Gọi 1 ly nước ngồi “mài mông” cả ngày: Khách làm chủ tức phát khóc
Chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói của dân F&B rằng: “ khách hàng là thượng đế”. Thế nhưng, thực tế nhiều ông đế lại quên mất đây là Trái đất, chứ không phải là trời xanh để muốn làm gì thì làm.
Nhiều quán cafe mở ra hiện nay chỉ đón khách đến sống ảo vài tấm hình rồi ngồi lân la cả buổi (Ảnh minh họa Pinterest)
Cũng có một quán cafe nhỏ cạnh trường đại học, tôi tự hiểu rằng khách hàng rất quan trọng đối với các điểm kinh doanh nói chung và quán cà phê nói riêng. Trước đây, thời điểm mới mở, tôi cũng như nhiều dân F&B khác luôn niềm nở, đón nhận những điểm thiếu tích cực như cho khách ngồi lâu, chêm trà liên tục, phục vụ wifi máy lạnh căng đét… Mới khởi nghiệp, bỏ một đống vốn cùng lúc, tư tưởng của nhiều người chứ không phải riêng tôi đó là muốn quán khi nào cũng có khách.
Diễn đàn của người làm nghề dịch vụ cũng liên tục xuất hiện các cuộc tranh luận về “biện pháp xử lí khách ngồi lâu”, “ý kiến về những vị thượng đế chỉ gọi 1 ly nước nhưng đổ bê tông nhiều giờ liền”… Chung lại, đa phần vẫn cho rằng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, thà có người mọc rễ ở quán còn hơn ế ẩm cả ngày. Họ cho biết vốn đã là người làm dịch vụ thì phải coi khách hàng là tất cả, là sống còn và muốn phát triển thì phải “đội lên đầu”.
Quán cafe dường như là điểm đến quen thuộc của nhiều người (Ảnh: Instagram N.F)
Xây dựng một điểm đến trong nghề F&B, đòi hỏi người kinh doanh phải chấp nhận cùng lúc đổ ra rất nhiều khoản chi như decor, máy lạnh, wifi… Tất cả chỉ mong đem đến một không gian thoải mái, hấp dẫn và lôi kéo được nhiều khách hàng. Thế nhưng, không phải ai cũng may mắn đón nhận được nhiều lượt khách ra vào trong ngày. Chính vì vậy, dù chỉ có một khách, hay khách có cắm rễ với 1 cốc nước cũng vui vẻ chấp nhận là điều dễ hiểu.
Và không sớm thì muộn, tư tưởng này dẫn đến nhiều hệ luỵ. Không ít quán cà phê ngán ngẩm với cách mà các vị thượng đế hành xử. Thậm chí, vì những đối tượng này mà cả mấy trăm triệu đồng bỏ vốn cũng nhanh chóng “không cánh mà bay”. Điển hình, quán của tôi là một ví dụ.
Video đang HOT
Nhân viên là người “khóc đầu tiên” khi quán có những vị khách ngồi quá muộn (Ảnh minh họa Dân việt)
Vì phục vụ đối tượng chủ yếu là sinh viên, không khó bắt gặp hình ảnh các nhóm 5-7 người, cắm sạc laptop, điện thoại rồi ngồi lê la buôn chuyện, học bài hay cày game từ sáng tới trưa. Thậm chí, thỉnh thoảng còn nghe họ phàn nàn những câu như “điều hoà chả mát” hay “wifi chạy chậm rì rì”.
Chưa kể, cặp đôi này hẹn hò, nữ sinh kia thất tình, việc gọi 1 ly nước rồi trầm ngâm 5-6 giờ đồng hồ là “điều quá bình thường luôn”. Số điện vẫn nhảy, hao mòn vật tư vẫn có, mình cảm thông cho khách nhưng các vị thượng đế chẳng chịu thấu hiểu. Nhiều khi nhìn họ sạc thiết bị điện tử nhiều giờ đến mức ngủ quên mà “tức phát khóc”
Ý thức khách hàng luôn là điều nan giải cho những người làm nghề dịch vụ. Nếu không khôn ngoan thì ngay lập tức bị “bóc phốt” trên mạng xã hội. Đâu phải ai cũng đủ kinh nghiệm để “đuổi thẳng cổ” những tên bất trị ra khỏi quán.
Quán cafe hiện nay được đầu tư khá kỹ lưỡng nhưng vẫn còn nhiều tồn tại trong quá trình vận hành (Ảnh minh họa: Pinterest)
Có người nói rằng, tôi bỏ tiền ra thì trong đồ uống đã bao gồm hết các chi phí phát sinh. Xin thưa, 1 ly nước có thể lời được 10-20 nghìn đồng, thế nhưng, nó gánh nào tiền điện, nước, nguyên liệu, nhân viên, mặt bằng… Xét về tất tật phí thì nó chẳng “xi nhê” gì. 1 khách không làm nên lãi quán, chính vì thế, muốn có lợi nhuận thì phải trông chờ vào số lượng. Vậy thì, 1 người “đổ bê tông” nhiều giờ, hay nhóm khách cắm rễ làm mất chỗ, thử hỏi quán thu về được bao nhiêu.
