Gọi cứu hộ ô tô, những lưu ý nếu không muốn xe bị hỏng thêm?
Các bác tài nên trang bị những kiến thức cơ bản dưới đây để đỡ làm mất thời gian khi gọi cứu hộ hoặc làm xe mình thêm hư hỏng nặng hơn
Xe bị tai nạn giao thông hoặc gặp sự cố trên đường là điều không ai mong muốn. Lúc đó phải nhờ xe cứu hộ giao thông để mang xe về garage sửa chữa. Tuy nhiên, gọi xe cứu hộ như thế nào cho phù hợp với xe của mình thì chắc không phải ai cũng nắm. Các bác tài nên trang bị những kiến thức cơ bản này để đỡ làm mất thời gian hơn khi gọi cứu hộ giao thông hoặc làm xe mình thêm hư hỏng nặng hơn. Bởi nếu dịch vụ cứu hộ kéo xe sai cách có thể làm hỏng các bộ phận truyền động của xe như hộp số, khóa vi sai. Lúc này chúng ta có thể can thiệp nếu trang bị được những kiến thức sau.
Điều cơ bản nhưng quan trọng nhất khi gọi cứu hộ giao thông là các bác tài phải biết các thông số kỹ thuật về chiếc xe mình đang sử dụng. Khi gọi đến trung tâm cứu hộ giao thông cần thông báo cho nhân viên biết loại xe, kiểu dẫn động và tình trạng đang gặp phải để dịch vụ cứu hộ giao thông điều động phương tiện phù hợp. Nếu chưa rõ bất kỳ thông số nào, nên gọi cho đại lý ô tô hoặc công ty bảo hiểm để được tư vấn.
Có những loại dẫn động nào?
Việc cứu hộ ô tô theo kiểu kéo hay chở phụ thuộc vào kiểu dẫn động của xe. Có 3 kiểu dẫn động gồm: dẫn động cầu trước (Front Wheel Drive – FWD), dẫn động cầu sau (Rear Wheel Drive – RWD), dẫn động 2 cầu gồm dẫn động 4 bánh toàn thời gian (All Wheel Drive – AWD) và dẫn động 4 bánh bán thời gian (Four Wheel Drive – FWD). Những cụm từ viết tắt này thường được dán ở phía sau của nhiều mẫu ô tô. Việc nắm bắt các thông tin về kỹ thuật thường khó hơn đối với chị em phụ nữ, chị em có thể lưu thông tin của xe vào điện thoại hoặc giấy tờ gì đó để trên xe phòng khi cần. Thông thường, phần lớn xe đô thị, hatchback, sedan cỡ nhỏ đến trung, crossover cỡ nhỏ đều có kiểu dẫn động cầu trước. Các loại xe thể thao, sedan hạng sang, minivan có kiểu dẫn động cầu sau.
Cứu hộ xe dẫn động cầu trước và cầu sau
Video đang HOT
Xe dẫn động cầu trước và cầu sau có thể dùng được cả hai hình thức cứu hộ là kéo và chở. Tuy nhiên đa phần các trung tâm cứu hộ thường sử dụng hình thức kéo vì tính tiện lợi hơn.
Đối với xe dẫn động cầu trước, xe cứu hộ sẽ nâng phần bánh trước của xe, phần bánh sau tiếp đất và được kéo theo sau. Xe dẫn động cầu sau thì ngược lại. Tóm lại, xe sử dụng kiểu dẫn động cầu nào thì nâng bánh phần đó.
Cứu hộ xe dẫn động 2 cầu
Đối với xe dẫn động 2 cầu thì nên dùng phương pháp cứu hộ theo kiểu chở. Trường hợp bắt buộc phải kéo thì có thể dùng con lăn cho 2 bánh còn lại. Nếu không sử dụng con lăn khi kéo theo cách thông thường, bánh xe quay sẽ tác động ngược lại lên bộ truyền động và hộp số lúc động cơ xe không nổ, dầu bôi trơn không được cung cấp sẽ gây nóng và hao mòn các chi tiết máy.
Theo Giaothong
Lái xe ngay khi khởi động ô tô - sai lầm tai hại cho động cơ nhiều tài xế mắc
Theo các chuyên gia về ô tô, đa phần các tài xế đều mắc sai lầm khi vừa nổ máy ô tô đã lái xe đi. Điều này không nên vì sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới động cơ ô tô.
Có nên khởi động xe ô tô và lăn bánh ngay lập tức?
