Gọi di động trên máy bay Boeing
Chiếc Dreamliner 787 sẽ được trang bị khả năng thu phát sóng điện thoại – Ảnh: Boeing
Boeing vừa cho biết sẽ thêm dịch vụ điện thoại di động cho một số dòng máy bay của hãng vào năm 2013.
Theo Gizmodo, đại gia sản xuất máy bay dân sự của Mỹ đã bắt đầu khởi động qui trình trang bị phần cứng cho các máy bay sản xuất mới thuộc dòng 747, 777 và 787, cho phép nhận và phát cuộc gọi điện thoại.
Thậm chí Boeing còn trang bị một bộ chuyển đổi cho phép các hãng hàng không nâng cấp những máy bay 787 đang lưu thông để hỗ trợ các cuộc gọi di động.
Như vậy, Boeing đã theo chân Airbus cung cấp công nghệ điện thoại di động trên máy bay.
Hiện hàng hãng không Virgin Atlantic đã bắt đầu cho phép dùng “dế” trên các chuyến bay Airbus A330 xuyên lục địa từ hồi đầu năm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hiện luật quốc tế vẫn chưa cho phép sử dụng điện thoại di động trên các chuyến bay ở độ cao 10.000 mét. Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) vẫn chưa ra quyết định mới về việc dùng điện thoại di động khi đang bay.
Theo TNO
Ỷ mạnh hiếp yếu?
Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông ngày càng giống với một điểm cọ xát chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sau những lời qua tiếng lại giữa chính phủ hai nước vừa qua.
Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích kế hoạch lập một đơn vị quân sự mới đồn trú ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nói rằng động thái này sẽ làm gia tăng căng thẳng quốc tế. Đáp lại, Bắc Kinh "nhắc nhở" Mỹ nên biết phận sự của mình.
Nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi tại sao Washington và Bắc Kinh lại đang cho phép một sự bất đồng mới nổi lên trong một mối quan hệ Trung-Mỹ ngày càng quan trọng. Và đáng tiếc hơn là đang có sự hiểu chưa đúng lý do căn bản của Mỹ trong việc can thiệp ngoại giao vào một tranh chấp lãnh thổ mà Mỹ không phải là bên tham gia.
Mặc dù các quan chức Washington nêu ra một vài quan ngại cụ thể của Mỹ về chính sách và hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông, nhưng vấn đề được hiểu rộng rãi và nhắc đến nhiều nhất là mối đe dọa tiềm tàng đối với "tự do hàng hải": Trung Quốc có thể đang hướng đến áp đặt những cấm đoán đối với tàu thuyền nước ngoài qua lại trên Biển Đông. Thế nhưng, đây chưa phải là vấn đề thực chất. Cái cốt yếu ở đây chính là nguy cơ Trung Quốc ỉ mạnh hiếp yếu.
Hiển nhiên Mỹ là người ủng hộ mạnh mẽ cho tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế. Quan điểm này phản ánh không chỉ cam kết của Mỹ đối với nguyên tắc chung về tự do mà còn cả lợi ích của một cuộc gia thương mại có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới. Chẳng phải bàn nếu tự do hàng hải đang gặp trở ngại tại Biển Đông, Mỹ sẽ có lý do phải bảo vệ. Nhưng hiện tại, tự do hàng hải không phải là vấn đề.
Trung Quốc nói họ không muốn cản trở tự do hàng hải quốc tế trên Biển Đông và không có ý định hành động như vậy trong tương lai. Với Trung Quốc, họ khẳng định quan điểm của họ có phần hợp lý.
Trung Quốc đặc biệt không hài lòng với hoạt động giám sát của tàu và máy bay Mỹ gần bờ biển Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự quấy rối của Trung Quốc, với một số vụ việc đã được báo chí đưa tin. Công ước LHQ về Luật Biển cho phép hoạt động do thám trong khu vực nằm giữa vùng nội thủy của một nước - giới hạn 12 hải lý - và vùng đặc quyền kinh tế của nước này (thường là 200 hải lý).
Trung Quốc nói rằng hoạt động do thám không phải là "qua lại không gây hại" và không nên được cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế, nên hành động của Mỹ không được họ chấp nhận. Do vậy, tình huống trên đã làm nảy sinh một vài sự can thiệp vào hoạt động "tự do hàng hải" của hải quân Mỹ, nhưng đây chỉ là một trường hợp rất hạn chế và đặc biệt.
Một trường hợp khác tàu Trung Quốc cản trở các tàu không phải nước mình khác là khi các tàu kia tham gia hoạt động liên quan đến khai thác tài nguyên - đánh cá hay chuẩn bị khoan khai thác dầu khí - hay khi người nước ngoài cố gắng bắt giữ tàu cá Trung Quốc. Đây cũng chỉ đều là những trường hợp đặc biệt. Ngược lại, Trung Quốc khẳng định chưa hề can thiệp vào sự qua lại của các tàu chở hàng mang quốc kỳ khác hay của tàu hải quân Mỹ đi qua tuyến đường thủy quốc tế này.
Kết quả, Trung Quốc khẳng định tự ho hàng hải là lý do không thực tế và sự khẳng định này đã thuyết phục được nhiều bên trung lập. Từ quan điểm ấy, Trung Quốc kết luận rằng Mỹ đang sử dụng tự do hàng hải làm cái cớ để mở rộng chiến lược "ngăn chặn" tại Đông Bắc Á, hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc và thu hút đồng minh mới tham gia bao vây quân sự Trung Quốc.
