Góc nhìn qua ảnh về Yangon mới lạ
Yangon, cố đô của Myanmar với hàng ngàn năm tuổi có thể làm xiêu lòng bất cứ du khách nào đặt chân tới đây.
Yangon có diện tích 576 km2 với số dân khoảng 5 triệu người. Yangon được người Anh quy hoạch xây dựng, ngày nay đã quá cũ kỹ, xuống cấp. Các loại xe công cộng ở Yangon như xe bus, xe đò, xe lam… khá cổ lỗ và chở bao nhiêu cũng được, người đứng, đu, bám chật cứng… Đặc biệt là với phương tiện xe đạp, người Myanmar chế thêm để đèo người và gắn thêm bánh, thế là thành xe Trisaw – một loại xe 3 bánh có chức năng như xích lô ở Việt Nam.
Xe Trisaw – một loại xe 3 bánh có chức năng như xích lô ở Việt Nam, đi chậm và xen lẫn với ô tô nhưng rất an toàn cho du khách thích thưởng ngoạn những cung đường ngắn.
Khu trung tâm Yangon.
Xe đò bình dân chật cứng người.
Phố đêm ở khu trung tâm thành phố Yangon.
Video đang HOT
Hầu như con phố nào ở Yangon cũng là nơi chú ngụ của chim bồ câu.
Cung điện Karaweik trên hồ Kandawgyi.
Những gánh hàng rong lặng lẽ trong đêm.
Cuộc sống trên vỉa hè ở thành phố Yangon cũng không khác gì ở Việt Nam.
Sự thân thiện giữa con người và chim bồ câu.
Quán bánh mỳ đầu tiên của người Việt được mở bán ở Yangon.
Phố đêm ở khu trung tâm thành phố Yangon.
Yangon cấm xe 2 bánh từ năm 1995, còn xe hơi mấy năm trở lại đây phát triển mạnh, đủ các hãng. Chỉ những người đưa thư ở thành phố Yangon mới được đi xe máy.
Tập thể dục trong công viên.
Nụ cười Myanmar.
Ẩm thực đêm chủ yếu là các món nướng ở khu phố “19 street”.
Ánh mắt trẻ thơ.
Theo Thanh Hà (TTXVN)
Lấp lánh sông Hàn
Không giống như hầu hết các dòng sông tưới tắm nước và phù sa, bồi tụ nên những cánh đồng, dòng sông Hàn (Đà Nẵng) góp cùng con người tạo dựng nên văn minh theo cách riêng độc đáo. Đó là dòng sông rộng nối liền với cửa biển làm thoáng mát, mở tầm nhìn cho cả thành phố và con người. Người Đà Nẵng yêu sông Hàn, dựa vào sông Hàn và đã làm cho con sông ngày mỗi đẹp lên.
Không giống như hầu hết các dòng sông tưới tắm nước và phù sa, bồi tụ nên những cánh đồng, dòng sông Hàn (Đà Nẵng) góp cùng con người tạo dựng nên văn minh theo cách riêng độc đáo. Đó là dòng sông rộng nối liền với cửa biển làm thoáng mát, mở tầm nhìn cho cả thành phố và con người. Người Đà Nẵng yêu sông Hàn, dựa vào sông Hàn và đã làm cho con sông ngày mỗi đẹp lên.
Sau cuộc đột phá di dời các khu nhà tạm bợ, sập sệ cùng những bến bãi, xưởng tàu cũ kỹ khỏi hai bờ sông là những bước đi dồn công của đầu tư lần lượt xây dựng các cây cầu đẹp vắt ngang sông. Những cây cầu làm cho sông Hàn thêm hiền hòa, lộng lẫy và quan trọng hơn đã giúp thành phố biến cả phần đồi, bãi cát hoang hóa, những căn cứ quân sự của Mỹ trước đây thành những khu đô thị và khu nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Mỗi bước phát triển con người lại nhìn lại để hiểu hơn giá trị, vẻ đẹp của dòng sông. Thật mừng là sau cuộc "chinh phục sông Hàn" bằng những cây cầu, người Đà Nẵng đã nhận thấy nhu cầu phải bảo vệ sông Hàn trước những ý định, dự án lấn sông, xây dựng những công trình để kiếm lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến dòng chảy, phá vỡ cảnh quan thoáng đẹp của dòng sông. Người dân và lãnh đạo thành phố chung tầm nhìn, chung quyết tâm nên công trình gọi là "Ngọn hải đăng" giữa dòng sông đã được kịp thời ngăn lại. Không dừng ở đó, thành phố thấy cần quy hoạch xây dựng, tôn tạo không gian sông Hàn để dòng sông đẹp hơn và một phác thảo quy hoạch do đơn vị tư vấn Ji Na của Hàn Quốc đã được giới thiệu để lấy ý kiến đóng góp của người dân. Thật mừng là thêm một lần nữa nhân dân và lãnh đạo Đà Nẵng đã đồng thuận không chấp nhận thứ thiết kế thiếu toàn diện, kỹ lưỡng và mang nặng tính thực dụng, thiển cận này với nhiều công trình lấn sông, che chắn tầm mắt con người với dòng sông.
"Thiết kế không quan tâm đến quyền thụ hưởng cảnh quan của người dân"; "Quy hoạch còn thua xa hiện trạng"; "Nếu mặt tiền của TP Đà Nẵng bị phá vỡ thì con cháu sau này sẽ còn gì để hưởng thụ"; "Phải giữ cho được sông Hàn"; "Cần tổ chức thi tuyển quốc tế về quy hoạch sông Hàn"... Người dân và lãnh đạo Đà Nẵng đã cùng lên tiếng như thế.
Vậy là vì lợi ích của con người, vì vẻ đẹp trường tồn của sông Hàn, người Đà Nẵng đã càng thêm gắn kết. Chúng ta cũng biết đến những quyết định của thành phố loại bỏ các dự án khu nghỉ dưỡng để dành bãi biển cho dân. Mới đây là chuyện người con gái của bí thư thành ủy trả lại phần đất đã được duyệt đổi... Những việc ấy đã làm cho người Đà Nẵng ngày mỗi thêm tin yêu, gắn bó. Thái độ, cách làm của Đà Nẵng trước việc mới, việc khó vẫn tiếp nối như thuở anh Nguyễn Bá Thanh cùng thế hệ lãnh đạo trước.
Dòng sông nào, bãi biển nào cũng có vẻ đẹp riêng. "Cảnh quan không của riêng ai"-Người viết bài này cách đây 5 năm đã viết một bài mang đầu đề ấy nêu lên xu hướng thực dụng, thiển cận lấn và chắn sông, biển ở nhiều thành phố. Bây giờ, Đà Nẵng đã tiên phong đối mặt với những thách thức phá vỡ cảnh quan, môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững. Bài học đồng thuận vì lợi ích lâu dài của Đà Nẵng rất cần được học tập, nhân lên trên mọi miền quê.
Hướng về Đà Nẵng, cứ thấy lấp lánh sông Hàn.
Theo Mạnh Hùng
Quân đội Nhân dân
Khu an táng cán bộ cao cấp bố trí đất chôn cất cho cả vợ/chồng Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang mới và Nhà tang lễ quốc gia. Một mô hình thiết kế Nhà tang lễ Quốc gia mới sẽ xây dựng tại Hoài Đức, Hà Nội. Ban Bí...