‘Gốc Việt’ niềm tự hào hão huyền?
Nhân chuyến thăm nhà thờ họ Phan Huy ( Quốc Oai, Hà Nội) của ông Ban Ki-moon bàn về niềm tự hào “gốc Việt”.
Bà Hào đi chợ về, thấy ông Tự vẫn đang ngồi đọc báo liền hỏi:
Bà Hào: Nay báo mới có tin gì hấp dẫn mà ông đọc say sưa vậy?
Ông Tự: (đặt tờ báo xuống) Tôi đọc xong rồi đây. Thông tin liên quan đến việc ông Ban Ki-moon – Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tới thăm nhà thờ họ Phan Huy rồi để lại bút tích ấy mà.
Bà Hào: Ông tiếp cận thông tin chậm chạp thế. Tin này tôi đọc trên “Phây” (Facebook) từ mấy hôm trước rồi. Tự hào ghê, hóa ra Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) là người gốc Việt!
Ông Tự: (cười) Bà “tự hào” sớm quá. Giờ đã có kết luận chính xác đâu.
Bà Hào: Thì thủ bút của ông Ban Ki-moon ghi rõ rành rành: “là một người con của dòng họ Phan”, rồi “sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”. Không tin tôi mở máy cho ông xem.
Ông Ban Ki Moon chụp ảnh cùng đại diện dòng họ Phan Huy. Ảnh: Tạ Thủy.
Video đang HOT
Bà Hào: Khác với ông, tôi không thích cách người Việt tự ti, thậm chí là chối bỏ gốc gác. “Gốc” chính là “quê hương”, chúng ta tự hào về “gốc Việt” cũng là tự hào về quê hương mình, về dòng máu Việt đang mang trong người. Người gốc Việt giành chiến thắng trên “đấu trường quốc tế” cũng làm rạng danh Tổ quốc như người Việt sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, đúng không?
Ông Tự: Nói “rạng danh Tổ quốc” là sai rồi! Họ mang một phần gốc gác Việt nhưng không mang quốc tịch Việt Nam. Nên tôi có thể mừng cho họ, chứ không thể tự hào vì họ. Trừ phi họ nói được tiếng Việt, hiểu được văn hóa Việt, nhiều lần về thăm quê hương hoặc tích cực quảng bá những nét đẹp của Việt Nam với bạn bè quốc tế…
Tôi nghĩ, bà nên gạt bỏ niềm tự hào hão huyền ấy và học cách gìn giữ, trân trọng “giá trị Việt” thông qua việc tôn vinh (chứ đừng vùi dập) các tài năng Việt, ủng hộ (chứ đừng bới lông tìm vết) hàng Việt chất lượng cao… thì thiết thực hơn nhiều!
Ngân Hà (ghi)
Theo_Người Đưa Tin
Tổng thư ký LHQ từng thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam?
Chủ tịch xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) xác nhận, lực lượng công an xã từng phối hợp cùng lực lượng công an huyện đảm bảo an ninh cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon về thăm nhà thờ họ Phan Huy trên địa bàn xã.
Trước đó, vào sáng ngày 30.10, một trang báo nước ngoài đăng tải bài viết với tiêu đề "Ông Ban Ki-moon có gốc gác Viêt Nam?". Trong bài viết này, tờ báo đưa lên một số hình ảnh được cho là ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ dòng Phan Huy ở xã Sài Sơn.
Hình ảnh ông Ban Ki-moon tới thăm nhà thờ dòng họ Phan Huy ở Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. (Ảnh gia đình cung cấp)
Trao đổi với PV sáng 31.10, ông Đỗ Văn Tâm - Chủ tịch xã Sài Sơn xác nhận, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon từng về xã thăm nhà thờ họ Phan Huy. Thời điểm này, UBND xã Sài Sơn không nắm được thông tin chi tiết về chuyến thăm vì ông Ban Ki-moon không làm việc với chính quyền xã Sài Sơn. Tuy nhiên, chính quyền xã có cắt cử công an xã phối hợp cùng lực lượng công an, quân sự huyện Quốc Oai đảm bảo an ninh cho chuyến thăm của ông Ban Ki-moon.