Thay vì để Trung Quốc lấy làm cái cớ cho những lý lẽ của mình, lý do tự do hàng hải vẫn nên được Mỹ sử dụng hợp lý hơn. Tức là, điều chính phủ Mỹ nên nêu ra là muốn làm thế giới an toàn hơn khỏi những sự áp bức vô cớ từ bên ngoài. Thật đáng lo ngại khi Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện cái mà các nhà ngoại giao Bắc Kinh từ nhiều thập kỷ nay vẫn lên án là "bá quyền" hay "chính trị cường quyền" - nước mạnh áp đặt những lợi ích riêng của mình lên trên các nước nhỏ.
Sáu bên tuyên bố một phần chủ quyền Biển Đông. Không bên nào muốn vũ lực. Nhưng những năm qua, Trung Quốc là bên yêu sách duy nhất đơn phương hành động để củng cố quyền kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc lại tự tách mình ra khỏi lập trường chung theo hai hướng hết sức tiêu cực.
Thứ nhất, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc vừa rộng lớn không bình thường vừa mơ hồ một cách có chủ ý. Bắc Kinh đã cố tính không làm rõ các yêu sách của mình dựa theo nguyên tắc chỉ đạo trong Công ước Luật Biển, mà Trung Quốc là một bên ký kết. Đây là một phần trong chiến lược "tung hỏa mù" để Trung Quốc cố gắng tối thiếu hóa các quan ngại quốc tế và nhằm tránh bị bó buộc bởi các nguyên tắc chỉ đạo trên trong khi liên tục hành động nhằm đe dọa từng bên tuyên bố chủ quyền khác.
Thứ hai, những hành động Trung Quốc tiến hành để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông và các đảo luôn quá quyết liệt so với hành động của các bên tuyên bố chủ quyền còn lại. Những hành động này bao gồm đe dọa và phá hoại tàu nước ngoài, tuyên bố cấm đánh bắt cá trong một thời gian tại một nửa Biển Đông và bắt giữ ngư dân nước ngoài không chấp hành quy định trên. Ngoài ra là những tuyên bố gần đây về sự quân sự hóa của Trung Quốc tại khu vực - không chỉ là đơn vị quân sự đồn trú mới trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà còn cả tuyên bố của phát ngôn viên quân sự Cảnh Nhạn Sinh (Geng Yansheng) hồi tháng 6 rằng Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động "tuần tra thường kỳ và trực chiến" trên Biển Đông.
Hành động của Trung Quốc đang gây đe dọa bởi Trung Quốc là nước lớn. Không quốc gia nào tại Đông Nam Á có sức mạnh quân sự sánh ngang Trung Quốc để có thể triển khai ra Biển Đông. Sức nặng kinh tế khổng lồ của Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng cao, và cam kết củng cố lực lượng quân sự chỉ càng làm cho khoảng cách trên sẽ còn rộng hơn trong tương lai. Cuộc đấu ngày càng không cân sức hơn khi chính phủ Trung Quốc mới đây tuyên bố kế hoạch tăng cường mạnh số lượng tàu tuần tra bán quân sự - do lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc và các cơ quan khác vận hành - sẽ triển khai ra Biển Đông.
Trên thực tế đang có một sự đấu tranh giữa hai tầm nhìn về trật tự quốc tế cho châu Á. Washington giải thích, tầm nhìn của Mỹ bao gồm một hệ thống các quy chuẩn và luật pháp quốc tế để đảm bảo các quốc gia nhỏ được bảo vệ không bị chèn ép bởi các nước lớn và thủ tục giải quyết tranh chấp được đảm bảo công bằng. Ngược lại, Trung Quốc có vẻ muốn khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng ở Đông Á và Đông Nam Á như thời còn "xưng vương xưng bá".
Vì thế, Bắc Kinh muốn các luật lệ trong tương tác quốc tế sẽ phản ánh lợi ích cơ bản của Trung Quốc. Bắc Kinh toan tính các chính phủ khu vực sẽ không có những hành động lớn đi ngược lại lợi ích của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh không lấy Công ước Luật Biển làm cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền của mình có thể phản ánh rằng bộ pháp chế do phương Tây soạn thảo phần lớn này sẽ không còn cần thiết khi Trung Quốc lấy lại được vị thế như trong lịch sử tại khu vực.
Một số nhà quan sát coi tranh chấp Trung - Mỹ tại Biển Đông đơn giản là cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc muốn tìm kiếm thế bá chủ khu vực, với mỗi bên hành động vì tư lợi bá quyền hơn là để bảo vệ nguyên tắc cao hơn. Nhưng trong trường hợp này, sự can thiệp của Mỹ rõ ràng phù hợp với lợi ích của các quốc gia Đông Nam Á, đang mong muốn chố lại sự ngang ngược của Trung Quốc. Trung Quốc đang cố triển khai thứ trật tự "sức mạnh quyết định ai đúng", trong khi Mỹ thể hiện muốn bảo đảm các quốc gia nhỏ hơn không bị nghiền nát. Đây mới là vấn đề thực sự, và các quan chức Mỹ cần phải làm rõ điều này.
Theo Dantri
Tàu Curiosity chụp nhật thực trên sao Hỏa Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên ghi được cảnh tượng nhật thực trên sao Hỏa. Hình ảnh do tàu thăm dò Curiosity ghi được từ miệng hố lớn Crater của sao Hỏa vào hôm thứ Năm vừa qua (13/9) cho thấy, Mặt trời bị che khuất một phần bởi mặt trăng Phobos của hành tinh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuột, gián trong thức ăn, chuỗi cơm bò Nhật Bản đóng cửa gần 2.000 quán

Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới

Myanmar đối mặt thảm họa nhân đạo, hiện trường ám ảnh mùi tử khí

Nổ mỏ than tại Tây Ban Nha khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và mất tích

Myanmar công bố quốc tang 1 tuần vì thảm họa động đất

Động đất tại Myanmar: Số người thiệt mạng tại Thái Lan tăng lên 19

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết

Cách tâm chấn hơn 1.000km, tại sao tòa nhà 34 tầng vẫn bị đổ sập?
Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD
Sức khỏe
1 phút trước
4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí
Netizen
4 phút trước
Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương
Uncat
10 phút trước
Hoa hậu Thể thao Đoàn Thu Thủy nói lý do 'mất tích' 2 năm qua
Sao việt
13 phút trước
Chị cả BLACKPINK hùa theo fanchant "lửa hận thù", tinh ý chiều lòng fan và loạt hành động 10 điểm tinh tế trong lần trở lại Việt Nam!
Nhạc quốc tế
18 phút trước
Tuần mới (31/3 - 6/4) có 4 con giáp dễ phát tài, sự nghiệp khởi sắc, may mắn vượt bậc, quý nhân phù trợ
Trắc nghiệm
22 phút trước
Chuyện tình éo le của nam diễn viên và fangirl kém 14 tuổi: Hẹn gặp 4 lần thì toang hết 3, nghi có mưu đồ
Sao châu á
28 phút trước
Da dầu có lão hóa chậm hơn da khô?
Làm đẹp
33 phút trước
Doãn Hải My giản dị mà xinh đẹp khi về quê Văn Hậu, đánh rơi hình tượng tiểu thư vì nỗi sợ... bị chó đuổi
Sao thể thao
41 phút trước
Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa
Tin nổi bật
52 phút trước