Góc nhìn về công tác dân vận ở Campuchia trong thời kỳ số hóa
Công tác dân vận là một công tác cơ bản của Đảng, nhân tố quan trọng góp phần củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
Trước yêu cầu đổi mới, nhiệm vụ chính trị, công tác dân vận cần tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động, xứng đáng là cầu nối giữa “ý Đảng” với “lòng dân”, phát huy sức mạnh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Người gốc Việt mưu sinh ở khu vực Biển Hồ- Kampong Chhnang, Campuchia (Ảnh: Trần Long/TTXVN)
Dân vận là thước đo của một xã hội phát triển, một nhà nước pháp quyền, một nền dân chủ và một hệ thống chính trị đổi mới. Dân vận góp phần quan trọng trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phát huy dân chủ, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; giữa nhân dân với Đảng, chính quyền.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”. Do vậy, nên dùng cụm từ “Dân vận” thay cho các khái niệm về vận động quần chúng hay công tác quần chúng vẫn dùng từ trước tới nay. Bởi cách dùng như vậy mới thấy hết công tác dân vận của Đảng phải tiến hành rộng lớn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn với tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân; với quần chúng ngoài Đảng và đảng viên ở trong Đảng.
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã khẳng định một trong những nhiệm vụ quan trọng về xây dựng Đảng trong điều kiện hiện nay là “tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân”.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, công tác dân vận của Đảng phải được triển khai hiệu quả, vươn tới được từng người dân Việt Nam, không phân biệt người ở trong hay ngoài nước, bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, lao động ở ngoài nước bởi đây luôn là một “bộ phận không tách rời, là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng” góp phần xây dựng Tổ quốc, quê hương và tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam và các nước.
Trên thực tế, nhận thức được vai trò quan trọng, những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài trong việc tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Đại hội Đảng XII tin tưởng giao phó, ngày 6/12/2016, Ban Dân vận Trung ương và Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao đã ký kết Chương trình phối hợp thực hiện công tác về người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2016-2021.
Tại Hội nghị Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 diễn ra ngày 18/1/2017, Báo cáo tổng kết của Ban Đối ngoại Trung ương và một số tham luận cho thấy, công tác đối ngoại nhân dân tăng cường hơn nữa sự phối hợp thống nhất giữa các đoàn thể, tổ chức nhân dân Việt Nam trong hoạt động đối ngoại nhân dân, giữa đối ngoại nhân dân với đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp và tối đa hóa lợi ích của quốc gia trong quá trình mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, công tác đối ngoại nhân dân cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài; chủ động tăng cường đấu tranh với các quan điểm, luận điệu sai trái thù địch chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thực tế địa bàn Campuchia
“Dân vận” là khái niệm chỉ công tác vận động nhân dân tham gia làm cách mạng, hay còn gọi là công tác vận động quần chúng. Dân vận không chỉ ở con người và tổ chức mà còn là một hoạt động, bao gồm cả tuyên truyền, giảng giải, thuyết phục, hướng dẫn, tổ chức. Mục đích của dân vận là làm cho người dân trưởng thành cả ý thức dân chủ và năng lực làm chủ.
Đoàn công tác liên ngành gồm đại diện các Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Quốc Cường đã đi thăm và tặng quà cho bà con người gốc Việt tại Kampong Chhnang ngày 24/5/2019. (Ảnh: Trần Long/TTXVN)
Bài viết xin đưa một góc nhìn về công tác “Dân vận” cần được vận dụng khéo léo và phù hợp với điều kiện công tác tại địa bàn của người làm công tác phóng viên thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Campuchia.
Hiểu một cách nôm na, “Dân vận” chính là công tác truyền thông. Thông tin không những cần NHANH, ĐÚNG, TRÚNG, HAY như tiêu chí truyền thống trong mỗi thông tin của Thông tấn xã Việt Nam mà còn phải được đưa tới đúng đối tượng, độc giả để đảm bảo hiệu quả của thông tin.
Video đang HOT
Thực tế địa bàn Campuchia, với những nguyên nhân lịch sử, hàng chục nghìn kiều bào, người gốc Việt kể cả có giấy tờ hợp pháp lẫn không giấy tờ đang sinh sống trên nước bạn. Từ công tác phóng viên, tiếp xúc với rất nhiều kiều bào, người viết nhận thấy rằng đa số kiều bào hầu như rất thiếu thông tin và hiểu biết về quy định về bảo hộ công dân như cấp/đổi hộ chiếu, giấy tờ hành chính hoặc các hoạt động có tính giúp đỡ như trợ cấp tài chính cho công dân.
