Gọi mắng shipper qua điện thoại: sao phải gắt gỏng vì một cốc cafe?
Mỗi người đều có quyền lựa chọn cho mình một công việc, một nghề nghiệp phù hợp với khả năng, nhu cầu của bản thân.
Dù lương cao hay thấp, dù ngồi phòng điều hoà hay “dầm mưa dãi nắng” thì họ – những người lao động cũng đều đáng được trân trọng.
Đã có không ít câu chuyện xoay quanh vấn đề thái độ của khách hàng đối với shipper xuất hiện trên mạng xã hội. Đa phần đều gây ra sự phẫn nộ của cư dân mạng.
Nghề shipper “mang tiếng” hái ra tiền, nhưng công việc và áp lực của họ thì không phải ai cũng hiểu. (Ảnh: FB)
“Mùa dịch khó khăn, mong mọi người hãy nhẫn nại và thông cảm cho nhau”
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện một câu chuyện gây tranh cãi về công việc của nghề shipper. Cụ thể, một độc giả đã chia sẻ câu chuyện trên diễn đàn, YAN xin được trích dẫn nguyên văn ý kiến của bạn như sau:
Hình ảnh trong bài chia sẻ của độc giả. (Ảnh: Ngoa)
“Sáng nay được ngày dậy sớm mình đi ra quán cafe ở Nguyễn Huệ ăn sáng và uống một cốc cafe thì chứng kiến một việc khiến tâm trạng bị cáu bẩn khó chịu cực kỳ và mất luôn buổi sáng.
Video đang HOT
Quán mới hoạt động trở lại nhưng chỉ có 3 nhân viên đứng quầy và không gian quán sắp xếp chỗ ngồi đúng chuẩn cách xa 2m nên số lượng bàn ghế có thể ngồi được không hề nhiều. Quá nửa bị dán giấy chặn ‘Vui lòng ko sử dụng bàn này’. Ít nhân viên nhưng số lượng khách order đồ sáng sớm lại khá nhiều kết quả là các bạn nhân viên làm không kịp order. Bản thân mình vào lúc 9 giờ 17 phút nhưng cũng phải cỡ nửa tiếng mới nhận được đồ. Cũng hơi bực dọc tí nhưng thôi mình rảnh mà không sao cả.
Thế rồi có một bác shipper kia nhận đơn của một khách, bị khách gọi mà quát lên, mình ngồi rõ xa mà còn nghe thấy tiếng con gái the thé trong điện thoại. Bác tài xế cũng chờ lâu rồi thành ra bị khách gọi điện giục. Bác cũng rất tử tế lịch sự nhẹ nhàng nói lại: ‘Chị ơi tôi cũng đang chờ mà đông khách quá, nãy giờ họ mới làm được xong cho tôi, chị chờ chút tôi đi liền’ nhưng khách kia vẫn nói kiểu lâu quá tôi huỷ đơn đó. Kết quả là bác shipper lại phải giục các bạn nhân viên ‘làm nhanh chút khách người ta nạt tôi’. Nghe mà thương thực sự và lúc ấy mình rất lo bác bị bom hàng hoặc như thế nào đó.
Công việc của shipper chẳng có giờ bắt đầu, cũng không có giờ kết thúc. (Ảnh minh họa: FB)
Minh nghĩ là chủ yếu là người trẻ đặt cafe là nhiều thôi nên các bạn ơi khi thấy người lớn tuổi nhận đơn thì các bạn nói chuyện lịch sự và tử tế với họ chút dù gì họ cũng đáng tuổi cha tuổi chú mình. Bất lịch sự thì chửi có thể hiểu nhưng người ta nhẹ nhàng lịch sự thì cớ gì lại nạt với họ? Thế rồi lúc họ nhận xong đơn họ vội vã phóng xe thật nhanh đến để ship, giả dụ có chuyện gì xảy ra trên đường các bạn có áy náy chút nào không nhỉ?
Quán cafe tại Nguyễn Huệ cũng là một địa điểm khá đông khách nên bây giờ khi giãn cách xã hội được nới lỏng rồi thì lượng khách đương nhiên sẽ đông trở lại nên mình nghĩ quản lý ở đây nên điều thêm nhân viên đến để hỗ trợ. Vì hôm nay chỉ có 3 bạn mà có cô kia phải order đến cả vài chục ly coffee mất bởi dùng đến 3 – 4 túi size to nhất để đựng, chưa kể một số lượng lớn các anh shipper đứng chờ đợi nhận đơn nữa. 3 người làm là quá vất vả và bất tiện cho khách hàng cực kỳ.
Nhiều shipper bị bom hàng với giá trị lớn chỉ vì khách đặt xong không muốn nhận. (Ảnh minh họa: FB)
Vẫn nhắn lại lần cuối là mong các bạn hãy nhẹ nhàng và tử tế cũng như thông cảm với các chú các anh các bạn giao hàng ạ vì nhẹ nhàng và tử tế thì không chết ai bao giờ cả. Các bạn đặt được ly cafe 80.000 đồng là hơn người ta rất nhiều rất rất nhiều rồi. Vậy thì sao lại còn phải làm khó cho những người khó khăn hơn mình nhỉ?”