Ở các nước trên thế giới như Mỹ hay Thái Lan, họ đã sử dụng nhiều cách hạn chế số lượng người ở lại quán quá lâu như tính phí wifi hoặc giới hạn giờ. Thế nhưng, tại Việt Nam, do là 1 trong 10 quốc gia có giá cước Internet rẻ nhất thế giới, nên việc cho xài miễn phí trở thành điều đương nhiên. Từ đó, quán cà phê xuất hiện trong tâm thức người tiêu dùng như 1 điểm “dùng chùa”, nghỉ trưa, học bài… vô tội vạ. Chỉ cần phục vụ được nhu cầu bản thân, còn lời lãi thì quán “tự đi mà tính”. Bởi vậy, không quá khó hiểu khi doanh thu quán tôi “âm” sau khi trừ các chi phí. Có lúc tôi đã nghĩ tới chuyện đóng cửa. Sau này, rút kinh nghiệm, quán cà phê của tôi chỉ phục vụ mang đi.
Gọi một ly nước rồi cắm rễ, hay thoải mái sử dụng quán cà phê như nhà trọ là việc hết sức vô tâm. Làm hơn hãy thay đổi và văn minh bởi có nhiều người đang trở thành “con nợ” vì chính thói quen đó của bạn!
*Bài viết mang quan điểm cá nhân*
Chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam bị tố "đuổi" khách sau 1 tiếng: Nhân viên không báo trước, yêu cầu khách rời đi sau 60 phút hoặc phải gọi thêm đồ?
Bài viết phản ánh của khách hàng này đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng, nhưng sau khi đăng tải không lâu thì hiện đã "không cánh mà bay".
Ngày 29/6, trên một nhóm cộng đồng chuyên review ẩm thực với gần 700.000 thành viên, một tài khoản Facebook đã đăng đàn phàn nàn về dịch vụ tại quán cà phê H, nằm trên đường Cầu Giấy (Hà Nội). Đáng chú ý, cửa hàng thuộc một chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam với hơn 300 điểm bán.
Cụ thể, cô gái P.H bày tỏ sự phẫn nộ và bất ngờ với chính sách "ngồi 60 phút" tại cửa hàng này. Theo đó, nhân viên của quán đã không thông báo trước về việc khách hàng chỉ được ngồi trong vòng 1 giờ, nhưng rồi lại bất ngờ đi ra thông báo khi khách đang ngồi và yêu cầu gọi thêm đồ nếu muốn tiếp tục ở lại quán.
"Hôm nay là một trải nghiệm cực tồi tệ mình có ở H.
Mình gọi đồ từ 8h36p, vậy tính thời gian ra đồ và ổn định chỗ ngồi khoảng 3-5 phút là mình bắt đầu vào việc (mình hay làm việc ở H) lúc 8h40p. Và khi đang mải mê cày cuốc, đúng 9h24p bạn nam phục vụ ra thông báo rõ to, nguyên văn THỜI GIAN NGỒI 1 GIỜ CỦA CHỊ ĐÃ HẾT, nếu chị muốn ngồi thêm vui lòng gọi thêm đồ => chưa nói đến chuyện khác nhưng mình còn tận 15 phút ???
Tại sao lúc mình gọi đồ không ai thông báo? Tại sao không thông báo trên web hoặc fanpage chính thức của H?
Mình không biết đây là hành động đã được truyền thông cho cả chuỗi H hay chỉ một cửa hàng tại 299 Cầu Giấy. Nhưng hôm nay, ngay tại thời điểm được "nhắc nhở" đó mình xấu hổ thật sự và rất bực mình. Có thể nói là chưa ngồi nóng mông đó.
Mình sẽ không quay lại bất kỳ H nào nữa. Thực ra "vắng mợ chợ vẫn đông", câu này chiều nào cũng đúng, nhưng doanh nghiệp nào cũng nghĩ như thế này thì chẳng sớm hoặc muộn cũng tan nát ", cô P.H viết.
Nguyên văn bài viết của P.H trên nhóm review ẩm thực.
Dưới bài viết, cô cũng tiết lộ đã gửi mail phản ánh sự việc này với thương hiệu H. Ngay lập tức, bài viết đã thu hút hàng nghìn lượt tương tác từ cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ sự bất ngờ vì trước đó, chưa từng có chuyện tương tự xảy ra tại các cửa hàng của thương hiệu cà phê nổi tiếng này. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng đây là chiêu để cửa hàng thu thêm tiền từ khách.
Cùng lúc đó, nhiều khách hàng đã "kéo" vào Fanpage chính thức của H để yêu cầu thương hiệu lên tiếng, xác minh vụ việc. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, fanpage của H vẫn chưa có động thái phản hồi nào. Hiện bài viết của P.H không còn hiển thị trong group.
Chúng tôi cũng đã liên hệ với cửa hàng tại 299 Cầu Giấy để xác minh nhưng nhân viên từ chối đưa ra câu trả lời.
Shark Việt tiết lộ loạt thói quen thường làm ở nhà mà trên Shark Tank không bao giờ thấy, và quan điểm "việc không xong thì không ăn không ngủ" Cuộc sống hàng ngày của một Shark đằng sau các thương vụ triệu đô sẽ như thế nào? Tính tới thời điểm hiện tại, Shark Tank đang là một trong số ít chương trình truyền hình về lĩnh vực kinh doanh được quan tâm nhất tại Việt Nam. Bởi nó giúp mọi người có cách nhìn thực tế, chuyên nghiệp hơn về mọi...