Gỏi đu đủ khô bò công viên Lê Văn Tám
Người sành ăn cũng khó phân biệt được nước dùng của món gỏi được làm bằng nước tương hay nước mắm, chỉ biết nó ngon đến ngỡ ngàng khi tất cả vị chua, cay, mặn, ngọt vừa như tách biệt, vừa như hoà quyện vào nhau mang lại hương và vị “không đụng hàng” cho món gỏi.
Nằm trên ba con đường lớn của TP HCM (Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu) và gần nhiều trường trung học, cao đẳng, đại học, từ lâu công viên Lê Văn Tám đã trở thành điểm gặp mặt của nhiều bạn trẻ. Không chỉ dừng ở đó, công viên này còn gắn với thương hiệu của quán món gỏi khô bò đu đủ ngon đến mức không nơi nào sánh được.
Đĩa gỏi khô bò thơm ngon.
Không gian của quán ở trước công viên dọc tuyến đường Hai Bà Trưng. “Trụ sở chính” là một chiếc tủ kính nhỏ đặt ở gốc cột điện đối diện công viên. Khách đến chỉ cần dựng xe vào dãy, kiếm một gốc cây nào đó, ngay lập tức, sẽ có nhân viên của quán chạy đến hỏi chuyện và đưa luôn tấm lót để ngồi (bằng plastic). Chỉ vài phút sau, trên tay khách đã có dĩa gỏi với màu xanh trong của những cọng đu đủ, màu vàng của những lát bánh mì, màu đen của khô bò, màu nâu đất của những hạt đậu phụng rang giòn, màu xanh của rau thơm, màu nâu đen của nước dùng. Cách ăn ngon nhất là trộn đều dĩa gỏi để cảm nhận trọn vẹn vị mềm, ngọt của đu đủ, dai bùi của bò khô, giòn ruộm của bánh bột chiên, giòn tan của đậu phụng rang, mùi thơm dịu của rau, vị chua, cay, ngọt mặn của nước dùng. Nhưng cũng có người thưởng thức riêng từng loại nguyên liệu, có điều sau đó những người này cũng trộn tất.
Nhiều khách lần đầu tiên đến đã rất ngạc nhiên và tự hỏi tại sao nguyên liệu đi kèm không phải là món bánh phồng tôm quen thuộc mà là những miếng bánh bột vàng ruộm, nhưng chỉ sau khi ăn đã đâm nghiền để sau đó đi đâu xa, lại muốn quay về, nhấm nháp món bánh ấy. Gia vị giúp món gỏi ở đây ngon, đặc biệt hơn những nơi khác là nước dùng. Ngoài cái màu nâu đen, và bốn vị chua, cay, mặn, ngọt tưởng như hòa quyện hoàn toàn vào nhau sau khi chạm vào đầu lưỡi lại tách nhau ra trong những lần nhai và rồi lại tan vào nhau khi trôi vào thực quản tạo cảm giác nhẹ nhàng đến lạ. Nước dùng không mang bất kỳ hương hay vị nào để thực khách có thể cảm nhận hay phân biệt là nước mắm hay nước tương.
Quán gỏi trước công viên xanh mát.
Video đang HOT
Quán lề đường nhưng có khá nhiều điểm cộng, đầu tiên là không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh – trước cổng công viên, kế đến là phong cách nhanh – gọn – không làm khách cảm thấy khó chịu. Điểm cộng tiếp theo là cho nhân viên của quán: trang phục sạch sẽ và lịch sự với khách. Giá ở đây khá rẻ: 13.000 đồng một đĩa gỏi, 5.000 đồng một ly nước mía. Quán cũng có món bò bía với giá 3.000 đồng một cuốn.
Một mách nhỏ cho bạn là quán bán ở đường Hai Bà Trưng trước công viên Lê Văn Tám, nhưng nếu không đến đúng phạm vi phục vụ của quán (góc công viên gần ngã tư Điện Biên Phủ – Võ Thị Sáu) thì có chờ từ trưa đến tối, cũng không có nhân viên nào đến “hỏi thăm” bạn.
An Huỳnh
Theo Bưu điện Việt Nam
Khám Phá Món Lạ Nam Phi
Từ món bunny chow cay xé lưỡi đến cái đầu trừu nướng vàng rụm mà vẫn còn "nhe răng cười"... Hãng tin AFP giới thiệu ngắn gọn một số món ăn đặc trưng của Nam Phi.
BILTONG: Một dạng khô tương tự như khô bò ở Việt Nam. Bên cạnh thịt bò cắt lát mỏng, món ăn vặt được ưa thích ở Nam Phi này còn có thể được làm từ thịt linh dương Nam Phi, thịt đà điểu.
BOEREWORS: Một dạng xúc xích bò, nhưng lại vừa "mập" vừa dài.
BOBOTIE: Món thịt băm đút lò được ướp khá cay, phía trên phủ một lớp trứng rất hấp dẫn. Bobotie được cho là món ăn của những người nô lệ Trung Ấn mà thực dân Hà Lan đưa đến Nam Phi.
Món Braai
BRAAI: Kiểu món nướng nổi tiếng của Nam Phi mà đội tuyển Argentina yêu cầu được phục vụ 2 lần mỗi tuần.
BUNNY CHOW: Món cà ri được dọn trong những cái chén bằng "bánh mì khoét bỏ ruột", nên khi ăn cũng cầm nguyên lên mà... cắn, chẳng cần đến muỗng. Món này xuất phát từ Durban, nơi các công nhân da đen không được bước vào nhà hàng.
CHAKALAKA: Rau củ ướp cay, có thể ăn kèm với mọi món ăn.
KOEKSUSTER: Bánh bột chiên, nhúng nước đường rồi để khô. Một dạng bánh tương tự như bánh thèo lèo - còn có tên khác là bánh quai chèo, nhưng hiện cũng trở nên hiếm hoi ở Việt Nam.
Bánh bột chiên nhúng nước đường
KUDU: Dạng thịt lạng mỏng rồi cuốn lại khi chế biến, thường là thịt linh dương, hoặc đà điểu, đôi khi là thịt cá sấu, ngựa vằn, hươu cao cổ.
Bánh sữa rắc quế Melktert
MELKTERT: Bánh tạc sữa rắc quế, một loại bánh tráng miệng phổ biến.
MOPANE WORMS: Một loại sâu bướm giàu chất đạm được sấy khô hoặc chiên giòn rụm.
UMQOMBOTHI: Một loại bia ủ theo kiểu truyền thống, có màu trắng đục như sữa, uống có vị chua
Theo Amthuc.com.vn
Bữa Ăn Của Người Thái Với người Thái Lan, cách tổ chức sắp xếp các món ăn trong một bữa cơm trong gia đình từ lâu đã là một truyền thống văn hóa. 1. Món khai vị Để bắt đầu một bữa cơm gia đình hay một bữa tiệc, theo truyền thống, bao giờ người Thái cũng có những món khai vị đặc trưng. Món ăn được nhiều...