Góc nhỏ tuổi thơ của tôi
Mặc dù có nhiều trò không cố định theo quy luật, nhưng cũng có những trò được mặc đinh theo một mùa hoặc một dịp nhất định.
Ví như trò vỏ kẹo chẳng hạn, trò đó thường được đám trẻ trong làng chơi sau dịp tết vì khi đó chúng mới tìm và có được vỏ kẹo làm vốn để chơi, chứ ngày bình thường những đứa trẻ thôn quê chúng tôi chỉ năm thì mười họa mới được ăn kẹo.
***
Sinh ra trong một làng quê nghèo, thế nhưng những đứa trẻ trong xóm tôi chẳng thiếu những trò chơi, thậm chí là nhiều trò chơi nữa là đằng khác. Các trò chơi cứ theo mùa nối tiếp nhau, khi thì trò dây thun thịnh hành, khi thì trò ảnh, trò vỏ kẹo, trò giấy, bắn bi… Đến tận bây giờ tôi vẫn không hiểu tại sao đang chơi vui như vậy mà tự nhiên bọn trẻ trong xóm lại quyết định chuyển sang chơi trò khác một cách chóng vánh đến vậy, bỏ lại sau cái trò chơi đang thịnh hành nhất làng mà chẳng hề nuối tiếc gì. Để rồi một năm sau, thậm trí lâu hơn một năm trò đấy mới lại quay lại thời kì đỉnh cao của nó.
Mặc dù có nhiều trò không cố định theo quy luật, nhưng cũng có những trò được mặc đinh theo một mùa hoặc một dịp nhất định. Ví như trò vỏ kẹo chẳng hạn, trò đó thường được đám trẻ trong làng chơi sau dịp tết vì khi đó chúng mới tìm và có được vỏ kẹo làm vốn để chơi, chứ ngày bình thường những đứa trẻ thôn quê chúng tôi chỉ năm thì mười họa mới được ăn kẹo.
Năm ấy nghĩ mình nắm bắt được quy luật thịnh hành của “thị trường” trò chơi, tôi đã ủ mưu lượm, nhặt được rất nhiều vỏ kẹo xanh, đỏ, vàng sặc sỡ đủ màu cất trong một túi to mà ước chừng nếu như có xui xẻo lắm, bị chơi thua thì tôi vẫn đủ số vỏ kẹo đến khi cả lũ chán trò vỏ kẹo và quyết định sang một trò chơi khác. Tuy nhiên quả là người tính không lại với trời, năm đó lũ trẻ chẳng hiểu vì cớ gì mà quyết định bỏ qua trò chơi vỏ kẹo để nhảy cóc sang một trò chơi khác, số vỏ kẹo tôi lượm được đành phải đóng túi cất đi mong năm sau bọn trẻ con trong làng không bỏ rơi trò vở kẹo một lần nữa, để tôi có cơ hội được trở thành người giàu có trong đám trẻ con làng.
Ảnh minh họa: Đức Trí
Khi mùa đu (xoan) đến, người lớn chỉ quan tâm mùa hoa đu là mùa của muỗi. Muỗi nhiều kinh khủng, đêm ngủ không mắc màn, hay sơ sểnh để chân thò ra khỏi màn thì xác định sáng ngày hôm sau thức dậy bàn chân sẽ chi chít những vết muỗi đốt, mà chúng tôi thường trêu nhau gọi là chân nở hoa. Anh em tôi có thói quen lười mắc màn, nên hôm nào mẹ cũng dọa “Không mắc màn muỗi nó tha chúng mi đi”. Vì vậy hai anh em đành phải mắc màn vì sợ chẳng may ngủ bị muỗi tha đi thật thì lạc mất, thế nhưng có mắc màn hay không thì tôi vẫn bị muỗi chích như thường vì tôi ngủ toàn khi thì thò đầu, khi thì thò chân ra khỏi màn.
Video đang HOT
Đến bây giờ tôi vẫn không thích mắc màn khi ngủ nó mang lại cho tôi cái cảm giác vướng víu, bí bách lạ.
Mà thôi, đấy là chuyện của người lớn còn lũ con nít chúng tôi khi hoa đu bắt đầu nở cũng là những dấu hiệu đầu tiên của mùa súng bắn đu đang đến rất gần, đứa nào đứa nấy rỉ tai nhau những bụi tre, bụi trúc có những đoạn tre, đoạn trúc đẹp để chặt chuẩn bị làm súng. Súng bắn đu thực ra tôi nhìn bọn chúng làm cũng rất đơn giản chỉ cần chọn một cành trúc hay tre gì đó có rỗng ruột cỡ bằng chiếc đũa hoặc lớn hơn ít, sau đó chặt lấy cái cái khúc đấy nhưng phải đảm bảo còn nguyên hai mắt, tiếp đến dùng dao, nếu có cưa là tốt nhất để chặt, cưa hai mắt của đoạn tre ấy đi. Một mắt thì bỏ đi một mắt thì gắn chiếc đũa vào thế là đã hoàn thành chiếc súng bắn đu huyền thoại.