Một lãnh đạo Công an huyện Quốc Oai cũng xác nhận với chúng tôi, hôm 23.5, Công an huyện Quốc Oai có cắt cử lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng đảm bảo an ninh cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon về thăm nhà thờ họ Phan Huy ở xã Sài Sơn.
Trao đổi với PV, ông Phan Huy Thanh, Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy cho biết, vào khoảng 4 giờ chiều, ngày 23.5.2015, ông Ban Ki-moon cùng vợ và một số cán bộ theo đoàn đã xuống thăm nhà thờ họ Phan Huy. Đi cùng ông Ban Ki-moon, còn có ông Phan Huy Huân, Trưởng dòng họ Phan Huy ở Hà Nội.
"Trước đó khoảng 10 ngày, người trông coi nhà thờ dòng họ Phan Huy là ông Phan Huy Giám được một người phụ nữ tới liên hệ và cho biết, một lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc muốn tới thăm nhà thờ dòng họ.
Tuy nhiên, phải 2 ngày trước khi ông Ban Ki-moon tới thăm, chúng tôi mới biết là người tới thăm là ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.
Khoảng 4h ngày 23.5, ông Ban Ki-moon tới thăm nhà thờ họ Phan Huy. Đại diện cho dòng họ Phan Huy tiếp đón Ban Ki-moon khoảng 10 người. Sau khi nghe chúng tôi giới thiệu, ông Ban Ki-moon đã thắp hương trong nhà thờ họ và sau đó để lại lưu bút", ông Thanh cho biết.
Ông Ban Ki-moon viết lưu bút tại nhà thờ dòng họ Phan Huy. (Ảnh gia đình cung cấp)
Bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon được chụp ảnh treo bên ngoài nhà thờ họ Phan Huy, Di tích lịch sử Văn hóa được Nhà nước công nhận. (Ảnh: Tất Định)
Tuy nhiên, theo ông Thanh, trong chuyến thăm nhà thờ dòng họ Phan Huy, ông Ban Ki-moon không hề nhắc tới việc, ông nhận mình thuộc dòng dõi của dòng họ Phan Huy mà chỉ để lại dòng lưu bút.
"Ông Ban Ki-moon tới thăm nhà thờ họ chúng tôi trong khoảng 45 phút rồi rời đi. Khi tiếp xúc, tôi thấy ông Ban Ki-moon khá thân thiện, cởi mở, ông bắt tay từng người trong dòng họ chúng tôi. Khi thấy cháu nhỏ nhà hàng xóm ngó qua tường theo dõi, ông Ban Ki-moon đã tới đưa tay bế các cháu", ông Phan Huy Thanh cho biết.
Theo tìm hiểu, dòng họ Phan Huy là dòng họ nổi bật về văn chương và khảo cứu như TS Phan Huy Ôn, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Phan Huy Sảng đều là nhà thơ, nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam. Đặc biệt là Phan Huy Chú, người cùng với Lê Quý Đôn được gọi là hai nhà bác học trong lịch sử Trung đại Việt Nam.
Nhà thờ dòng họ Phan Huy tại thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn hiện nay được Nhà nước cấp bằng công nhận là Di dích lịch sử Văn hóa.
Nhà thờ dòng họ Phan Huy được Nhà nước cấp bằng công nhận là Di dích lịch sử Văn hóa. (Ảnh gia đình cung cấp).
Theo_Dân việt
Khám phá dòng họ Phan Huy "của ông Ban Ki Moon' tại Hà Tĩnh Liên quan đến việc ông Ban Ki Moon, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về Việt Nam nhận gốc gác, chiều 1/11, PV báo Người Đưa Tin đã tìm hiểu về dòng họ Phan Huy tại xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh). Qua tìm hiểu được biết, dòng họ Phan Huy là một chi thuộc họ Phan ở Việt Nam. Đây...