vẫn có sự khác biệt vào mùa mưa hay mùa khô, bởi số lượng lá nhiều hay ít bị phụ thuộc vào chính thời tiết, khí hậu. Vào mùa khô, mâm gỏi lá chỉ giới hạn trong 30-40 loại lá rừng, vào mùa mưa khi cây cối trong rừng xum xuê cũng là lúc món gỏi lá đa dạng lá ăn kèm nhất, lên đến hơn 60-70 loại.
Sau này, theo thời gian, một số loại cây rừng hiếm có, mâm lá cũng bị gia giảm đi khá nhiều nhưng về cơ bản vẫn chia làm ba dạng lá. Dạng thứ nhất là các loại lá đơn giản dễ tìm, dễ trồng trong vườn nhà như: rau cải, tía tô, bạc hà, đinh lăng, kinh giới, lá sung, lá mơ, hành lá, rau má, diếp cá, rau húng... Dạng lá thứ hai, tuy gần gũi nhưng khá xa lạ trêm mâm cơm Việt là: lá ổi, lá xoài, chùm ruột, ngũ gia bì... Và cuối cùng chính là các loại lá rừng của vùng đất Tây Nguyên mà để có được nó người nông dân phải dậy vào rừng rất sớm để thu gom: lá trâm, ngành ngạch đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi, lạc tiên, me rừng, xầm xương, chòi mòi... cùng hàng loạt lá cây lạ mà chỉ người địa phương mới rõ.
Nguyên liệu chính là lá đã vất vả, việc chuẩn bị món ăn phụ cũng vất vả không kém, gồm rất nhiều món phụ và cách chế biến khác nhau. Đĩa thịt ba chỉ phải đều cả nạc và mỡ, thái lát mỏng. Đĩa tôm đất rang vàng ươm cắt đầu cẩn thận. Đĩa bì heo chế biến như món nem chạo, thái sợi mỏng trộn với thính và gia vị. Ngoài ra,còn có một đĩa muối hạt đi kèm tiêu sọ đen, ớt xanh chỉ thiên để kích thích vị giác.
Quan trọng nhất và được coi là linh hồn của món ăn, thứ giúp hòa trộn tuyệt vời giữa toàn bộ lá rừng và tôm, thịt... lại đến từ bát nước chấm màu vàng nghệ, sền sệt. Nó không phải là nước mắm, nước tương hay nước chấm thông thường. Chế biến được nó phải qua mấy công đoạn, từ gạo nếp sau khi được lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ, rồi sau đó xay nhuyễn. Tiếp theo, cho hỗn hợp đó lên chảo nóng đã phi hành khô, thêm mẻ, sa tế, gia vị rồi đảo đều trên bếp lửa liu riu mới thành.
Gỏi lá không sử dụng bánh tráng mà dùng chính lá để cuốn tất cả mọi thứ. Trước tiên, chọn một chiếc lá to bản nhất như lá cải, lá mơ, cuốn thành một chiếc phễu nhỏ trong lòng bàn tay, sau đó tùy sở thích khẩu vị cho thêm các loại lá khác nhỏ hơn. Tiếp đến,bỏ vào lần lượt vài lát thịt luộc, vài con tôm rang, một nhúm bì lợn, rắc thêm vài hạt muối, tiêu và ớt cho đủ vị. Rồi sau cùng, chan lên một muỗng nhỏ nước chấm màu vàng nghệ, lúc đó bạn đã cuốn thành công một chiếc gỏi lá và đã có thể thưởng thức nó.
Món gỏi lá được coi là tròn vị, thơm ngon phải bảo đảm đầy đủ vị đậm đà của thịt, tôm, vị cay nồng hạt tiêu, ớt, vị mặn của muối, vị chua chua béo ngậy của nước chấm... tan vào cái thanh thanh, mát lạnh của lá rừng.
Đến Phú Quốc "săn" gỏi cá giỏi Gỏi cá giỏi co vi thanh mat cua nhưng miêng ca tươi ngon, nhưng không phai la mon ăn dê tim. Cung như bao du khach yêu thich đao ngoc, tôi co thê kê co thê kê vanh vach bô tư 4 loai goi ca cua Phu Quôc la "mai - ngân - trích - giỏi", thê nhưng, du tim đên bao nhiêu...