Gọi HR là bạn xưng mình, cô nàng bị “nắn” tức thì nhưng lời phản pháo “không xin việc mà ứng tuyển” mới gây tranh cãi
Cô gái này lý giải, vì không biết HR là nam hay nữ, trẻ hay già nên xưng bạn – mình. Tuy nhiên, người này lại quá gay gắt khiến cô nàng thẳng thắn tuyên bố: Mình không đi xin việc mà đi ứng tuyển!
Chuyện xưng hô thế nào với nhà tuyển dụng/bộ phận nhân sự của các công ty là nỗi băn khoăn của nhiều người. Đặc biệt với các bạn trẻ mới ra trường, chưa va chạm nhiều càng thêm bối rối.
Mới đây, trên MXH xuất hiện tình huống gây nhiều tranh cãi về cách xưng hô giữa ứng viên và HR của công ty. Cụ thể, đọc được thông tin tuyển dụng trên mạng, cô gái có tên M.Đ này đã nhắn tin cho người đăng để xin Job description (JD – tạm hiểu là bản mô tả chi tiết công việc).
(Ảnh minh họa)
M.Đ xưng mình – gọi HR là bạn nhưng vẫn dùng kính ngữ “dạ” ở đầu câu, “ạ” ở cuối câu. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, cho tới khi bạn HR kia thẳng thắn nhắc nhở: “Ừ chị nhận được rồi. Phần nội dung chị chưa xem qua nhưng em sinh năm 1996, cũng còn trẻ mà xưng mình với nhà tuyển dụng thì có phần không ổn đâu. Đây là chị nhắc nhở chút thôi. Đi xin việc thì nên có thái độ tốt một chút thì sẽ được việc hơn đó em”.
Đoạn trao đổi gây nhiều tranh cãi giữa cô bạn M.Đ và HR của một công ty nọ.
M.Đ cũng nhận sai sót của mình và nhận lỗi. Cô bạn lý giải với nhà tuyển dụng rằng nhìn avatar không rõ nam – nữ, tuổi tác nên xưng bạn – mình cho tiện. Tuy nhiên, M.Đ cũng rất thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình: “Em cảm ơn chị đã nhắc nhở. Lần sau em sẽ chú ý hơn. Tuy nhiên, em không đi xin việc mà em đang ứng tuyển ạ.
Em cảm thấy mình phù hợp với vị trí này nên ứng tuyển. Em bán chất xám, sức lao động để tạo ra lợi nhuận cho công ty. Công ty trả lại em những quyền lợi tương xứng với giá trị em mang lại. Mối quan hệ này là quan hệ win – win chứ em không xin xỏ ai ạ”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, HR của công ty nọ rất bức xúc khi ứng viên không chịu hạ mình mà đưa ra quan điểm gây tranh cãi về việc “đi xin việc”. Người này tiếp tục tuôn một bài “nắn gân” cô gái trẻ M.Đ: “Xin việc là xin việc, thế nào là win – win? Làm gì có cái win – win nào mà 1 bên được tiền, 1 bên mất tiền hả em?
Em cứ giữ tinh thần đó mà đi xin việc nhé. Ba cái tuổi ranh con mà hỗn láo thế chứ. Bye nhé!”
M.Đ có chia sẻ thêm với mọi người, những tin nhắn với HR không có ý trịch thượng, ra vẻ, dạy đời. “Em đang trao đổi rất thẳng thắn, rõ ràng, không luồn cúi. Em chia sẻ để có cái nhìn mới mẻ về việc ứng tuyển, không hề có ý phốt vì đã che tên và avatar” – cô bạn chia sẻ đồng thời cũng gửi lời cảm ơn những góp ý từ mọi người.
Câu chuyện này đã dấy lên những ý kiến trái chiều khi có nhiều người nhận xét xưng hô như vậy là thiếu lịch sự và không hợp lý. Tuy nhiên, một số lại cho rằng không rõ giới tính, tuổi tác thì xưng hô bạn – mình cũng là bình thường.
Đặc biệt, quan điểm của M.Đ rằng ứng viên đi ứng tuyển, không phải đi xin việc cũng khiến nhiều người đồng tình. Một số cư dân mạng cho rằng, người lao động thì cần việc, công ty thì cần người. Một bên bỏ chất xám, thời gian tạo ra giá trị còn một bên thu về lợi nhuận thì trả tiền. Quan điểm này chẳng có gì quá đáng mà chị HR nọ buông lời chê trách “ranh con, hỗn láo” cả.
Bài đăng này đã thu hút hơn 2k lượt like và hàng trăm bình luận. Tới giờ mọi tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ.
Dù là điều ai cũng biết rồi nhưng vẫn nên nhắc lại, tiếng Việt quả thật phong phú, ngay đại từ nhân xưng thôi cũng đủ thể loại hầm bà lằng với các sắc thái khác nhau. Thôi thì, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, các bạn trẻ hãy cân nhắc tùy hoàn cảnh giao tiếp để xưng hô cho phù hợp, tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé!
Xưng hô bạn - mình với nhà tuyển dụng, chàng trai nhận về câu trả lời "muối mặt"
Câu chuyện giữa những ứng viên trẻ, vừa ra trường chưa nhiều kinh nghiệm và nhà tuyển dụng luôn có dịp rôm rả trên các diễn đàn.
"Người trẻ và kỹ năng xin việc" - đề tài có lẽ đã không còn hiếm trong những năm gần đây. Những câu chuyện xoay quanh đề tài này thường xuyên xuất hiện trên khắp các diễn đàn hội nhóm lớn nhỏ trên MXH mỗi ngày và thu hút được rất nhiều sự quan tâm.
