Gốc quýt cổ thụ chả biết giống gì mà “đẻ” ra cả trăm triệu/năm
Từ một gốc quýt cổ thụ, bằng sự tìm tòi, ham học hỏi, ông Lò Văn Thoản ở bản Nà Mòn (xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã bắt gốc quýt đó “đẻ” ra hàng trăm cây con. Từ những cây quýt nhân giống đó, cứ đến mùa vụ quýt cho thu quả, ông Thoản thu được hàng trăm triệu đồng từ việc bán quả.
Không biết tên đành gọi giống quýt lạ
Trong một chuyến công tác đến xã Mường Và (huyện Sốp Cộp), chúng tôi được nghe kể về lão nông Lò Văn Thoản – người đã ứng dụng khoa học kỹ thuật để “bắt” một cây quýt cổ thụ “đẻ” ra 600 cây quýt con. Từ đó, gia đình ông Thoản đã “sống khỏe” và có thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm. Bản thân ông Thoản cũng không biết cây quýt cổ thụ này là giống quýt gì, còn người dân thì gọi là quýt lạ.
Mặc dù đã nhiều năm chăm bón quýt, nhưng ông Thoản vẫn không biết đây là giống quýt gì, chỉ biết quả ăn ngọt, thanh mát, nhiều nước nên đến mùa thu hoạch còn không đủ bán cho thương lái.
Đang hí hoáy dùng lưới thép B40 quây lấy vườn quýt lạ sai trĩu cành của nhà, ông Thoản, kể lại: Ngày xưa, trong một lần đi thăm người thân ở bản Hốc, ông nội của tôi cầm được 2 quả quýt về ăn rồi đem hạt trồng thử, không ngờ lại phát triển thành cây. Về sau khi cây lớn và bói quả, ăn rất ngọt nên những năm 2.000, tôi được một cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách chiết ghép. Từ đó, mỗi năm tôi chiết ghép một ít. Cứ như vậy, số gốc quýt cứ tăng dần lên qua năm tháng. Đến bây giờ, nhà đang có khoảng 600 cây quýt này.
Theo ông Thoản, quýt cho thu nhập gấp chục lần so với cây sắn, cây ngô
Từ trồng ăn chơi đến trồng để làm giàu
Theo ông Thoản, trong quá trình chiết, ghép nhân giống quýt lạ từ cây quýt cổ thụ, gia đình ông cũng chỉ xác định trồng để ăn chơi chơi, chứ chưa nghĩ đến việc trồng để làm giàu. Vì vậy, những năm tháng đó, những cây quýt trong vườn cũng không được chăm bón gì nhiều, chủ yếu là để cho “trời” chăm bón lấy. Năm 2014, khi quả quýt bắt đầu bán được giá, gia đình ông Thoản mới biết cách chăm bón nên cây quýt mới cho sản lượng cao và có thu nhập từ đó đến nay.
Video đang HOT
“Để có những quả quýt căng tròn đẹp mắt phải quan sát kỹ nếu thấy có bọ xít là phải xử lý ngay, nếu không để ý chúng thường hay chích và làm hỏng quả” – ông Thoan cho biết thêm.
Hiện nhà ông Thoản có khoảng 600 gốc quýt. Trong đó, khoảng 400 cây đã cho thu quả. “Năm 2017 vừa rồi, cả vườn thu được 4,5 tấn quýt tươi. Tôi chả phải mang đi đâu bán cả, thương lái đánh xe vào tận nhà thu mua. Với giá dao động từ 30 – 32.000/kg, sau khi trừ chi phí thuốc men, phân tro, nhà tôi cũng lãi hơn 100 triệu đồng” – ông Thoản phấn khởi, nhớ lại.
Ông Thoan cho biết: Sau mỗi lần thu hoạch quả, cây quýt phải được cắt tỉa đi những cành già, cành bị bệnh để những cành non phát triển.
Vườn ươm cây quýt giống của nhà ông Thoan
Để cây quýt ra hoa và đậu quả tốt, mỗi năm gia đình ông Thoản phải bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây.
“Một tháng sau khi thu quả xong, tùy tuổi thọ từng gốc cây quýt mà tôi bón phân NPK, phân chuồng làm sao cho hợp lý. Trung bình, mỗi gốc quýt tôi bón khoảng 3 – 4 kg phân NPK , 20 – 30 kg phân chuồng. Tiếp đến, từ tháng 5 – tháng 6, tiến hành bón lần thứ 2. Tháng 8, bón lần cuối cùng để cây quýt nuôi dưỡng quả” – ông Thoản tiết lộ.