Nhìn cách làm quả thật đơn giản thế nhưng suốt những năm tháng của tuổi thơ tôi chưa một lần tự tay làm được cái súng nào cho ra hồn, cũng may những đứa trẻ trong xóm thương tình làm giúp nên điều đó với không trở ngại nhiều lắm, tính hậu đậu, vụng về của tôi chắc được hình thành và thể hiện từ bé thì phải. Mỗi lần bắn súng thì cho những miếng đu đã được cắt đôi, cắt ba hoặc để nguyên quả, tùy vào kích thước của quả đu và kích thước của cái cái lỗ của đoạn tre làm súng, sau đấy đẩy chiếc đũa được gắn vào một mắt của đoạn tre vào là có thể bắn được. Trò chơi bắn đu thường được chúng tôi chia ra làm các phe, số lượng từng phe tùy thuộc vào số trẻ con tham gia sau đó tiến hành nả đạn vào nhau như trong mấy cái phim bắn nhau cảnh sát hình sự mà chúng tôi xem được trên ti vi, cảm giác chơi trò chơi thật kịch tính và hồi hộp.
Ảnh minh họa: Le Thang
Những quả đu bé bé vậy thôi thế nhưng khi được lên đạn cho chiếc súng tre thì lực “sát thương” cũng lớn lắm nó gây rát rát, hơi đau có lẽ chính vì điều đấy nó lại càng thêm kích thích của lũ trẻ chúng tôi, tuy nhiên cũng vì tính “sát thương” như vậy nên người lớn thường cấm tiệt chúng tôi sau vài lần chơi, thế là trò súng bắn đu nhanh chóng bị phế truất nhường ngôi vị thịnh hành cho trò khác. Những cái súng bắn đu thì chúng tôi không giữ lại như những trò chơi khác để lại công cụ chơi, mà thường cũng vứt đi luôn khi trò kết thúc vì tre, trúc trong làng khi ấy mọc nhiều chẳng bao giờ lo thiếu thốn, ngày ấy nếu có một điều gì đó hư cấu nhất được kể thì đó là việc một ngày những bụi tre trong làng sẽ biến mất, ấy vậy mà giờ đây những bụi tre đã biến mất theo thời gian.
Còn ti tỉ những trò trơi khác trong suốt những năm tháng tuổi thơ, nhờ những trò chơi ấy mà những đứa trẻ thôn quê chúng tôi lớn lên với một đời sống tinh thần phong phú bù đắp cho những thiếu thốn về vật chất, khiến cuộc sống luôn vui tươi. Đó là những trò đã chứng kiến và tạo lên những tình bạn vượt thời gian, là thứ giúp chúng tôi tìm được những người bạn tri kỉ của mình để rồi nhiều năm sau khi đã lớn lên dù đi khắp muôn nơi vẫn luôn nhớ về chốn chôn nhau, cắt rốn thân thuộc ấy.
Đình Trung
Theo blogradio.vn
Muốn thành đạt nhưng tôi không thể vượt qua sự lười biếng
Mỗi ngày trôi qua, tôi đều cảm thấy tiếc nuối vì chưa làm được gì trọn vẹn.
Hình ảnh minh họa
Tôi 27, đã kết hôn gần năm. Tôi nhận thức được việc kiếm tiền để xây dựng gia đình nhỏ. Tôi hiện làm văn phòng cho doanh nghiệp nước ngoài, lương gần 8 triệu một tháng. Chồng tôi lương trung bình mỗi tháng 7 triệu. Tôi nhận thức phải cố gắng làm kinh tế giỏi để xoay sở cho tương lai tốt hơn, nhưng lười biếng và trì hoãn đã chiến thắng tôi. Mỗi ngày trôi qua, tôi đều cảm thấy tiếc nuối vì chưa làm được gì trọn vẹn.
Chỉ đơn giản là học tốt tiếng Anh để phục vụ hiệu quả hơn trong công việc và cuộc sống nhưng tôi cứ để thời gian qua đi, học vài trung tâm mà không đi đến đâu. Tôi thấy mình quá phí thời gian và tiền bạc. Dù đã lập gia đình, tôi vẫn thế này. Về lâu dài sẽ không tốt nhưng tôi chưa khắc phục được khó khăn. Tôi vẫn ở trong vòng luẩn quẩn, chưa thoát ra, vượt lên chính mình. Hiện kinh tế vợ chồng tôi chỉ đủ trang trải cuộc sống, không để dành được. Tôi muốn tiếng Anh tốt để kiếm thêm thu nhập từ những công việc liên quan đến ngành mình công tác. Xin chuyên gia và mọi người cho tôi lời khuyên để khắc phục điểm yếu của bản thân.