Thông thường, 2 thái cực ứng viên - nhà tuyển dụng thường xuyên có nhận định và đánh giá không tốt về đối phương, bắt nguồn từ những công chuyện xảy ra trong quá trình phỏng vấn tìm và nhận việc.
Mới đây, dân tình vô cùng xôn xao câu chuyện về thái độ của người tuyển dụng và một ứng viên 24 tuổi. Cụ thể, khi mở đầu hỏi xin thông tin, tuy anh chàng M.Đ xưng hô rất lịch sự nhưng vì dùng "bạn - mình" nên đã bị HR ngay lập tức vặn lại.
Cuộc nói chuyện trở nên căng thẳng khi nhà tuyển dụng bắt bẻ ứng viên vì xưng hô "bạn-mình".
Lý luận "công việc không có tinh thần win-win" gây tranh cãi. (Ảnh: Hội review công ty có tâm! Góc bàn luận có tầm)
Sau những dòng tin nhắn trên, cư dân mạng đã bày tỏ nhiều ý kiến trái chiều khác. Một bên thì cho rằng một người sinh năm 1996 thì cũng mới ra trường, còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm việc làm thì việc xưng hô "bạn - mình" trong khi chưa biết tuổi của nhà tuyển dụng là việc khá bất lịch sự.
" Bạn đi ứng tuyển sale mà cách nói chuyện an toàn nhất để tránh mất lòng HR cũng không biết. HR mới nhắc câu đã bật lại thì đi gặp khách khó hơn gấp tỷ lần biết làm sao. Căn bản chuyện xưng hộ cũng không căng thẳng đến nỗi viết thành cả cái story dài như vậy. Mình còn trẻ, cúi đầu một chút không thiệt đâu", bạn M.N bình luận.
" Mình sinh năm 87. Trong công việc hàng ngày, khi trao đổi với đối tác đều xưng em và anh/chị. Có thể những người đó ít tuổi hơn. Nhưng khi chưa nói chuyện hay gặp mặt trực tiếp thì email lúc nào cũng như vậy. Bạn sinh năm 96, còn quá trẻ mà mới bị người ta nhắc nhẹ tí đã sừng cổ lên cãi là quá bồng bột, tự cao rồi", bạn K.L chia sẻ.
Ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề xưng hô "bạn - mình".
Bên cạnh đó, cũng có không ít người chê HR thiếu chuyên nghiệp vì khi biết ứng viên sai cách xưng hô có thể tìm cách nói nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, lập luận công việc là sự "cho - nhận" chứ không phải "win - win đôi bên" khiến nhiều người không thấy hài lòng.
" Ủng hộ bạn, đã đến lúc nhiều HR nên nhìn lại văn hóa tuyển dụng bây giờ. Đây là mối quan hệ win - win chứ không phải mối quan hệ xin cho. Đối xử tôn trọng và tử tế với người khác thì sẽ nhận lại điều tương tự. Con người là cốt lõi tạo nên sự thành công cho cho doanh nghiệp, vẫn giữ mindset tuyển dụng như ban ơn bố thí như trước đây thì không bao giờ kiếm được nhân tài", bạn T.A cho biết.
" Bạn HR này xử lý không khéo và chuyên nghiệp. Sau khi xem CV muốn ứng viên thay đổi cách xưng hộ thì nên tự giới thiệu bản thân, tự ứng viên sẽ biết cách điều chỉnh. Mà hiện nay cũng có rất nhiều HR sinh năm 1996, 1998, không để thông tin thì ai biết mà lần", bạn V.A chia sẻ.
Mối quan hệ công việc nên là win - win, đôi bên cũng có lợi chứ không phải phân biệt một bên cho - một bên nhận. (Ảnh minh họa)
Trước quá nhiều phản ứng trái chiều, chính chủ M.Đ đã phản pháo lại: " Mình đã đọc từng bình luận và nghiêm túc suy nghĩ về góp ý của mọi người. Mặc dù xưng "mình" nhưng vẫn dùng kính ngữ "dạ", "ạ", lúc sau cũng đã nhận thức và xin lỗi về sự thiếu sót. Tuy nhiên, mình trao đổi rất thẳng thắn, không luồn cúi.
Mình chia sẻ câu chuyện này để mọi người có cái nhìn mới mẻ về việc ứng tuyển chứ không hề có ý bóc phốt vì đã che tên. Công ty sẽ tìm được người xứng đáng trong vị trí, và mình cũng sẽ tìm được môi trường phù hợp với bản thân. Xin cảm ơn tất cả!".
Thôi thì như M.Đ cũng đã nói "mỗi người một tư duy và cách nhìn nhận khác nhau", và sau tất cả thì anh chàng cũng đã tìm ra được bài học cho riêng mình. Còn mọi người, mọi người nghĩ sao về câu chuyện này theo quan điểm của cá nhân mình?
Làm 8 triệu/tháng đưa cho vợ 4 triệu, sau một năm chồng tá hỏa khi nghe sự thật khó tin đến ngỡ ngàng, dân mạng chẳng bệnh còn "ném đá" vì lý do này Người chồng thắc mắc không biết tiền đưa cho vợ mỗi tháng đã đi đâu mà không hề có đồng tiết kiệm nào. Chuyện đưa tiền cho vợ hàng tháng là điều mà không ít ông chồng vẫn làm. Thế nhưng, trong cuộc sống vợ chồng cũng có tình huống trớ trêu đến không ngờ. Mới đây, một anh chồng chia sẻ câu...