Gội đầu hoặc tắm sau 2 khung giờ này rồi vào phòng điều hòa sẽ phải trả giá bằng sức khỏe, mạng sống
Mùa hè nắng nóng rất nhiều người có thói quen tắm xong vào phòng điều hòa, hoặc đứng trước quạt cho mát mà không biết thói quen tai hại này làm hại sức khỏe, đột quị, và có trường hợp đã tử vong – Bác sĩ đông y Quốc Lê chia sẻ.
Hút chết vì tắm xong nằm điều hòa
Chị Thu Lê (Hà Nội) mỗi lần tắm xong hay vào phòng điều hòa mát mẻ ngồi sấy tóc. Sau mỗi lần như thế chị cảm thấy đau tai, hoặc đau vai, đau đầu, có hôm nôn nao khó chịu… có khi lại đau hết cả người mà không hiểu mắc bệnh gì.
Có bạn là bác sĩ tới chơi, chị kể các triệu chứng đó cho bạn nghe. Cô bác sĩ hỏi han một hồi, rồi hỏi chị tắm xong có vào phòng điều hòakhông, đi nắng về có vào đó ngồi ngay cho mát không?… Nghe chị Lê xác nhận mọi việc, bác sĩ bảo đó là những triệu chứng cảm lạnh nhẹ mà chị không biết. Nhưng nếu cứ tiếp diễn thường xuyên sẽ thành nặng, thậm chí đột quị, đột tử.
Mới đây có người đàn ông suýt chết vì tắm đêm rồi vào điều hòa nằm mát. Theo người vợ kể với bác sĩ, hôm đó chồng chị cũng đi làm về muộn, tắm gội xong vào phòng điều hòa nằm như mọi khi. Nhưng anh vừa vào phòng ngủ được một lúc thì chị nghe có tiếng ngã, chạy vào thì thất kinh vì mắt chồng trợn lên… hoảng quá chị kêu cứu ầm lên.
Bố chồng chị chạy lên thấy con trai đang co giật, vội cho tay vào miệng để giữ cái lưỡi thì hai hàm răng chồng chị bập trúng chảy cả máu. Xe cấp cứu đến, và chồng chị được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời. Sau 2 giờ anh tỉnh lại, yếu ớt kể lại là lúc đó cảm giác cơ thể lịm đi như chết rồi, nhưng có “ai đó” lôi lại mới thở tiếp được.
Bác sĩ đông y Quốc Lê
Bác sĩ đông y Quốc Lê (Phòng khám Viên Minh Đường – Hà Nội) từng cấp cứu cho bệnh nhân bị sốt cao đau đầu không chịu đựng nổi. Đo mạch thấy 120 lần/ phút, sốt 40 độ C, huyết áp tụt có 81/50 … Bệnh nhân kể chiều tối tắm xong chưa lau khô đầu, ra ngay phòng điều hoà đang để nhiệt độ khá thấp, thấy rùng mình gai rét rồi từ từ sốt 38-39 độ, đau đầu như búa bổ, đau dọc sống lưng… uống thuốc hạ sốt mà không hạ. Chợt nhớ hồi sinh con sau 6 ngày cũng bị sốt tương tự, được bác sĩ cho dán cao hạ sốt, châm cứu là khỏi, nên chị tìm đến phòng khám.
Bác sĩ Quốc Lê đang châm huyệt vùng đầu thì bệnh nhân đã bảo đầu nhẹ dần, rịn mồ hôi, rồi nhẹ người. Châm xong thì chị hết đau đầu, nhiệt độ chưa hạ về bình thường, nên bác sĩ kê 3 thang thuốc về sắc uống thì mới cắt sốt.
Theo các bác sĩ, tắm xong vào phòng điều hòa ngay, hay đứng trước các loại quạt gió, quạt máy… là sai lầm tai hại mà rất nhiều người mắc phải trong mùa hè, gây tổn hại đến sức khoẻ – nhất là những ngày nhiệt độ cao 34 – 36 độ C rất dễ gặp hậu quả nghiêm trọng vì cơ thể bị lạnh đột ngột, dẫn tới cảm lạnh. Nhẹ thì chóng mặt, đau đầu, cơ thể lờ đờ, mệt mỏi. Nặng hơn có thể khiến nhịp tim tăng nhanh, hơi thở dốc, sau đó nhịp tim chậm dần, khó thở và dần dần dẫn đến hôn mê, tử vong.
Tắm xong dù có cảm giác nóng cũng tuyệt đối không bước chân vào phòng điều hòa đang đặt ở nhiệt độ thấp. Ảnh minh họa.
