Gỏi cá hố bóp chanh ngon đến chân răng
Vào mùa này gió nồm thổi nhẹ, cá biển nhiều, nhất là cá hố. Và món lạ duy nhất chỉ có ở quê tôi, món truyền thống đặc trưng ở làng biển – gỏi cá hố.
Nhân có mấy người bạn ở Sài Gòn ra chơi, sáng ra làng biển Nhơn Hội xã An Hoà, Phú Yên tôi mua cá hố tươi rói về làm món “bửu bối” quê nhà đãi khách. Cá hố làm gỏi phải là loại cá hố loại nhỏ (cá hố dải) được đánh bắt bằng cách đi thúng chai thả lưới cước. Đi chợ biển thật sớm để chọn con thật tươi xanh. Nhìn con cá hố tươi da trắng bóng, sáng đều, không bị trầy tróc, toàn thân cá cứng chắc, mắt sáng. Trong suốt thời gian từ khi mua về cho đến lúc chế biến phải luôn giữ lạnh cá.
Thường làm khoảng 20 con cá cho năm, sáu người ăn là vừa. Cá hố đem về, ướp lạnh ngay bằng đá viên rồi chế biến tuần tự các bước: cắt đầu đuôi, dùng tay tước hết kỳ (cái ghi) trên lưng rồi dùng cát sạch hoặc miếng vải có độ nhám kẹp tuốt hết phần phấn trắng bám trên thân cá. Xong bước này, con cá không còn màu trắng sáng nữa mà là màu trắng đỏ. Rửa thật sạch lần cuối, bỏ vào thau đá mới. Dùng dao thật bén lóc lấy thịt hai bên rồi cắt thành từng miếng độ 4cm, bỏ phần xương sống. Cắt cá xong, cho ít muối và bột ngọt vào rồi ngâm một hồi cho thịt cá săn chắc rồi chắt bỏ hết nước. Đến đây nếu ăn liền thì tiếp tục chế biến, chưa ăn có thể để tủ lạnh cũng không sao.
Ăn gỏi cá hố đòi hỏi đủ gia vị. Trước hết phải vắt được một tô nước chanh. Trước khi trộn gỏi, đổ nguyên tô nước chanh vào phần cá vừa cắt thành miếng, ngâm độ mười phút vớt cá ra, dùng tay vắt cá thật khô. Lúc này miếng cá đã chuyển sang màu trắng đục. Và vẫn tiếp tục giữ độ lạnh. Khi ăn lấy ra trộn từng phần cá với hành tây xắt nhỏ, các loại rau thơm như húng, tía tô, é quế, rau răm, xoài xanh, khế, đậu phộng rang, tiêu hạt… Ăn gỏi cá hố, nhất thiết kèm với một chén nước mắm ngon giã với ớt – tỏi – chanh – đường và vài cái bánh tráng nướng. Khi ăn, gắp từng nhúm gỏi cá bỏ vào chén, thêm rau thơm, lấy nhúm đậu phộng, vắt thêm tí chanh, ít hạt tiêu, bóp bánh tráng vụn ra rồi chan tí nước mắm pha, thế là lùa ngon lành. Ôi, cảm giác thơm ngọt vào đến tận chân răng.
Mấy anh bạn của tôi hôm ấy, ban đầu thấy lạ chưa mạnh miệng nhưng làm được vài miếng rồi lại tấm tắc mà ăn đến no say. Rồi có bạn phán rằng, “món này phải nằm trong sách các món ngon Việt Nam mới xứng tầm!”
Video đang HOT
Theo SGTT
Cao lầu đậm chất xứ Quảng giữa lòng Sài Gòn
Cao lầu là món ăn đơn giản với sợi mì, thịt lợn, rau và một ít nước dùng nhưng ai đã một lần ăn thử sẽ không quên được hương vị của nó.
Rau ăn kèm là cải con và rau đắng. Mỗi phần ăn như vậy có giá 45.000 đồng.
Mì Quảng và cao lầu là hai món ăn nổi tiếng của phồ cổ Hội An giữa Sài Gòn, khác với món mì Quảng nổi tiếng và được nhiều người ưa thích, thì cao lầu vẫn còn là một món ăn mới lạ và có rất ít quán bán món ăn này ở thành phố mang tên Bác.
Nằm trên con đường Lê Thị Hồng Gấm (quận 1), Fai Fo là một trong ít quán có món cao lầu nổi tiếng của người xứ Quảng. Có hình thức giống với mì Quảng nhưng cao lầu là một món ăn có nhiều nét đặc trưng riêng biệt của mình. Khác với những món ăn khác có thể biến tấu với nhiều nguyên liệu ăn kèm, cao lầu chỉ "chung thủy" với một công thức duy nhất đó là sợi mì, thịt lợn, rau sống và ít nước dùng.
Cao lầu có sợi mì được làm từ bột gạo nhưng cách chế biến của nó thì phức tạp hơn rất nhiều. Bột gạo sau khi xay được ngâm chung với tro, tro ở đây nhất thiết phải là loại tro được đốt từ một loại cây sống ở Cù Lao Chàm. Vì ngâm chung với nước tro nên những sợi mì có màu sậm, hơi đục, ăn vào dai và cứng hơn sợi mì Quảng. Theo cô Khanh, chủ quán Fai Fo, các quán bán cao lầu ở Sài Gòn không thể làm được sợi mì này vì nhiều lý do nên toàn đặt hàng từ Hội An mang vào.
Những sợi mì có màu trắng đục, hơi cứng và dai.
Sợi mì khô được chiên giòn, vàng ươm.
Thịt lợn thái lát.
Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.
Nếu muốn thưởng thức vị ngon của món ăn này, bạn có thể đến quán Fai Fo ở địa chỉ: 139 Lê Thị Hồng Gấm, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM. Mỗi bát cao lầu ở đây có giá 45.000 đồng. Ngoài cao lầu thì ở đây cũng có rất nhiều món ăn đặc sản của miềng Trung như tré, nem, gỏi cá mai, cơm gà phố Hội... quán bán từ 10h đến khuya.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
Về Vũng Tàu ăn bánh khọt 'mầm đá' Gọi như thế bởi thực khách không chỉ chờ chực "săn" chỗ ngồi mà còn đợi dài cổ mới được phục vụ. Ăn bánh khọt ở Sài Gòn hay tại tỉnh, vùng miền nào đã cảm thấy thú vị. Đến Vũng Tàu, sau khi ngụp lặn trong làn nước biển xanh rì lại được cắn miếng bánh giòn thơm, nóng hổi thì càng...