Góc nhìn từ pháp luật – Từ những phát ngôn 1 chiều trên mạng xã hội
Nóng nhất mạng xã hội lúc này chính là drama giữa TikToker Dova với chính bố ruột. Theo đó, trong một livestream mới đây, bố ruột của tiktoker liên tục chia sẻ những dòng trạng thái, livestream, video khi xoáy sâu vào những thông tin về con rể
Khi chứng kiến những video của bố con nhà Dova nhiều người sẽ không khỏi bàng hoàng, bởi mạng xã hội đâu phải nơi để bóc mẽ, để hơn thua của những người trong gia đình, cũng không phải tòa phán xử, tất cả là ở bản án lương tâm, ấy vậy mà hàng loạt các phản ứng gay gắt ủng hộ từ không ít những bạn trẻ được gọi là “Khách vãng lai” cũng liên tục bình luận tung hô cho rằng “cha con nên xử nhau” vô tình gây ra những hệ lụy thật khó có thể đong đếm. Bức tranh về gia đình trong thời đại mới trở lên tàn khốc, người trong một nhà đấu tố nhau ngay trên không gian được cho là “ảo”. Nhất là khi người trong video lại là một người lớn tuổi, điều đó càng làm cho giới trẻ gieo rắc những định kiến và quy chuẩn lệch lạc, ảnh hưởng tới niềm tin về gia đình, câu hỏi đặt ra cho những người làm cha làm mẹ khi phát ngôn trên không gian mạng, cũng như trách nhiệm của những người trẻ đã, đang và sẽ có gia đình
Không chỉ vậy những thông tin chưa được kiểm chứng được khẳng định chắc nịch trong các livestream của ông Bố ruột tiktoker Dova cũng khiến dấy lên một vấn đề về thông tin lăng mạ, bôi nhọ, thậm chí là đấu tố không có căn cứ, có chăng là lời 1 phía của ông T. không ngần ngại hùa vào với ngôn từ bạo lực ảnh hưởng tới danh dự, tính mạng của những người mà ông T nhắc tới.
Căn cứ quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS), thì đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau qua điện thoại, thư từ…hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa như đi tìm công cụ, phương tiện…
Mạng ảo nhưng hậu quả thì thật. Pháp luật ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ, ý kiến của công dân, nhưng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, và quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Không thể phủ nhận sự lan tỏa nhanh chóng thông tin từ các nền tảng mạng xã hội, tuy nhiên một nền tảng mới có những sai phạm trong kiểm duyệt để lại hệ lụy nghiêm trọng như tạo môi trường thuận lợi cho tin giả phát tán, Khuyến khích giới trẻ bắt chước, học theo những trào lưu xấu, phản cảm, làm lệch lạc nhận thức, lối sống của giới trẻ, làm băng hoại giá trị văn hóa của dân tộc cần có sự vào cuộc cấp thiết từ các đơn vị chắc năng
Các chiêu trò ấy không mới, các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, xử lý, nhưng trên không gian mạng có nhiều người chưa có kinh nghiệm nên vẫn còn không ít người mắc bẫy. Nhiều người không phân biệt được đúng, sai, không hiểu rõ ngọn nguồn, cứ thấy “hấp dẫn” là chia sẻ và bình luận. Cũng do chưa hiểu rõ bản chất của sự việc nên bình luận thường hùa theo số đông, thậm chí là thô tục, phản văn hóa. Tất cả những hành vi ấy dù vô tình hay hữu ý đều là cổ súy cho những sai trái, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Bài văn tả bố của học sinh tiểu học: Có sức mạnh như "siêu nhân" nhưng vẫn phải sợ "thế lực" này Hình ảnh người bố hiện lên đích thị là "ông bố quốc dân", việc gì cũng làm được. Các em học sinh tiểu học luôn có trí tưởng tượng phong phú cùng sự hồn nhiên, ngây thơ và không bao giờ ép bản thân vào khuôn mẫu như người lớn. Cũng chính vì thế, những bài tập làm văn của các bạn nhỏ...