Theo thói quen và tùy thuộc vào mức độ công việc thì nhiều tài xế có cách khởi động xe và điều khiển xe khác nhau. Việc khởi động xe đợi khoảng vài phút rồi mới cho xe lăn bánh hay khởi động cách mà nhiều tài xế thường làm. Cũng có nhiều tài xế khởi động xong lái xe đi ngay lập tức là việc làm sai lầm.
Ngay sau khi khởi động đã lái xe luôn sẽ gây hại cho động cơ ô tô tài xế nào cũng nên biết
Trước hết, tài xế cần hiểu về cơ chế bơm dầu động cơ, thao tác khởi động xe sẽ kích hoạt luôn cơ chế này vì chúng kết nối với nhau. Chỉ trong vài giây, dầu được bơm vào các bộ phận chuyển động của động cơ. Khoảng thời gian ít ỏi đó cũng đủ bôi trơn động cơ trong lúc trục khuỷu quay ở tốc độ 600-700 vòng/phút.
Khi đó, dầu động cơ đã kịp tuần hoàn hàng trăm lần qua các chi tiết bên trong. Nếu tài xế nổ máy và cài số cho xe chuyển động ngay tức khắc cũng không gây hại gì nhiều nếu chỉ một vài lần. Nhưng điều này lặp lại hàng ngày sẽ không tốt cho động cơ vì xe chỉ thực sự nóng sau khoảng 10 phút khởi động.
Nhiều chuyên gia cũng chia sẻ về việc khởi động xe đúng tiêu chuẩn là phải chờ thêm vài phút rồi mới cho xe di chuyển từ từ thay vì đạp ga thật mạnh. Ngoài ra khi khởi động xe đồng thời sẽ kích hoạt luôn cơ chế bơm dầu vì chúng được kết nối với nhau. Trong thời gian ít ỏi thì dầu chưa kịp bôi trơn hết các bộ phận chuyển động của động cơ do đó nên đợi một vài phút để dầu được bôi trơn tất cả và làm nóng động cơ là điều khiện tốt nhất và đúng tiêu chuẩn để di chuyển.
Nổ máy ô tô đúng cách để khỏe người, bền xe
Chuẩn bị vị trí lái
Mở cửa xe và ngồi vào vô lăng. Sau đó sẽ điều chỉnh ghế ngồi theo tư thế thoải mái mà hai chân có thể đạp phanh và đạp côn dễ dàng. Sau đó điều chỉnh lại gương chiếu hậu để có thể quan sát phía sau và xác định điểm mù.
Ngồi vào ghế phải đúng tư thế và thắt dây an toàn
Nên xác định rõ vị trí của chân phanh, chân côn, chân ga và cần số để có thể thao tác nhanh gọn, không mất nhiều thời gian. Ngoài ra, bạn cũng cần phải thắt dây an toàn để đảm bảo an toàn cho bản thân của mình. Nếu có người ngồi xe chung, bạn cần yêu cầu mọi người thắt dây an toàn trước khi di chuyển để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Tiếp theo hãy cắm chìa khóa vào ổ khóa để có thể khởi động xe. Thông thường, ổ khóa được đặt ở vị trí khá dễ nhìn thấy, ngay gần vô lăng và có một mảnh kim loại tròn giúp dễ dàng xác định vị trí của ổ khóa. Tuy nhiên, hiện nay đối với một số mẫu xe mới, nhà sản xuất đã lược bỏ đi bộ phận ổ khóa mà thay bằng công tắc "Engine Start" để nổ máy ô tô nhanh chóng.
Vặn chìa khóa để khởi động máy xe
Đối với xe số sàn có 3 bàn đạp khác nhau là bàn đạp ga, bàn đạp phanh và bàn đạp ly hợp và bàn đạp ly hợp là quan trọng nhất, bởi để có thể chuyển số hay phanh cũng phải cần nhấn nhằm ngắt kết nối với động cơ sau đó mới thực hiện thao tác. Khi khởi động xe số sàn, cần đặt cần số tại chữ "N" (Neutral). Đối với xe tự động cần đặt cần số vị trí "N" hoặc "P" để có thể khởi động xe tự động. Do đây là hộp số tự động, nên xe chỉ có 2 loại bàn đạp là bàn đạp phanh và bàn đạp ga.
Theo VietQ
Xe ô tô có thể đi lùi nhanh cỡ nào? Chắc hẳn bạn từng chứng kiến những ngôi sao hành động lùi chiếc xe của họ trên đường cao tốc với tốc độ lên tới 100 km/h. Nhưng liệu xe ô tô có thể đi lùi với tốc độ cao như thế hay không? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Trên lý thuyết, tốc độ khi đi số lùi của xe...