Gối: Ổ vi trùng khủng khiếp
1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể… và có thể có hàng nghìn con bọ ve nằm trong gối của bạn.
1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể…
Bạn có bao giờ để ý tới trọng lượng của chiếc gối? Tại sao khi mới mua về, chúng nhẹ tênh nhưng càng ngày, bạn càng giác chúng xẹp xuống và nặng hơn? Chúng nặng hơn thật, vì chất bẩn.
Gối – Ổ vi trùng
Chiếc gối ngày càng trở nên nặng hơn vì chúng được tích tụ thêm những mảng da chết từ người dùng, những bụi bẩn trong phòng, những thành phần của nước mắt và của cả nước miếng, mồ hôi. Các chất dịch cơ thể rơi vào gối khiến chiếc gối trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh.
Cùng với đó, không khí trong phòng ngủ thường ít lưu thông hơn nên gối trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, và cũng là nơi ẩn núp của virus như các siêu vi trùng MRSA và virus cúm, thủy đậu và thậm chí cả bệnh phong…
Đó là những thông tin cảnh báo từ TS. Arthur Tucker sau khi nghiên cứu hàng trăm chiếc gối của bệnh nhân đến từ Tổ chức phi lợi nhuận Barts Health NHS Trust, London, Anh. Ông cũng cảnh báo ở những nơi có khí hậu nhiệt đới (như Việt Nam) thì nguy cơ dưới gối càng cao. Một số gối chứa còn chứa cả vi khuẩn E.coli. Sau mỗi lần người ốm sử dụng gối thì chiếc gối càng trở nên bẩn.
Những vi trùng này có thể gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu. Ông cảnh báo: Nói không ngoa, 1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể… và có thể có hàng nghìn con bọ ve nằm trong gối của bạn. Và việc giặt rửa cũng khó làm sạch hết các vi khuẩn ẩn sâu trong ruột gối.
Video đang HOT
Ngoài ra, ruột gối cũng có thể được tạo ra từ những sợi bông tổng hợp, nên một số người có thể bị dị ứng. Vỏ gối làm không đạt chuẩn có thể khiến sợi bông lọt ra ngoài và có thể gây sặc, làm nặng thêm tình trạng ở những người bị hen suyễn. Không những thế, nhiều loại ruột gối giá rẻ không rõ nhãn mác, có thể có những mầm bệnh và chất độc công nghiệp như chất tẩy màu, chất bảo quản formaldehyde…
Để ngủ ngon với gối
- Người bị dị ứng nên lựa chọn ruột gối và vỏ gối chống dị ứng.
- Diệt bọ ve bằng cách giặt gối thường xuyên với nước 60 độ C.
- Nên giặt gối ít nhất 3 tháng một lần. Sau mỗi lần ốm, bạn cần giặt gối ngay.
- Thường xuyên phơi gối ra nắng để làm khô và sạch vi khuẩn.
- Bạn nên thay gối mỗi năm một lần.
- Đừng xem thường, hãy chọn những chiếc gối có nhãn mác sản xuất rõ ràng để đảm bảo chất liệu làm ra chúng đã được kiểm tra.
Theo SKGĐ
Các loại trà tốt cho sức khỏe
Trà gừng giúp chống lại hầu hết bệnh nhiễm trùng, ho, cảm lạnh và các vi trùng gây bệnh.
Trà thảo dược không chỉ được dùng để giảm cân, bạn có thể dùng chúng vào bất kỳ mùa nào trong năm vì trà có rất nhiều lợi ích. Trà thảo dược không giống trà chúng ta hay uống ngoài quán, mà là dùng lá, hạt, rễ... của một số loại cây pha với nước nóng. Trà thảo dược cung cấp rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ thành phần các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, các hợp chất có lợi khác. Dưới đây là 6 loại trà thảo dược bạn nên uống thường xuyên để cải thiện sức khỏe.
1. Trà gừng
Trà gừng không những rẻ, dễ chế biến mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà gừng giúp chống lại hầu hết bệnh nhiễm trùng, ho, cảm lạnh thông thường và các vi trùng gây bệnh. Nó cũng cải thiện sức khỏe tiêu hóa, tránh buồn nôn và đau bụng. Khi uống trà gừng, bạn có thể thêm nước cốt chanh và mật ong để mùi vị thơm ngon hơn.
2. Trà bạc hà
Trà bạc hà giúp chống táo bón, đầy hơi và những vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Nếu bạn đang bị sốt, trà bạc hà sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái nhờ tác dụng làm nóng cơ thể và giúp bạn ra mồ hôi. Loại trà này rất có ích khi bạn bị co thắt cơ.
3. Trà lemon balm (một loại cây thuộc họ bạc hà)
Loại trà này có nhiều công dụng trị bệnh, tốt cho cả trẻ em. Nó còn giúp cải thiện tâm trạng, làm bạn hưng phấn hơn, ngăn ngừa trầm cảm và ác mộng, giúp cải thiện khả năng tập trung. Trà lemon balm có thể uống nóng hoặc cho thêm với đá lạnh, nước cốt chanh và mật ong.
4. Trà hoa cúc
Trà hoa cúc được chế biến từ hoa cúc, rất tốt cho những người bị mất ngủ. Hoa cúc có giá trị dược lý cao, là một loại thuốc an thần nhẹ nhờ tác dụng làm dịu thần kinh. Loại trà này còn giúp cải thiện tiêu hóa, chữa ho và viêm phế quản, rất tốt cho người bị viêm họng hay viêm miệng.
5. Trà tầm xuân
Loại trà thảo dược này rất giàu vitamin C, rất tốt cho làn da và các mô. Uống trà tầm xuân còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
6. Hồng trà Nam Phi
Là nguồn chứa nhiều vitamin C và nhiều đặc tính chống oxy hóa, hồng trà Nam Phi rất có lợi cho hệ thống miễn dịch của bạn. Nó giúp chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ngoài da như eczema, đồng thời ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa.
Thi Trân
Theo Magforwomen
Cách phân biệt thủy đậu, quai bị và rubella Cha mẹ cần biết những triệu chứng cơ bản của ba bệnh này, nhằm có hướng cách ly, điều trị và chăm sóc trẻ, tránh những biến chứng xấu, thậm chí có thể nguy hiểm tới tính mạng. Thủy đậu: triệu chứng chính là nổi bóng nước, thường xuất hiện rất nhanh và nổi toàn thân. Trẻ nhỏ thường ít kèm theo sốt,...