Đã có rất nhiều trường hợp kiều bào tại Campuchia, chỉ qua tiếp xúc với phóng viên TTXVN thường trú tại địa bàn, mới biết rằng họ có thể được cấp/đổi hộ chiếu (trường hợp hết hạn), hoặc sẽ được Phòng Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia bảo vệ trong những trường hợp nào, hoặc sẽ được tư vấn một cách tốt nhất trong những khi xảy ra rắc rối với pháp luật nước sở tại hoặc những vấn đề liên quan tới visa.
Vậy nên, việc truyền thông cho bà con kiều bào hiểu về công tác lãnh sự là một phần của công tác ngoại giao, tuyên truyền cho các chính sách định hướng đúng đắn, góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, pháp nhân và công dân Việt ở nước ngoài; mở rộng quan hệ lãnh sự với các nước, tạo môi trường thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác thương mại, văn hóa, du lịch với nước ngoài; vận động cộng đồng người Việt ở nước ngoài hướng về quê hương.
Công tác dân vận phải không ngừng đổi mới, sáng tạo
Do điều kiện kiều bào Việt Nam tại Campuchia thường phải bươn chải với cuộc sống sinh nhai, việc hội họp tuyên truyền theo phương pháp truyền thống để đưa các thông tin hữu ích tới bà con là vô cùng khó khăn. Vậy nên, công tác dân vận phải không ngừng đổi mới, sáng tạo mang tính đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ.
Việc sử dụng mạng xã hội hiện rất phổ biến tại Campuchia. Việc mạng 3G, 4G phủ sóng hầu hết các tỉnh thành tại quốc gia này tạo điều kiện cho người dân bản địa nói chung và kiều bào nói riêng có thể thoải mái kết nối Internet, tương tác trên Facebook một cách dễ dàng với chi phí khá rẻ. Việc sử dụng một cách có kiểm soát (kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải) Fanpage, Facebook của Đại sứ quán, hay cụ thể là Phòng Lãnh sự của sứ quán là cách tốt nhất để mọi kiều bào có thể tiếp cận thông tin chính thống, chính xác về các quyền lợi của công dân, trả lời mọi thắc mắc hoặc những câu hỏi trong thực tế chưa có tiền lệ.
Điều này càng làm tăng sự tương tác, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt công tác công tác tiếp dân, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền trong việc đối thoại với nhân dân, lắng nghe và giải quyết kịp thời các kiến nghị, bức xúc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp.
COVID-19 hết ngày 6/8 tại ASEAN: Toàn khối vượt 300.000 ca bệnh, Philippines thành vùng dịch lớn nhất
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới hết ngày 6/8, số người mắc COVID-19 tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là trên 300.000, trong đó 7.900 người tử vong. Philippines đã vượt Indonesia và trở thành ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á.
Trong ngày 6/8, ASEAN ghi nhận 5.791 ca mắc và 99 ca tử vong. Nước có số ca mắc nhiều nhất trong 24 giờ qua là Philippines với 3.561 ca. Đứng thứ hai ASEAN về ca mắc mới trong ngày 6/8 là Indonesia với 1.882 ca. Tiếp đó là Singapore với 301 ca.
Tổng ca bệnh ở Philippines vượt Indonesia
Nhân viên y tế làm việc tại một điểm xét nghiệm ở Manila, Philippines ngày 5/8. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca mắc COVID-19 ở Philippines đã cao hơn nước láng giềng Indonesia và trở thành quốc gia có số ca bệnh cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.
Ngày 6/8, Philippines đã ghi nhận 3.561 ca mắc, nâng tổng số người mắc bệnh lên 119.460 trường hợp. Số ca tử vong cũng tăng lên 2.150 người sau khi có thêm 28 người chết. Việc gia tăng các ca mắc và ca tử vong mới ở trong và các khu vực xung quanh thủ đô Manila đã buộc giới chức Philippines tái áp đặt lệnh phong tỏa gây ảnh hưởng đến khoảng 1/4 số dân của đất nước gồm 107 triệu người này.
Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 2/8 thông báo phong tỏa 2 tuần đối với thủ đô Manila và các vùng lân cận, khu vực đóng góp 2/3 sản lượng kinh tế của Philippines. Lệnh phong tỏa này có hiệu lực từ ngày 4/8. Philippines tái áp đặt các biện pháp hạn chế sau khi một nhóm bác sĩ và y tá cảnh báo rằng hệ thống y tế của nước này có thể sẽ sụp đổ nếu các ca nhiễm tiếp tục tăng lên.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Manila, Philippines ngày 15/7. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh dịch COVID-19, kinh tế Philippines trong quý II/2020 đã suy giảm nhiều hơn so với dự báo, đẩy nước này rơi vào suy thoái lần đầu tiên trong vòng 29 năm qua.
Trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 6/8, Cơ quan Thống kê Philippines (PSA) cho biết trong quý II năm nay, kinh tế quốc gia Đông Nam Á này đã giảm tới 16,5% so với cùng kỳ năm 2019. Mức suy giảm GDP này cao hơn nhiều so với mức giảm 0,7% trong quý I và là mức giảm lớn nhất tính theo quý của Philippines kể từ năm 1981.
Giới phân tích cho biết dịch COVID-19 đã tác động nặng nề tới kinh tế Philippines. Quý II là quãng thời gian nước này áp đặt lệnh phong tỏa nhằm kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Indonesia ra chỉ thị xử phạt người vi phạm quy định y tế
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Surakarta, Trung Java, Indonesia ngày 4/8. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới đây đã ban hành Chỉ thị số 06/2020 liên quan đến việc tăng cường kỷ luật và thực thi pháp luật đối với các Nghị định về Y tế trong phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 nhằm ngăn chặn dịch đang lan rộng ngoài cộng đồng.
Chỉ thị của Tổng thống đã đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt khác nhau đối với những người vi phạm về quy định y tế, bao gồm phạt cảnh cáo bằng văn bản, lao động công ích, phạt hành chính, đình chỉ hoặc tạm thời đóng cửa hoạt động kinh doanh. Đối tượng áp dụng là các cá nhân, nhân viên kinh doanh, nhà quản lý, nhà tổ chức, người phụ trách các địa điểm và cơ sở công cộng (văn phòng, doanh nghiệp và công nghiệp, trường học, địa điểm tôn giáo, nhà ga, sân bay, phương tiện giao thông công cộng, xe cá nhân...)
Ngoài ra, Chỉ thị cũng nêu bật những quy định y tế mà người dân phải tuân thủ. Cụ thể, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, hay giao tiếp với những người chưa rõ tình trạng sức khỏe. Người dân cần rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách, thực hiện lối sống vệ sinh và lành mạnh. Chỉ thị cũng quy định việc cung cấp thông tin phổ biến và giáo dục về cách phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 cho cộng đồng. Chính quyền cần phải bổ sung lập tức các quy định này để thực hiện tại tại các địa phương.
Người dân đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia ngày 27/7. Ảnh: THX/TTXVN
Nhằm hỗ trợ người dân, Chính phủ Indonesia sẽ chuyển tiền mặt vào tài khoản ngân hàng của 13,8 triệu lao động trong vòng 4 tháng tới nhằm thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và phục hồi nền kinh tế sau dịch COVID-19.
Bộ Y tế nước này ngày 6/8 thông báo có thêm 1.882 ca mắc, đưa tổng số người mắc bệnh tại nước này lên 118.753 trường hợp. Trong khi đó, số ca tử vong cũng tăng 69 người, theo đó tổng số người chết vì COVID-19 tăng lên 5.521 trường hợp.
Campuchia dự kiến mất 7 năm hồi phục ngành du lịch
Campuchia đón nhiều du khách nước ngoài trước dịch COVID-19. Ảnh: Thùy Dương
Bộ Du lịch Campuchia dự kiến trong tình huống xấu nhất, ngành du lịch nước này sẽ phải mất 7 năm mới có thể trở lại mức như trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Trong tình huống xấu nhất, Campuchia sẽ thiệt hại khoảng 3 tỷ USD doanh thu từ du khách nước ngoài, khiến đóng góp của ngành du lịch vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm từ 12% xuống dưới 10%. Còn trong tình huống khả quan nhất, ngành du lịch Campuchia sẽ cần 5 năm để có thể hồi phục như trước khi xảy ra đại dịch.
Theo báo cáo của Bộ Du lịch Campuchia, tính đến tháng 7 vừa qua, 3.135 cơ sở kinh doanh trong ngành du lịch của nước này phải đóng cửa thường xuyên, dẫn tới hơn 110.000 lao động bị mất việc làm, trong đó các cơ sở massage, karaoke, quán rượu bia là những cơ sở kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tuy nhiên, Bộ Du lịch Campuchia đang chuẩn bị kế hoạch kích cầu du lịch nội địa để hỗ trợ nền kinh tế, đồng thời từng bước đón khách quốc tế quay trở lại theo kế hoạch được thiết kế riêng để thu hút du khách thượng lưu và những người đã nghỉ hưu, đặc biệt đến từ các khu vực được xem là tương đối an toàn trong mùa dịch như khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 10/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Campuchia cũng vừa thông báo điều chỉnh mới nhất, theo đó các nhân viên ngoại giao hoặc các tổ chức quốc tế, có thị thực ngoại giao (visa A) và công vụ (visa B) sẽ được miễn chi phí xét nghiệm COVID-19 khi nhập cảnh.