“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
“Đối với những người làm nghề shipper, chỉ một món hàng không được khách nhận lại cũng có thể khiến họ đi tong một ngày làm việc. Sự tử tế đôi khi không cần đến từ những hành động quyên góp, ủng hộ mà đôi khi, một cử chỉ thân thiện, một thái độ nhẹ nhàng, lịch sự cũng đã thay cho lời nói và khiến mọi chuyện trở nên tốt đẹp hơn.
Số lượng hàng hoá một ngày của shipper có thể lên đến vài chục đơn. (Ảnh minh họa: FB)
Cuộc sống đôi khi là cho đi mà không cần nhận lại, huống gì những shipper ấy vẫn đang ngày đêm hoàn thành công việc vất vả của mình chỉ để mang đến cho khách hàng sự phục vụ chuyên nghiệp và tận tình nhất. Tiền lương chỉ là một phần nhưng quan trọng, điều mà bất cứ một shipper nào cũng muốn nhận có lẽ chính là thái độ đối xử tử tế của những khách hàng ‘thượng đế’ của mình”.
Hiện tại, câu chuyện vẫn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện mà độc giả vừa chia sẻ trên đây? Hãy tâm sự cùng YAN Netizen nha!
BT
Shipper ngủ trên xe, không dám vào nhà vì sợ lây corona cho gia đình
Làm nghề shipper và gặp gỡ nhiều khách lạ hàng ngày giữa mùa dịch, Cao Hua (37 tuổi) tự nguyện ngủ trên xe tải chở hàng để đề phòng lây virus cho gia đình.
Khi dịch virus corona gây viêm phổi cấp bùng phát, người dân tại nhiều tỉnh, thành phố ở Trung Quốc trong đó có Sơn Đông hạn chế ra ngoài, sử dụng dịch vụ giao hàng của siêu thị để mua đồ ăn.
Cao Hua (37 tuổi) là một nhân viên giao hàng như vậy. Làm việc ở siêu thị mới hơn 3 tháng nay, anh tỏ ra yêu thích công việc của mình và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khi tình hình dịch diễn biến phức tạp, gia đình Cao khuyên anh xin nghỉ phép ở nhà để tránh dịch.
Tuy nhiên, nhìn đồng nghiệp vất vả vì lượng đơn hàng quá tải giữa mùa dịch, Cao xin ở lại làm việc tăng ca từ 27/1. Cũng 9 ngày nay, anh tự nguyện ngủ riêng trên một chiếc xe tải thay vì về nhà vì sợ ban ngày gặp nhiều khách lạ, có thể mang virus lúc nào không hay và về lây cho gia đình.
"Công việc là công việc, dù lựa chọn thế nào thì tôi cũng không thể liên lụy tới gia đình", Cao nói với The Paper.
Cao Hua là nhân viên giao hàng của siêu thị.
Mỗi ngày, Cao đặt mục tiêu giao đủ một lượng đơn hàng cho người dân trong thành phố. Tình hình dịch ngày càng nghiêm trọng, lượng đơn hàng ngày càng tăng lên, chủ yếu là gạo, mì và dầu, khiến các nhân viên như Cao vất vả hơn nhiều so với ngày thường.
"Nếu trong tình hình này mà chúng tôi cũng nghỉ hết thì lấy ai đáp ứng nhu cầu thường ngày của người dân? Ngoài ra, ông chủ cũng cho chúng tôi thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay và áo khoác loại tốt. Chúng tôi cũng được trợ cấp thêm nữa, so với thường ngày, thu nhập tôi cải thiện rất nhiều", Cao nói.
Bình thường, Cao làm việc khoảng 13 tiếng/ngày, từ 7h30 đến 20h30. Vừa qua, Cao từng giao 7 túi gạo, 6 túi mì một lúc, tổng trọng lượng hơn 100 kg cho một gia đình ở ngoại thành.
Cao ngủ lại trên xe tải để phòng lây bệnh cho gia đình.
Mỗi tối sau khi làm việc, Cao đậu xe dưới chung cư gia đình và chuẩn bị chăn gối, ngủ lại trong xe. Anh còn chuẩn bị bàn chải, kem đánh răng và khăn mặt để vệ sinh cá nhân.
"Vì chân không duỗi thẳng được nên tôi thường không ngủ ngon. Nếu quá lạnh, tôi có thể bật điều hòa trong xe. Bất tiện thật, nhưng để không ảnh hưởng đến công việc và đảm bảo an toàn cho gia đình, tôi làm vậy cũng đáng. Hy vọng rằng dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi và mọi người sẽ trở lại cuộc sống, công việc bình thường", Cao bày tỏ.
Theo Zing
Cô gái trẻ bị tố "bùng" 10 bịch bánh tráng trộn của shipper, nhưng nguồn cơn sự việc lại khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt Người tài xế trung niên kể giao hàng bị khách "bỏ bom" nên đành mang 10 bịch bánh tráng trở về nhà trong nước mắt. Ai cũng phẫn nộ trước việc "bùng" đồ ăn của vị khách đồng thời bày tỏ sự thương cảm tới shipper cần mẫn. Thế nhưng cô gái bị tố "bùng" hàng lại hé lộ một câu chuyện hoàn...