Góc nhìn đàn ông ngoại tình
Ngoại trừ những gã đàn ông đã ngoại tình thì cũng có rất nhiều đàn ông đang đấu tranh để giữ danh phận là người chồng chung thủy với vợ con. Thế nhưng cuộc chiến đang dần trở nên mong manh. Bạn hãy cố giúp chồng bằng cách hiểu những điều đang diễn ra.
Không hiểu sao sau một thời gian chung sống, vợ chồng dường như 2 kẻ góp gạo thổi cơm chung. Bao nhiêu âu yếm, lãng mạn biến mất tăm chẳng còn dấu vết. Nhiều lúc nhắc đến hẹn hò với chồng ở quán cà phê, vợ nhếch mép “Kinh thế cơ à?”. Tưởng như chuyện đó như đang là giấc mơ bay lên mặt trăng trong truyện Mít đặc ở cung trăng nào đó! Thế nên đừng có ngạc nhiên một hôm nào đó như bao hôm nào, bạn lại đi khám thính một lượt từ văn phòng của chồng, đến quần áo, đồ dùng, điện thoại để tìm dấu vết của việc cặp bồ, rồi bỗng nhiên hoa mắt vì phát hiện ra chồng – thuộc sở hữu riêng của mình – giờ lại đang có kẻ khác nắm giữ.
Chắc bạn cũng đã nhiều lúc tự nhủ với lòng mình, đừng có xem làm gì cho đau lòng. Nhưng nghi ngờ gặm nhấm thì làm sao mà chịu đựng nổi.
Thế nhưng đã bao giờ bạn đặt mình vào vị trí của chồng để xem xét nguyên nhân từ đâu không? Rất nhiều ông chồng đều có chung quan điểm khi nhìn nhận người tình và vợ.
Người tình – nghe đã thấy ngọt ngào và cuốn rũ, chứa đầy một sức hút bí ẩn không thể nào cưỡng nổi. Người tình – làm người ta hình dung ra sức mạnh đáng sợ của hổ cái, dáng uyển chuyển nhưng đầy uy lực; lúc lại ngoan hiền cuộn tròn trong vòng tay mình như một con mèo con đáng yêu.
Còn nhìn lại vợ trong nhà, cáu giận lôi đình khi con cái không nghe lời, chồng lười biếng, trông chẳng khác nào sư tử xù lông. Chẳng lúc nào thấy vợ hiền lành dễ thương nữa cả. Bí ẩn không còn, cuốn rũ không còn, ngọt ngào thì chẳng có… Đêm về nằm ngủ vô tình nhìn sang bên cạnh, giật mình thảng thốt thương cho mình vì lỡ rơi vào tay “lão bà bà” nên chóng tàn một đời trai.
Ở bên cạnh người tình, thấy tràn ngập mùi hương thơm. Mọi giác quan trong ta đều được đánh thức. Từ ánh mắt cứ dính chặt lấy tấm thân mĩ miều của nàng, đến cả mũi cũng phải hít hà liên tục vì mùi thơm quanh nàng thật đặc biệt.
Còn ở bên cạnh vợ thì ước gì ta mắt mờ, mũi tai đều điếc cả. Đập vào mắt ta là bộ quần áo xộc xệch, nhăn nhúm, tóc tai rũ rượi, mồ hôi bê bết. Rồi mùi mồ hôi chua chua, nặng mùi. Giọng nói thì toàn âm cao vút, rít lên như nghe tiếng gì trong gió táp bão giật.
Thế nên, chồng bạn sẽ không nhìn thấy cả quá trình xuống dốc của bạn là vì hi sinh cho gia đình, cho chồng, cho con. Người ta chỉ chờ bạn ở cuối dốc để đưa phán quyết mà thôi. Vì vậy khi thấy mệt mỏi bạn hãy thẳng thắn đề nghị giúp đỡ, chớ nên ôm đồm nhiều làm gì. Bạn cũng đừng nên mắng con, chửi chồng ầm ĩ trong nhà! Bởi điều đó cũng không giúp chồng bạn nhận ra được vấn đề đâu.
Video đang HOT
Theo Phununews
Đánh chết trộm chó ở VN dưới góc nhìn người nước ngoài
Nếu người Việt coi chó là một phần của gia đình và rất tức giận khi chó bị trộm, tại sao họ lại ăn thịt chó?
Người dân giận dữ đánh trộm chó đến chết (Tranh: Roads & Kingdoms)
Trang blog Roads & Kingdoms mới đây đăng tải một bài viết về thói quen ăn thịt chó và hiện tượng nhiều người dân đánh trộm chó đến chết ở Việt Nam. Tác giả Calvin Godfrey, đến Việt Nam làm việc vào năm 2010, cho thấy một góc nhìn từ phương Tây.
"Chó là một phần của gia đình"
Sau khi đến Việt Nam một tháng, Calvin biết tới câu chuyện về vụ đánh chết trộm chó tại xã Hưng Đông, thành phố Vinh, Nghệ An. Nạn nhân là Nguyễn Đình Phong, 27 tuổi, bị đánh và đốt xác do trộm chó.