Hiền
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Chào bạn Hiền,
Bạn nhận thức được việc kiếm tiền để xây dựng gia đình nhỏ vì 27 tuổi và kết hôn gần năm. Vậy nhận thức này bạn mới có hay đã xuất hiện từ lâu? Bạn cần xem lại lịch sử việc kiếm tiền của mình. Tâm lý là cả quá trình, không có chuyện "nằm mơ", mà phải có mục đích và theo đuổi rất lâu, nhất là những vấn đề thuộc kỹ năng như múa, hát, đàn... và học ngoại ngữ.
Việc kiếm tiền đôi khi không có quá trình mà là may mắn. Người may mắn có tiền như trúng vé số, cò đất..., không có quá trình học tập dài ngày, hoàn toàn "thiên thời" với vé số, kịp thời với cò đất... Bạn cần xem lại tư tưởng kiếm tiền mà bạn nhầm lẫn đó là nhận thức. Nhận thức là kinh nghiệm kiếm tiền, đó là phương pháp kinh doanh, sản xuất, dịch vụ nào đó. Ở bạn, chỉ mới có ý tưởng thì chưa gọi là nhận thức, vì hoàn toàn chủ quan do bạn nghĩ, chưa có cơ sở thực hiện, đó chỉ là ý thức.
Có phải vì bạn làm cho doanh nghiệp nước ngoài nên mới thấy mình thiếu tiếng Anh? Học ngoại ngữ là quá trình dài nên cần ý thức từ rất sớm, phải từ tuổi thơ, khi qua 18 tuổi thì rất khó. Vì đến tuổi trưởng thành, vùng não hoạt động ngôn ngữ đã định hình, những gì "nạp" vào lúc này thường ở tầng nông, hoàn toàn bị ngôn ngữ đã có chiếm hữu cảm xúc, bởi vậy ngôn ngữ khác lạ sẽ có cảm xúc yếu hơn. Để khắc phục người ta phải sử dụng ý chí cao độ.
Bạn ở tuổi 27 mà muốn học giỏi tiếng Anh thì hơi muộn. Ngoài 25 tuổi, sự phát âm gần như được định hình. Vì thế ở tuổi này, học ngoại ngữ bằng mắt để nhớ chứ phát âm thì hơi khó. Bạn muốn nói tốt tiếng Anh thì phải "rơi" vào môi trường toàn người nói tiếng Anh, trong hoàn cảnh bắt buộc bỏ tiếng mẹ đẻ để tồn tại. Đây là cách học ngoại ngữ của người đã trưởng thành.
Người không có cảm xúc thuận tiếng Anh mà học thì chỉ là ý thức. Lúc đầu dùng ý chí bắt ý thức phải làm, đi học ít ngày nhận thức tụt dần, càng cố học càng không nhớ và bắt đầu chán nản, thế là bỏ học. Ít lâu sau khi nghe quảng cáo nơi này học phản xạ, nơi kia học người bản xứ, lại đi rồi lại nghỉ. Cuối cùng chỉ tốn tiền oan, đây chính là điều bạn đang bị thất vọng.
Bạn đang sai lầm khi nghĩ học tốt tiếng Anh là "chỉ đơn giản". Không hề đơn giản nếu không học từ bé hoặc không sống ở Anh, Mỹ. Điều bạn nghĩ là đơn giản đang khủng bố tâm lý bạn. Tiếp tục tập trung suy nghĩ theo cách "kiếm tiền này", lúc nào đó bạn sẽ bị trầm cảm.
Bạn chấp nhận kinh tế vừa đủ để bình an là quan trọng, sau đó tìm hướng kiếm tiền khác, không dựa vào tiếng Anh bởi nó đơn giản với người ta nhưng khó với bạn. Bạn tìm thêm thu nhập như bán hàng hoặc việc gì đó không cần dùng tiếng Anh. Đồng thời, nếu nơi bạn làm có người nói tiếng Anh, bạn hãy học và nói chuyện với họ thật nhiều. Còn nếu là doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc,... bạn có thể dừng ý định học tốt tiếng Anh. Hãy phát huy cái khác phù hợp với mình để làm giàu.
Chúc bạn sáng suốt.
Theo vnexpress.net
Tôi vẫn muốn báo hiếu dù mẹ đã bỏ rơi mình Dù mẹ từ chối nhận tiền nhưng bằng cách này hay cách khác, tôi vẫn nhờ người quan tâm đến mẹ. Có lẽ, ngày xưa mẹ bị dồn vào bước đường cùng, mới bỏ ba con tôi để theo người khác. Tôi có một tuổi thơ rất cực khổ, bây giờ nhớ lại vẫn thấy rùng mình. Quê tôi ở một vùng thường...