“Gọi người sống là danh nhân, buồn cười”
“Người còn sống không nên gọi là danh nhân. Nếu bây giờ gọi tôi hay một ông A, bà B nào đó là danh nhân, thật buồn cười”. Đó là ý kiến của GS Văn Như Cương khi trao đổi về dự thảo các danh hiệu mới: Nhà khoa học nhân dân, danh nhân.
Trước đó, ngày 21/3, dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) được thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự thảo đã bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: Nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, danh nhân.
“Nếu gọi tôi là danh nhân, thật buồn cười”
Theo ban soạn thảo, danh hiệu danh nhân nhằm tôn vinh những người có đóng góp đặc biệt cho đất nước (Quốc tổ Hùng Vương, anh hùng dân tộc…).
Nguyên trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, ông Phạm Tất Dong cho rằng, “danh nhân” không phải là chức tước, danh hiệu. Danh nhân là người nổi danh được nhiều người biết đến. Do vậy, đây không phải là “cái” đem ra hội đồng xét duyệt.
Danh nhân chỉ nên dùng cho người đã mất, có giá trị để lại to lớn cho xã hội. Khi viết sách, báo, nhắc lại… chúng ta gọi danh nhân để trân trọng. Ví dụ, nước ta có danh y Tôn Thất Tùng, danh tướng Trần Hưng Đạo…
Ngược lại, không nên gọi người sống là danh nhân. Đặc biệt, không gọi trực tiếp đây là danh nhân A, danh nhân B… Ví dụ, tại hội nghị, dẫn chương trình xướng lên: mời danh nhân Nguyễn Văn A lên phát biểu. Có lẽ ai cũng thấy rất khó nghe.
Video đang HOT
Nếu muốn tôn vinh người tài, Nhà nước có thể tặng người ta một một phần thưởng tinh thần lớn. Ví dụ Bác Hồ trước đây tặng áo lụa, người đó được cả nước biết đến, đó là một thứ tôn vinh.
Nguyên trưởng Ban Khoa giáo Trung ương Phạm Tất Dong
GS Văn Như Cương cũng không đồng tình người còn sống được gọi là danh nhân. Ông Cương nói: “Nếu bây giờ gọi tôi hay một A, ông B nào đó là danh nhân, thật quá buồn cười”.
Theo ông Văn Như Cương, không có nước nào nhà nước phong danh nhân, chỉ có nhân dân tự phong cho người tài. Có những người cống hiến giá trị to lớn, nhưng sau thời gian dài, có khi chết vài chục năm sau người ta mới nhận ra. Không phải cứ ai giỏi, được công nhận ngay. Nếu có người được bầu danh nhân lúc sống, khi chết không ai nhớ đến nữa, quá buồn.
Đại biểu QH Dương Trung Quốc cũng cho rằng, danh hiệu danh nhân là vấn đề phức tạp, đã có chuẩn mực. Đây không phải là thứ có thể định lượng được.
“Nếu phong anh hùng dân tộc là danh nhân như dự thảo, tôi thấy bản thân chữ “anh hùng dân tộc” đã có sự tôn vinh mang tính nhà nước, nhân dân rồi”, ông Quốc cho hay.
Nước ta đã quá nhiều danh hiệu
Theo ông Quốc, chức danh “nhà khoa học nhân dân” dùng để vinh danh các nhà khoa học. Nhưng đã có học hàm, học vị giải thưởng khoa học… để vinh danh họ. Thêm nhà khoa học nhân dân không giải quyết được gì.
Ông Phạm Tất Dong có quan điểm, không phải cái gì cũng thêm chữ “nhân dân”. Thí dụ người làm ngân hàng giỏi không thể gọi là kế toán nhân dân. Nhân dân chỉ dùng cho những người có sự nghiệp gắn với phong trào quần chúng, tiếp xúc với nhân dân. Nhà giáo, nghệ sỹ, thầy thuốc… là những người như vậy.
Nhà khoa học sống bằng thí nghiệm, có người gắn bó với phòng thí nghiệm cả đời. Giới khoa học vẫn nói với nhau: “Làm khoa học phải dám chịu cô đơn”. Nghĩa là có những phát minh, sáng chế bị coi là điên khùng, cả thế giới phản đối, nhưng nhiều năm sau người ta mới thấy giá trị đóng góp.
Nếu muốn vinh danh, ở trường học gọi là giáo sư, trong viện nghiên cứu có thể gọi là viện sỹ. Có phát minh, gọi là “nhà sáng chế”, đó cũng là vinh dự lớn lao.
“Tôi và bạn bè thấy mình được phong giáo sư là tốt lắm rồi”, vị GS từng làm phó Ban Khoa giáo Trung ương chia sẻ.