Giống quýt lạ của gia đình ông Thoản cây nào cây nấy đều cho quả sai trĩu cả cành. Ông Thoản cho biết, vì quả đậu nhiều quá, có cành ông phải vặt bớt đi khi chúng còn non.
Theo Danviet
Đặc sản nếp tan Mường Và ăn một lần nhớ cả đời
Nếp tan Mường Và (xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) được nhiều người biết đến vì hương vị đậm đà và độ dẻo thơm đặc trưng của nó. Những ai đã từng thưởng thức nắm xôi làm từ loại nếp này dù chỉ ăn một lần nhưng sẽ nhớ cả đời về vị thơm ngon khó cưỡng...
Giống lúa nếp tan được bà con các dân tộc: Lào, Thái... ở bản Mường Và lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác, nhà nào cũng có từ 1 đến 2 sào ruộng để trồng. Nếp tan, mỗi năm chỉ trồng được một vụ. Bà con bắt đầu gieo mạ từ cuối tháng 4, cấy vào tháng 6, 7 vì tuổi mạ giống lúa này kéo dài hơn tháng (bình quân khoảng 40 đến 45 ngày). Bắt đầu thu hoạch từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11.
Theo ông Chiến, so với các loại giống lúa khác, giống nếp tan Mường Và có đặc điểm hạt thóc mẩy, dài. Nếp tan khi đồ xôi mà mở vung chõ thì dù ở cách xa đó hàng chục mét cũng sẽ thấy mùi thơm đặc biệt của nó.
Chia sẻ với Dân Việt, ông Lò Văn Chiến, Trưởng bản Mường Và, cho biết: Đến nay, bà con bản Mường Và trồng giống lúa nếp tan trên diện tích khoảng 60 ha, với nhiều loại giống như tan Nhe, tan Hin, tan Lo. Trong đó, chủ yếu là giống nếp tan Nhe, tan Hin.
Theo ông Chiến, nghe các cụ kể lại thì giống lúa nếp tan này được ông trời ban giống cho người dân ở đây từ lâu. Nấu xôi hay làm bánh bằng nếp tan rất thơm ngon và dẻo nên cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, hộ nào cũng sắm cho mình vài chục cân để làm quà biếu tặng cho người thân, bạn bè gần xa.
Trung bình, cứ 1 ha trồng nếp tan cho thu hoạch khoảng 5 tấn thóc
Nói về kỹ thuật chọn giống lúa nếp tan, ông Lò Văn Thoan - Cán bộ khuyến nông xã Mường Và, huyện Sốp Cộp chia sẻ: Giống phải được chọn ngay từ tháng 11, bằng cách ngắt từng bông to, hạt mẩy đều, không bị lẫn tạp.
Để giống nếp tan cho năng suất cao, đất trồng lúa phải được cày, bừa kỹ; mạ cấy thưa vì giống nếp tan cây cao và đẻ nhánh nhiều. Dùng phân NPK bón lót, bón thúc đầy đủ cho cây - ông Thoan cho biết.
Ông Lò Văn Biên, bản Mường Và tâm sự: Nếp tan Mường Và có hạt to, thơm, dẻo. Gạo nếp này đồ xôi mang đi nương để đến vài ngày mà cơm vẫn không bị cứng nên bà con ưa chuộng lắm.
So với các giống lúa khác trên thị trường, giá gạo nếp tan Mường Và có giá cao hơn từ 5 - 6 nghìn đồng/kg nên cũng góp phần cải thiện thu nhập của bà con khi cấy giống nếp này - ông Lò Văn Biên dân bản Mường Và, phấn khởi.
Vùng Dự án bảo tồn và phát triển nếp tan Hin, tan Nhe tại xã Mường Và
Cũng theo ông Thoan, thực hiện Dự án bảo tồn giống tan Nhe, tan Hin, huyện Sốp Cộp đã có kế hoạch tháng 10.2018 sẽ tổ chức công bố Chứng nhận nhãn hiệu nếp tan Mường Và. Sau đó, huyện sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng diện tích vùng trồng để tăng sản lượng và từng bước đưa sản phẩm nếp tan trở thành hàng hóa góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất.
Theo Danviet
Mường Và (Sơn La): Cứ 10 nhà thì 9 hộ có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở bản Mường Và (xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã thực sự đi vào cuộc sống. Đặc biệt, bà con các dân tộc ở đây ý thức rất cao trong việc xây dựng nhà tiêu, nhà tắm - một trong những chỉ tiêu được coi là khó thực hiện nằm trong...