Trẻ em, người già càng phải cẩn trọng
Việc tắm xong rồi vào ngay phòng điều hòa – tương tự như vừa đi nắng về đã tắm nước lạnh ngay. Nguyên nhân là do sự chênh lệch nhiệt độ bất ngờ sẽ làm nhiệt độ cơ thể hạ đột ngột, mồ hôi không toát ra được, gây tổn hại nghiêm trọng đến trung khu thần kinh, làm chậm quá trình máu lên não, cản trở hoạt động của huyết áp và tim mạch…
Tình trạng càng nguy hiểm hơn đối với trẻ nhỏ, người có thể trạng yếu, người cao tuổi, người có tiền sử bệnh tim mạch… càng nên cẩn trọng
Video đang HOT
Theo phân tích của bác sĩ đông y Quốc Lê, mùa hạ dương khí vượng nhất, nóng bức và ẩm thấp. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người diễn ra mạnh mẽ, dương khí phát ra ngoài, âm khí tiềm phục ở trong. Các lỗ chân lông giãn rộng, mồ hôi tiết ra nhiều để điều hoà thân nhiệt – khiến tà khí dễ xâm nhập vào trong.
Hệ thống mao mạch ngoại vi cũng giãn ra, khí huyết lưu thông nhanh và mạnh hơn. Công năng của tỳ vị có xu hướng suy giảm vì nóng bức. Việc uống nhiều làm cho dịch vị bị pha loãng, quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn dễ bị rối loạn.
Các bác sĩ cũng đã cảnh báo nhiều nhưng không ít người vẫn chủ quan xem thường nên vẫn mắc thói quen cực kỳ có hại này. Việc gội đầu sau 19 giờ, tắm sau 21 giờ – dù tắm bằng nước nóng – cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại, đặc biệt với người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định dễ dẫn tới bị thiếu máu não nghiêm trọng, bất tỉnh, hôn mê, khả năng tử vong cao.
Quan điểm lạnh không gây bệnh là sai lầm tệ nhất, dẫn tới nhiều trường hợp đột tử, chết oan do bị lạnh đột ngột. Vì vậy mọi người không nên chủ quan với điều hoà gây lạnh đột ngột, đừng chủ quan với việc đi nắng về chui vào phòng điều hòa, hay tắm xong vào ngay phòng điều hòa mà có ngày hối không kịp.
- Tuyệt đối không vào phòng điều hòa ngay khi vừa tắm xong, bởi dễ bị cảm lạnh, viêm phổi.
- Vừa đi ngoài nắng về, mồ hôi ra nhiều thì tuyệt đối không vào phòng điều hòa ngay. Hãy lau khô mồ hôi, ngồi ngoài một lúc rồi mới vào phòng điều hòa.
Từ 19 giờ tối trở đi, nếu gội đầu cần gội bằng nước ấm và sấy thật khô tóc trước khi ngủ.
Tuyệt đối sau 21 giờ tránh đi tắm bởi nhiệt độ lúc này bắt đầu xuống thấp, khi tắm xong dễ làm cơ thể bị trúng gió hoặc cảm lạnh. Tắm lúc này còn làm các tĩnh mạch giãn nở, cơ thể bị hạ huyết áp, kéo theo các nguy cơ gây bệnh như liệt mặt, đau đầu kinh niên, đột quỵ, và thậm chí là tử vong.
Ngọc Hà
Theo giadinh.net
Cụ bà bị xẹp phổi do... châm cứu
Người phụ nữ sống ở Bồ Đào Nha, tên chưa được tiết lộ, đã quyết định tìm đến cách điều trị Đông y lâu đời này do bị đau lưng. Nhưng hai ngày sau, bà phải nhập viện trong tình trạng khó thở và đau nhói ở vai.
Cụ bà 79 tuổi bị xẹp phổi (chỗ khoanh tròn trên cùng bên trái,) sau khi được châm cứu điều trị đau lưng mãn tính.
Các bác sĩ đã phát hiện một phần phổi phải của bệnh nhân bị xẹp mà thủ phạm là những chiếc kim nhỏ được sử dụng trong châm cứu đã gây ra biến chứng đe dọa tính mạng ở người bệnh.
May mắn là cụ bà đã hồi phục hoàn toàn trong vài ngày, nhưng các bác sĩ nhấn mạnh rằng thực hành châm cứu không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề đe dọa tính mạng.
Vụ việc của cụ bà 79 tuổi được các bác sĩ tại Trung tâm Bệnh viện Đại học Trung tâm Lisbon kể lại.
Họ đã viết trên tờ BMJ Case Reports rằng bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp và bệnh xương khớp, ảnh hưởng đến khớp, cơ và xương.
Đây là lần đầu tiên bà được điều trị bằng châm cứu để giảm vùng đau lưng trên mãn tính.
Theo bệnh nhân, sau khi được châm kim vào vùng giam xương bả vai, nằm giữa hai bả vai, bệnh nhân cảm thấy ở đau bên phải.
Bà không nghĩ rằng các triệu chứng của mình là bất thường, và đã không được cảnh báo về bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào.