Cái chết của Phong đã thực sự khiến Calvin suy ngẫm về cuộc sống, công lý và việc ăn thịt chó tại Việt Nam. Ông đã đọc được hơn 30 bài viết bằng tiếng Anh về những cái chết liên quan đến trộm chó. Rất ít người ông gặp cảm thấy phiền về vấn đề này. Tất cả nhân chứng hoặc người tham gia đều nói với phóng viên "Chó là một phần của gia đình".
Lời biện hộ "Chó là một phần của gia đình" không giải thích được việc một cộng đồng hiền lành cướp mất sinh mạng của Phong bằng nông cụ và lửa đốt. Nó không giải thích được việc người dân ở làng khác tràn ra phố để ngăn không cho xe cứu thương cứu một người trộm chó. Những băn khoăn như vậy luôn khiến Calvin trăn trở. "Nếu người Việt coi chó là một phần của gia đình và rất tức giận khi chó bị trộm, thì tại sao họ lại ăn thịt chó?", ông viết.
Tại sao coi chó là một phần của gia đình nhưng lại ăn thịt chó? (Tranh: Roads & Kingdoms)
Calvin nói chuyện với một thanh tra ở thành phố và được biết: một phần thịt chó được phục vụ ở nhà hàng là thịt chó ăn cắp. Phần còn lại được nuôi bởi những gia đình nghèo.
Ông thanh tra nói ông hầu như không bao giờ ăn thịt chó. Một chủ quán cà phê cũng nói với Calvin rằng ông đã từ bỏ thịt chó vì cảm thấy tồi tệ, một sự tận hưởng tội lỗi.
Calvin đặt ra câu hỏi: "Có bao nhiêu người thực sự không thích ăn thịt chó?".
Năm 2013, một giáo sư ở Stanford tên là Joel Brinkley đã nói rằng, ăn thịt chó là "những thứ kinh khủng nhất mà tôi từng thấy." Calvin trích dẫn.
Chết oan cũng không thể kiện
Một cảnh trộm chó (Tranh: Roads & Kingdoms)
Tác giả đến gặp gia đình của một những bị đánh chết vì bị cho là trộm chó. Chính Calvin cũng cảm thấy bàng hoàng về những cái chết do bị đánh "hội đồng". Không kiện cáo, không ai biết hung thủ là ai.
Người bố của một chàng trai 21 tuổi tên H., khẳng định rằng con trai ông không phải là trộm chó. H. đã bị đánh chết khi giúp đỡ bạn mình chạy thoát khỏi dân làng đuổi theo tên trộm.
Bố của H. tin rằng những tên trộm đã thực sự trốn thoát. Ông tin rằng H. chỉ là một đứa trẻ muốn giúp bạn mình. Điều đáng sợ là, người ta không thể điều tra được vụ án.
"Gia đình chúng tôi không kiện được vì chúng tôi không biết ai giết H. Quá nhiều người, có lẽ có đến 1.000 người cùng đánh nó", Calvin trích dẫn lời nói của người cha đến giờ vẫn chưa biết ai giết con mình.
Mẹ H. cũng cho biết một lý do về việc không kiện tụng: "Chúng tôi không có tiền."
Đổi mạng vì 20 USD
"Ở Việt Nam, người ta phải ăn cắp một cái gì đó có giá trị 90 USD hoặc lớn hơn mới bị bắt. Mà chó thông thường chỉ có giá trị dưới 20 USD." Calvin viết.
Ông có tìm hiểu thêm và được biết, sau nhiều vụ giết người đẫm máu, một số quan chức ngành tư pháp ở Việt Nam ủng hộ một điều luật coi trộm chó là một việc vi phạm luật pháp, có thể bị phạt quản thúc, không phụ thuộc vào giá trị của con vật.
Một chú chó thông thường ở Việt Nam có giá khoảng 20 USD (Tranh: Roads & Kingdoms)
Calvin Godfrey kết thúc bài viết bằng câu chuyện ông được nghe kể: Một lực lượng mặc thường phục thường xuyên đi truy bắt những người trộm chó ở tỉnh nơi Phong bị đánh chết. Họ đã bắt được nhiều tên trộm và cả những người buôn bán thịt chó. Nhưng vẫn chưa một ai bắt được những kẻ đã giết Phong đêm hôm đó.
Theo Danviet
Exciter 150 sơn dàn áo chuyển màu độc đáo ở Tiền Giang Chiếc xe côn tay thể thao trở nên khác biệt với lớp sơn chuyển màu xanh dương-tím theo góc nhìn thể hiện trên cả dàn áo và cặp mâm. Chiếc Exciter 150 nguyên bản màu xanh GP, thuộc sở hữu của một người dùng ở Tiền Giang. Với mong muốn tạo nên sự khác biệt, độc đáo, chủ xe đã lựa chọn sơn...