Gỏi (nộm) tôm giò lụa
Món gỏi, nộm là món ăn rất thú vị, vì mình có thể tự lựa chọn các loại nguyên tùy theo sở thích, túi tiền, tiết kiệm, lại cân bằng dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt phù hợp cho mọi lứa tuổi
Nguyên Liệu
Tôm: 200300 gr
100 gr Giò lụa:
Dưa leo: 2 quả vừa
Cà rốt: 1 củ vừa
Cà chua: 2 quả
1/2 củ Hành tây:
1/2 bát ăn cơm Lạc (đậu phộng) rang:
Video đang HOT
Bột canh, muối, chanh, đường, tiêu, ớt, rau húng quế, gừng, tỏi
Cách Làm
Tôm rửa sạch, đem luộc. Khi luộc cho thêm 1 thìa cafe muối và mấy lát gừng cho thơm.
Tôm chín vớt ra để ráo nước, bóc vỏ, bỏ đầu.
Giò lụa thái sợi nhỏ dài
Các loại rau rửa sạch với nước muối.
Dưa leo: chẻ đôi, thái lát chéo, mỏng. Hành tây: thái mỏng. Cà rốt: chẻ đôi, 1/2 bào sợi, 1/2 thái lát chéo mỏng. Cà chua:
1 quả bổ múi cau (bỏ phần hạt),
1 quả làm hoa hồng trang trí.
Tiếp theo bước quan trọng là trộn gỏi:
Cho dưa leo vào cái tô lớn, vắt nửa quả chanh, thêm 1,5 thìa cafe bột canh, 1,5 thìa canh đường, dùng tay bóp nhẹ và trộn đều. Tiếp tục, cho hành tây vào trộn.
Gạt sang một bên, cho phần cà rốt thái vào bên còn lại. Lúc này cà rốt được ngâm trong nước dưa leo sẽ thấm và giòn hơn (khoảng 3p).
Tiếp tục trộn đều nhẹ tay, gạt sang 1 bên, và cho tôm vào bên còn lại ngâm chừng 5p trong nước gỏi. Sau đó, trộn đều, nêm nếm vị chua, ngọt, mặn theo khẩu vị.
Thêm tỏi ớt băm nhỏ, cà chua, cà rốt bào sợi, giò lụa, lạc rang, rau húng quế xắt nhỏ vào trộn đều (lạc chỉ cần bỏ vỏ lụa, tách đôi nếu muốn tiết kiệm thời gian).
Cuối cùng, dọn ra đĩa,trình bày theo ý thích. Rắc 1 ít tiêu lên sẽ thơm hơn.
Chúc mọi người ngon miệng.
Theo MNMN
Chế biến gà luộc, bánh chưng tồn đọng sau Tết thành món ngon
Sau Tết, đồ ăn còn nhiều, thay vì bỏ đi lãng phí, bạn có thể tận dụng chế biến các đồ trên thành món ăn vừa ngon miệng lại tiết kiệm.
Bánh chưng thường là món dư nhiều nhất sau mỗi dịp Tết. Để tránh hỏng bánh, bạn nên bảo quản lạnh, có thể để trong ngăn đá. Nếu đã ngán với những chiếc bánh chưng truyền thống trong dịp Tết, bạn có thể cắt bánh thành miếng nhỏ, chiên giòn và thưởng thức. Muốn bánh đậm đà hơn, sau khi chiên bạn có thể rim cùng mắm. Ảnh: ryangbae1997.
Gà luộc là món ăn quen thuộc với các gia đình Việt vào dịp Tết. Thịt gà còn sau Tết là tình trạng nhiều nhà gặp phải. Thay vì bỏ đi, bạn nên bảo quản gà sạch sẽ trong tủ lạnh, bọc màng thực phẩm cẩn thận. Những miếng gà để lâu thường khô, khi chế biến lại bạn có thể chiên qua sau đó đảo với mắm pha tỏi, ớt, đường để món ăn hấp dẫn hơn. Ảnh: bepcuacony, _tr.a.ng_.
Ngoài cách chiên mắm tỏi, bạn có thể tẩm bột chiên, chế biến những miếng gà giòn thơm bắt mắt. Gà tẩm ngũ vị hương, nướng trong lò cũng là gợi ý cho cách chế biến thịt gà còn sau Tết. Ảnh: jounlai.
Công thức được nhiều bà nội trợ áp dụng xử lý thịt gà là làm món khô gà lá chanh. Bạn xé nhỏ thịt gà, tẩm ướp gia vị khoảng 30 phút, sau đó xào đến khi gà ráo nước, khô lại và có màu vàng ươm. Ảnh: khoheongon.heomi.
Ngoài gà và bánh chưng, giò lụa cũng là món ăn còn nhiều sau kỳ nghỉ lễ dài. Để tránh giò bị hỏng, bạn nên cắt thành miếng nhỏ, chiên qua trong dầu ăn, sau đó rim mắm hoặc sốt cà chua. Ảnh: Nauzi.
Với rau củ còn tồn đọng như đu đủ, cà rốt, bạn nên bảo quản nơi khô ráo. Ngoài ra, các bà nội trợ có thể chế biến rau củ thành món nộm giải ngấy cho cả nhà sau những ngày Tết nạp nhiều đồ ăn dầu mỡ. Ảnh: Vietnamesegod.
Theo Zing
Lạ miệng với các món chống ngán từ giò, gà thừa sau Tết Sau Tết, gà và giò là hai món gần như nhà nào cũng còn thừa. Khi ấy, hãy thử các món ăn sau, vừa chống ngán, vừa ngon miệng. BÚN THANG CHỐNG NGÁN Nguyên liệu: Gà, hành tây, hành tím, gừng, tôm khô, nấm hương, rau thơm và gia vị Cách làm: -Nước luộc gà có sẵn, hoặc ninh xương với 1 củ...