Cơn đau của bà không thuyên giảm trong hai ngày tiếp theo và bà cảm thấy mệt mỏi và khó thở hơn - nhưng vẫn có thể nói những câu dài.
Bệnh nhân đã tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình, người đã thực hiện chụp X quang ngực và nhanh chóng chẩn đoán một phần phổi phải của bệnh nhân đã bị xẹp.
Xẹp phổi, hay tràn khí màng phổi, là khi không khí thoát từ phổi vào khoang màng phổi.
Không khí sẽ đẩy vào phổi khiến nó bị xẹp và phải cố gắng để giãn nở trở lại. Nguyên nhân phổ biến nhất của tràn khí màng phối là do bị vật tày tác động vào ngực.
Các bác sĩ cho biết: "Độ sâu, hướng và góc cắm kim là rất quan trọng, đặc biệt là ở vùng ngực. Bề mặt phổi chỉ cách da chừng 10-20mm".
Tại khoa cấp cứu, các bác sĩ, đứng đầu là BS. Sofia Costa Corado, nhận thấy cụ bà vẫn bình tĩnh mặc dù đã thở dốc.
Sau khi cho bệnh nhân thở oxy qua mũi, các bác sĩ đã đặt ống dẫn lưu để đưa khí ra ngoài và giúp phổi giãn nở trở lại.
Vào ngày thứ ba, bệnh nhân được xuất viện với phổi hoạt động bình thường.
Các bác sĩ cho biết: "Cả bác sĩ châm cứu và bác sĩ lâm sàng cần phải nhận thức được khả năng xảy ra tác dụng phụ sau châm cứu, đặc biệt là ở những người xuất hiện các triệu chứng'.
Mặc dù những trường hợp như thế này khá hiếm gặp, nhưng bác sĩ Nick Hopkinson thuộc Quỹ bệnh phổi Anh cho biết đã có ít nhất một trường hợp tử vong được báo cáo.
Ông nói thêm: "Một nguy cơ của châm cứu đã được thừa nhận là kim có thể đâm thủng màng phổi, gây xẹp phổi.
"Biến chứng này có thể đe dọa tính mạng và chúng tôi sẽ khuyên mọi người tránh châm cứu vào các vị trí trên ngực.
Một nghiên cứu của Đức trên 229.300 người với 2,2 triệu lượt điều trị châm cứu đã thấy tỷ lệ tác dụng phụ là 8,6%.
Các nghiên cứu trên khắp châu Âu cho thấy những vấn đề nhỏ bao gồm đau và chảy máu nhẹ hoặc đông máu dao động từ 7 - 15%.
Tử vong, thương tích nội tạng hoặc nhập viện, đã được tìm thấy với tỷ lệ 0,024%, các bác sĩ viết.
Châm cứu là một cách điều trị cổ xưa đã có mặt ở châu Âu từ khoảng thế kỷ 17.
Y học cổ truyền quan niệm năng lượng, hay "khí" lưu thông qua 12 kinh mạch trong cơ thể và nếu sự lưu thông này bị ứ trệ có thể gây ra bệnh tật.
Căm những chiếc kim nhỏ và tác động vào chúng tại các "huyệt" sẽ khôi phục dòng năng lượng và giảm đau.
Y học cổ truyền cũng cho rằng châm cứu có lợi cho hệ thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và trương lực cơ.
Châm cứu có an toàn không?
Lời khuyên của NHS cho biết châm cứu là an toàn khi được thực hành với vệ sinh tốt bởi thầy thuốc có trình độ.
Một số người gặp phải tác dụng phụ nhẹ, kéo dài như:
Đau khi kim đâm vào da
Chảy máu hoặc bầm tím khi kim đâm vào da
Lơ mơ
Cảm thấy không khỏe
Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất
Làm nặng thêm các triệu chứng có sẵn
Nếu bạn bị rối loạn chảy máu, chẳng hạn như bệnh máu khó đông, hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, hãy hỏi bác sĩ trước khi định châm cứu.
Châm cứu cũng thường không được khuyên nếu bạn bị dị ứng kim loại hoặc nhiễm trùng ở khu vực có thể sẽ cắm kim.
Nói chung châm cứu là an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, hãy cho bác sĩ châm cứu biết nếu bạn đang mang thai vì một số huyệt không an toàn trong thai kỳ.
Cẩm Tú
Theo DM/Dân trí
Vợ chồng chi hơn 2,3 tỷ cho 18 lần thụ tinh nhân tạo cuối cùng đậu thai bằng phương pháp cực kỳ đơn giản này Marissa đã trải qua 300 mũi tiêm, 60 xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, uống thuốc, châm cứu... và tiêu tốn 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng) trước khi phát hiện vận dụng sai phương pháp chữa hiếm muộn. Giống như các cặp vợ chồng khác, Marissa và Trent Laslett sống ở thành phố Adelaide (Úc) cũng mong muốn gia đình...