Gói nâng cấp giúp Su-22 Việt Nam có sức mạnh chiến đấu vượt trội
Nếu được nâng cấp theo gói M5, những chiếc cường kích Su-22 đã lạc hậu của Việt Nam sẽ trở thành máy bay chiến đấu đa năng cực kỳ lợi hại.
Như đã từng đề cập, hiện tại Không quân Việt Nam đang vận hành gần 70 chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22, trong đó hiện đại nhất là phiên bản Su-22M4 và Su-22M3K đã trải qua nâng cấp tại Ukraine.
Máy bay cường kích Su-22UM3K của Việt Nam
Su-22 nguyên bản là cường kích tấn công mặt đất, với vũ khí chính là bom và tên lửa dẫn đường bằng laser hay truyền hình, mũi máy bay không được trang bị radar mà chỉ có hệ thống ngắm bắn quang học Klen-PS ở Su-22M3 hay Klen-54 trên Su-22M4.
Do đó, Su-22 không mang được các loại tên lửa đối không hay đối hạm tầm xa dẫn đường bằng radar, đây là hạn chế rất lớn trong tác chiến hiện đại.
Hệ thống ngắm bắn quang học Klen-54 trong chóp mũi Su-22M4
Để đảm đương những nhiệm vụ mới, Su-22 cần phải trải qua một quá trình nâng cấp toàn diện. Trong các gói hiện đại hóa thì Su-22M5 – dự án liên doanh giữa Sukhoi của Nga và Sextant Avionique của Pháp là đáng chú ý nhất.
Bên cạnh việc gia cố, kéo dài thời hạn sử dụng thì thay đổi đáng kể nhất trên khung vỏ Su-22M5 chính là đôi cánh cụp cánh xòe cũ đã được thay thế bằng cánh cố định gắn ở góc 45o.
Nhà sản xuất cũng bổ sung cho Su-22M5 cần tiếp dầu trên không đặc trưng của các dòng máy bay chiến đấu Pháp.
Video đang HOT
Su-22M5 của Không quân Peru với cánh cố định và cần tiếp dầu trên không
Điểm đáng chú ý thứ hai là radar đa năng PhaThom, sản phẩm liên doanh giữa Phazatron và Thomson-CSF đã thế chỗ hệ thống Klen.
Radar PhaThom có khả năng phát hiện vật thể bay với diện tích phản xạ radar 5m2 từ khoảng cách 75 km, theo dõi 10 mục tiêu và tiến công đồng thời 2 mục tiêu cùng lúc.
Radar đa năng PhaThom lắp đặt trên Su-22M5
Ngoài ra, máy bay còn được trang bị các hệ thống điện tử hàng không và phần mềm điều khiển hiện đại, cho phép tương thích với cả vũ khí hệ Nga lẫn NATO.
Sau nâng cấp, Su-22M5 đã thực sự trở thành một chiếc tiêm kích đa năng, đảm nhiệm tốt từ nhiệm vụ tiêm kích phòng không đến cường kích tấn công.
Các loại vũ khí hệ Nga mà Su-22M5 có thể mang
Tuy nhiên gói nâng cấp này lại có nhược điểm là khá đắt, lên tới trên 5 triệu USD/chiếc theo thời giá năm 2009.
Do vậy, sau khi hiện đại hóa thí điểm một vài chiếc cho Không quân Peru, Su-22M5 đã không tìm thêm được khách hàng nào khác.
Theo Trí Thức Trẻ
Các tính năng của máy bay cường kích Su-22
Máy bay Su-22M4 là phiên bản xuất khẩu của Su-17M4 do Liên bang Xô viết sản xuất từ những năm 1983-1990 và hiện được không quân nhiều nước sử dụng.
Đây là loại máy bay cường kích làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển với các loại vũ khí có điều khiển, không điều khiển. Thậm chí, khi cần nó cũng có khả năng tác chiến phòng không.
Một chiếc máy bay Su-22M4 của Ba Lan (Ảnh Wiki)
Máy bay cường kích Su-22M4 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trên độ cao lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km, trần bay hơn 14km, vận tốc leo cao 230m/s.
Về mặt hỏa lực, máy bay cường kích Su-22M4 được thiết kế với với 2 pháo 30mm (tốc độ 80 phát/phút) đặt ở 2 cánh, 2 giá treo dưới cánh mang 2 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) và 10 giá treo (6 đặt ở dưới cánh và 4 đặt trên thân máy bay).
Máy bay Su-22M4 trong biên chế Không quân Hungary (Ảnh Wiki)
Trong tấn công mục tiêu mặt đất, Su-22M4 có thể mang được bom, rocket. Riêng biến thể Su-22M4 mang được cả vũ khí có điều khiển gồm: tên lửa không đối đất Kh-23; tên lửa đối đất/chống radar Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28; tên lửa đối đất/đối hải Kh-29 và bom có điều khiển bằng lade, quang học. Su-22M4 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn.
Ngoài ra, máy bay Su-22M4M4 được thừa hưởng những tính năng cải tiến trên dòng Su-17 như hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE (Sirena) và được bổ sung các khe nạp không khí (gồm cả hệ thống nạp không khí ở cánh máy bay) để tăng khả năng làm mát động cơ. Nhiều máy bay Su-22M4M4 còn được trang bị hệ thống dẫn đường tên lửa bằng vô tuyến và vũ khí chống radar BA-58 Vjuga.
2 chiếc Su-22M4 của Séc (Ảnh Wiki)
Su-22M4 hiện là một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nó được biên chế cho cả 3 sư đoàn không quân 370, 371 và 372 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển. Hầu hết các máy bay Su-22M4 đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980 và một phần được mua từ các nước Đông Âu sau năm 1990.
Thiết kế cánh cụp cánh xòe trên Su- 22M4 (Ảnh: Kiến thức)
Điểm đặc biệt trên máy bay cường kích Su-22M4 của Việt Nam là thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe. Nghĩa là, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay.
Buồng lái trên Su-22M4 của Không quân Ba Lan (Ảnh: Kiến thức)
Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn. Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể cất hạ cánh đường băng ngắn.
Biến thể Su-22M4 Việt Nam dùng cũng được trang bị hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại.
Một số hình ảnh khác của Su-22M4:
Động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 trên một máy bay Su-22M4 (Ảnh: Kiến thức)
Một chiếc Su-22 thực hiện phóng mồi bẫy nhiệt (Ảnh: Kiến thức)
Các giá treo vũ khí trên máy bay Su-22M4 (Ảnh Kiến thức)
Su-22 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn (Ảnh: Kiến thức)
Trần Khánh Tổng hợp theo Wikipedia, Kiến thức
Theo_VOV
Hình ảnh bay huấn luyện Su-22 tại Trung đoàn không quân 937 Sau đây là một số hình ảnh của ban bay huấn luyện Su-22 ở Trung đoàn Không quân 937 Đội ngũ thợ kỹ thuật chuẩn bị máy bay từ rất sớm. Lắp dù hãm cho máy bay. Chuyến bay khí tượng đầu tiên do cán bộ chỉ huy thực hiện từ rất sớm. Phi công lên buồng lái chuẩn bị bay. Máy bay...