Gội đầu bằng vitamin B1 sẽ giúp tóc nhanh dài?
Em có nghe nói về việc gội đầu bằng thuốc Vitamin B1 giúp làm dài tóc rất nhanh. BS có thể cho em biết cách này đúng không ạ?
Chào bác sĩ, Em có nghe nói về việc gội đầu bằng thuốc Vitamin B1 giúp làm dài tóc rất nhanh. BS có thể cho em biết là cách này đúng hay không ạ? Em cảm ơn BS nhiều. (Lily Nguyen – lily…@gmail.com)
Ảnh minh họa
Em Lily Nguyen thân mến,
Vitamine B1(thiamine) là một vitamine tan trong nước, là một chất trung gian cho quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng trong chu trình Krebs cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ cơ. Vitamine B1 cũng cần cho quá trình tổng hợp kératine và giúp ích cho sự tăng trưởng, tái tạo của tóc. Nhưng “vai chính” cho một mái tóc khỏe đẹp lại không thuộc về vitamine B1, mà thuộc về những “nhân tố” khác như: đạm (protein là thành phần chính để tạo kératine), vitamine B6, B12, Biotin, vitamine E, C, acide béo và khoáng chất (sắt, silic)…và sự cung cấp chủ yếu các thành phần này lại thông qua một con đường quan trọng nhất mang tên “ẩm thực”.
Tóc mọc nhanh hay chậm, nhiều hay ít tùy thuộc vào di truyền, vào khả năng tưới máu từ da đầu, dinh dưỡng tốt từ chế độ ăn uống, kết hợp chế độ chăm sóc hợp lý từ bên ngoài, nên hạn chế hấp, sấy, nhuộm, sử dụng hóa chất lên tóc, bảo vệ tóc khi ra nắng,…
Video đang HOT
Cho nên điều quan trọng nhất là em phải biết cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày của mình sao cho đủ chất, kết hợp rèn luyện cơ thể sao cho khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, có như vậy thì tóc em tự nhiên sẽ khỏe đẹp mà không phải băn khoăn khổ sở vì những câu chuyện “siêu tưởng” từ quảng cáo.
Việc bổ sung các vitamine cho tóc bằng thuốc hay thực phẩm chức năng chỉ thật sự cần thiết khi nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày bị thiếu hụt hoặc sau một stress sinh lý như chấn thương, phẫu thuật, sau sinh,… hoặc do một bệnh lý kém hấp thu của ruột, em nhé.
Theo Alobacsi
Dùng dầu dừa thế nào để dưỡng da và tóc hiệu quả nhất
BS Khải ơi, em nghe nói dầu dừa tốt cho da và tóc. Vậy phải dùng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ạ?
BS Khải ơi, em nghe nói dầu dừa tốt cho da và tóc. Vậy phải dùng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ạ? Em cám ơn BS Khải và AloBacsi rất nhiều.
(Quỳnh Mai, 19 tuổi - Tiền Giang)
Ảnh minh họa
Chào bạn Quỳnh Mai,
Thành phần dầu dừa chủ yếu chứa acide béo bão hòa dạng chuỗi có độ dài trung bình, các phân tử nhỏ của dầu dừa thấm qua da dễ dàng và đảm bảo duy trì độ ẩm tự nhiên của da, giúp da mịn màng hơn sau khi sử dụng.
Đối với tóc, dầu dừa góp phần làm tóc trơn mượt, cũng như cân bằng độ ẩm cho da đầu và hạn chế sự xuất hiện của gàu. Tuy nhiên dầu dừa nguyên chất thường có tác dụng tốt hơn dầu dừa tinh luyện do giữ được hàm lượng vitamine đáng kể cũng như các thành phần chống oxy hóa - một trong các vũ khí chống lại sự lão hóa.
Cách sử dụng dầu dừa:
- Cho tóc:
Thoa dầu dừa trực tiếp lên da đầu, sau đó massage tóc từ gốc đến ngọn, để như vậy ít nhất 30 phút trước khi gội đầu lại sạch bằng nước, nên thực hiện ít nhất 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên để khả năng hấp thu dầu dừa cao nhất cho da đầu, bạn nên thực hiện việc thoa dầu dừa lên tóc trước khi ngủ và để qua đêm với khăn quấn đầu và gội đầu lại thật sạch vào sáng hôm sau.
- Cho da: Dầu dừa có thể được sử dụng như một chất làm ẩm tự nhiên an toàn và hiệu quả.
Thoa một lớp thật mỏng dầu dừa trên da của bạn sau khi tắm hoặc có thể sử dụng dầu dừa để massage sẽ giúp da bạn mềm mại hơn, tuy nhiên việc thoa từng lớp mỏng sẽ giúp da bạn dễ hấp thu hơn là thoa một lớp dầu thật dày.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng dầu dừa:
- Trường hợp những người dị ứng vớí các thành phần có trong dầu dừa thì nên tránh sử dụng.
- Khi sử dụng cho tóc, bạn nên gội đầu lại sau một ngày, nếu không da đầu sẽ có mùi hôi khó chịu.
- Chỉ một ít dầu là đủ cho tóc, đừng sử dụng nhiều sẽ làm tóc bạn nhày mỡ và dễ bám bụi.
Theo Alobacsi
Có nên tẩy nốt ruồi ở mi mắt Con gái tôi (20 tuổi) có một nốt ruồi rât lớn trên mí mắt, ngay chỗ đường lông mi. Xin hỏi bác sĩ, có nên phá bỏ nốt ruồi này không? Thưa bác sĩ, con gái tôi (20 tuổi) có một nốt ruồi rât lớn trên mí mắt, ngay chỗ đường lông mi. Xin hỏi bác sĩ, có nên phá bỏ nốt ruồi...