Theo GS Văn Như Cương, các danh hiệu của nước ta đã quá nhiều, quá nhàm, không thực chất. Ví dụ nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Nếu xóa bỏ được, có thể bỏ các chức danh ấy, gây sự lãng phí, mất đoàn kết. Ngoài ra, không nên thêm chức danh nào nữa.
Theo 24h
Sẽ có thêm danh hiệu "danh nhân"?
Dự thảo luật thi đua khen thưởng (sửa đổi) vừa được thảo luận tại Ủy ban TVQH sáng nay (21/3) đã bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu "danh nhân".
Theo Ban soạn thảo, danh hiệu "danh nhân" nhằm tôn vinh những người có đóng góp đặc biệt cho đất nước (Quốc Tổ Hùng Vương, Anh hùng dân tộc...)
Ngoài ra, việc xét danh hiệu "Chiên sĩ thi đua toàn quôc" sẽ tiến hành định kỳ 5 năm một lần thay cho xét hàng năm như hiện nay, nhằm khắc phục tình trạng khen tràn lan.
Thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng không nên có danh hiệu "nhà khoa học nhân dân". Theo ông Thi, danh hiệu kèm theo hai chữ "nhân dân" chỉ nên gắn với những "nhà" phục vụ nhân dân, cống hiến cho xã hội, những người của công chúng như nhà giáo, thầy thuốc, nghệ sĩ. Nhà khoa học cơ bản là vinh danh thành tựu sáng tạo của họ bằng giải thưởng". "Có lẽ chả có nước nào có danh hiệu Nhà khoa học nhân dân, bởi như thế có khi lại tầm thường hóa giải thưởng của họ" - ông Thi nói.
Vị giáo sư từng là Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng "Danh nhân không phải là danh hiệu. Danh nhân là sự vinh danh". Theo ông: "Chúng ta đi khen danh hiệu danh nhân là không phải". Ông đòi hỏi một "sự công nhận nhưng theo một trình tự khác, một thẩm quyền khác và phải được toàn xã hội thừa nhận".
Phiên họp thứ 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. Ảnh: TTXVN
Tiếp lời ông Thi, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng bình luận đây là những ý kiến rất sâu sắc. Lấy ngay trường hợp GS Đào Trọng Thi được Tổng thống Nga trao tặng danh hiệu, Phó Chủ tịch nói việc trao tặng đó là "rất cụ thể chứ không "sáng tạo" như ở Việt Nam".
Nhằm hạn chế tình trạng "quan thi đua", dự án Luật đã đặt ra các quy định nhằm hạn chế khen thưởng đối với quan chức cấp vụ trở lên. Tuy nhiên, quy định mang tính chất "buộc" này gặp phải sự phản ứng của Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn. "Thành tích đến đâu thì khen đến đó chứ"- ông Sơn chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết: Thời gian vừa rồi mình khen cho lãnh đạo nhiều, cán bộ ít, khen nhà nước nhiều, ngoài xã hội thì ít. Do vậy, theo ông: "Sẽ hạn chế từ cấp vụ, trừ những trường hợp có thành tích đặc biệt suất sắc".
Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương, bà Thu Hà nói thêm: Vừa qua 90% là khen cán bộ công chức, cán bộ quản lý. Vì thế, theo bà, Hội đồng đã trình 2 phương án: Một là cán bộ từ cấp sở vụ trở lên thì chỉ 20 - 30% được khen thưởng. Phương án 2 là khen quá trình cống hiến theo thời gian công tác, thời gian giữ chức vụ. "Không khen thường xuyên mà thành tích đến đâu khen đến đó. Các đồng chí lãnh đạo phải đảm bảo tiêu chuẩn, chẳng hạn đạt thành tích có ảnh hưởng trên phạm vi toàn quốc"- bà Hà nêu ý kiến.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước thì bình luận, cũng từ thực tiễn, rằng hiện có "Nhiều thứ dân gian quá, chúng ta nên đưa vào danh hiệu nhà nước". Nhắc lại chuyện quốc phục, quốc hoa, ông cho rằng "Không khéo đưa ra nhiều là rối, gây đủ thứ chuyện".
Theo 24h
Quả đắng từ thị trường căn hộ xây thô Đối mặt với nguy cơ tồn kho hàng nghìn căn hộ trung và cao cấp, nhiều chủ đầu tư đã chủ động tìm cách giải phóng hàng tồn như chia nhỏ căn hộ, bán căn hộ xây thô để giảm giá thành. Tuy nhiên nhiều khách hàng lo ngại những rủi ro tiềm ẩn khi mua nhà xây thô. Giảm giá hàng loạt...