Theo quy định, mỗi khách nước ngoài đến Campuchia phải trả 105 USD phí xét nghiệm COVID-19 lần đầu và phí dịch vụ đưa đón từ sân bay về khách sạn để chờ kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, hành khách được miễn phí xét nghiệm lần đầu sau đó xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì chi phí điều trị sẽ do cá nhân, đại sứ quán và các tổ chức quốc tế tự chi trả.
Singapore cho phép hơn 260.0000 lao động nước ngoài trở lại làm việc
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Nhân lực Singapore cho biết khoảng 265.000 lao động nước ngoài, chủ yếu làm trong lĩnh vực xây dựng, sửa chữa tàu biển và lĩnh vực chế biến..., đủ điều kiện được chấp thuận quay trở lại làm việc. Trong số này, khoảng 180.000 người là công nhân sống trong các khu ký túc xá.
Bộ Y tế Singapore cũng khẳng định các cơ quan chức năng đang tích cực tiến hành các biện pháp khử trùng để đảm bảo tất cả khu ký túc xá công nhân nước ngoài không còn virus SARS-CoV-2 trước ngày 7/8 tới. Tuy nhiên, còn 17 khu nhà ở cách biệt tại 8 khu ký túc xá phức hợp sẽ tiếp tục được sử dụng làm các cơ sở cách ly. Các khu nhà này đang tiếp nhận 9.700 công nhân.
Tính tới nay, tổng cộng có khoảng 273.000 công nhân nước ngoài (chiếm khoảng 90% công nhân nước ngoài trong các khu ký túc xá) đã hồi phục hoàn toàn hoặc đã được xét nghiệm và có kết quả không mắc COVID-19. Nhiều người trong số họ có thể quay trở lại làm việc khi những người quản lý khu ký túc, các nhà tuyển dụng và người lao động có sự chuẩn bị cần thiết để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm mới. Người lao động được phép quay trở lại làm việc sẽ được nhận một "mã code truy cập xanh" trên ứng dụng SGWorkPass và sẽ phải cài đặt một ứng dụng để cập nhật tình trạng sức khỏe thường xuyên.
Thái Lan sẵn sàng tiếp nhận lại lao động người Campuchia
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 khi mua sắm tại một khu chợ ở Bangkok, Thái Lan ngày 9/6. Ảnh: AFP/TTXVN
Truyền thông Campuchia đưa tin nhà chức trách Thái Lan đã chuẩn bị đón nhận lại lao động người Campuchia khi Thái Lan chuẩn bị bước sang giai đoạn 7 của kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa do dịch COVID-19. Theo giai đoạn tiếp theo của việc mở cửa trở lại, lao động di cư từ Campuchia, Myanmar và Lào sẽ được phép vào Thái Lan để làm việc theo các quy định về kiểm soát dịch bệnh.
Tại cửa khẩu Aranyaprathet thuộc tỉnh Sa Kaeo (Thái Lan), giáp tỉnh Banteay Meanchey (Campuchia), các nhân viên y tế, cảnh sát di trú và lực lượng hải quan Thái Lan đã phối hợp để thực hiện lệnh cách ly 14 ngày, kiểm tra giấy khám sức khỏe và thực hiện các thủ tục về truy dấu liên lạc.
Việc thực hiện giai đoạn 7 kế hoạch nới lỏng phong tỏa cũng sẽ cho phép các chợ biên giới được nối lại hoạt động. Trong những tuần qua, truyền thông Thái Lan đưa tin có hàng trăm lao động di cư nước ngoài đã bị bắt giữ khi tìm cách nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan.
Trước đó, ngày 4/8, Nội các Thái Lan đã thông qua kế hoạch của Bộ Lao động cho phép hơn 500.000 lao động nước ngoài có giấy tờ hợp pháp tiếp tục ở lại làm việc cho tới cuối tháng 3/2022. Phó Phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek cho biết việc thông qua nói trên được thực hiện theo những hướng dẫn mới của chính phủ về quản lý lao động di cư từ Campuchia, Lào và Myanmar trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Những hướng dẫn của Bộ Lao động nhằm mục đích đảm bảo Thái Lan vẫn duy trì được lực lượng lao động cần thiết để củng cố nền kinh tế, nhưng cũng giảm bớt rủi ro lây nhiễm COVID-19 từ những người nước ngoài.
Dự luật cấm phụ nữ Campuchia mặc váy ngắn gây tranh cãi Giới chức Campuchia đề xuất dự luật cấm phụ nữ mặc váy quá ngắn nhằm gìn giữ truyền thống, nhưng các nhà phê bình cho rằng đây là công cụ kiểm soát. Dự luật đề xuất trao quyền cho cảnh sát Campuchia xử phạt những người "ăn mặc không phù hợp", gồm mặc váy quá ngắn hoặc áo sơmi trong suốt khi ra...