Góc nhìn đa chiều về nền kinh tế Triều Tiên
Nền kinh tế Triều Tiên được cho là sẽ gặp nhiều khó khăn hơn với kim ngạch xuất khẩu hàng năm có thể sụt giảm 1 tỷ USD sau khi Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt mới nhất nhằm vào nước này và bạn hàng lớn nhất của Bình Nhưỡng là Trung Quốc cũng phải chịu sức ép từ Mỹ.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5/8 đã công bố nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên, cấm nước này xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản. Lệnh trừng phạt này ước tính có thể khiến kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên giảm 1 tỷ USD trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang đẩy mạnh các biện pháp để phát triển nền kinh tế vốn gặp nhiều khó khăn này. Trong ảnh: Nữ nhân viên bán hàng bên trong một trung tâm thương mại mới mở tại thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên hồi tháng 4.
Nghị quyết mới của Liên Hợp Quốc cũng cấm các nước tăng số lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, cấm các liên doanh mới với Triều Tiên cũng như những hoạt động đầu tư mới trong các liên doanh hiện tại. Biện pháp này được cho là sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tiền do lao động Triều Tiên chuyển từ nước ngoài về nước và tác động tới nền kinh tế nước này. Trong ảnh: Ngư dân Triều Tiên đánh bắt cá trên sông Yalu ở khu vực Sinuiju giáp biên giới với Trung Quốc.
Báo cáo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc mới đây cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Triều Tiên trong năm 2016 đạt mức 32.000 tỷ won (khoảng 28,5 tỷ USD), tăng 3,9% so với năm 2015. 2016 cũng là năm kinh tế Triều Tiên tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1999. Trong ảnh: Khách hàng mua giày bên trong một cửa hàng ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, mặt hàng Triều Tiên nhập khẩu nhiều nhất hiện nay là sản phẩm công nghiệp và hàng dệt may. Trong ảnh: Một phụ nữ bán đồ ăn nhanh tại trung tâm Bình Nhưỡng.
Khai khoáng và sản xuất vẫn là hai ngành phát triển mạnh nhất trong nền công nghiệp Triều Tiên, chiếm khoảng 33,2% tổng sản lượng công nghiệp trong năm 2016. Trong ảnh: Các công nhân làm việc tại Nhà máy cáp điện 326 ở Bình Nhưỡng.
Triều Tiên sở hữu lượng khoáng sản phong phú dưới lòng đất với khoảng 200 loại khoáng sản khác nhau, bao gồm cả kim loại hiếm. Hàn Quốc ước tính tổng giá trị trữ lượng khoáng sản của Triều Tiên vào khoảng 6-10 nghìn tỷ USD và việc xuất khẩu các loại khoáng sản này mang lại nguồn tiền ngoại tệ không nhỏ cho Bình Nhưỡng. Trong ảnh: Mỏ quặng sắt gần khu vực Musan của Triều Tiên.
Mặc dù có nguồn khoáng sản phong phú nhưng Triều Tiên vẫn gặp khó khăn trong việc khai thác và vận chuyển do thiếu thốn trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng. Trung Quốc hiện vẫn là nước nhập khẩu chính các mặt hàng khai khoáng của Triều Tiên. Trong ảnh: Các công nhân vác bao xi măng lên xe tải tại khu vực bờ sông Yalu gần khu vực giáp biên giới Trung Quốc.
Video đang HOT
Chính phủ Triều Tiên cũng đang đẩy mạnh việc quảng cáo và bán các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nội địa của Triều Tiên cho khách du lịch tại sân bay để tăng nguồn thu. Trong ảnh: Một gian hàng bán đồ uống của hãng hàng không Air Koryo (Triều Tiên) tại sân bay Bình Nhưỡng.
Triều Tiên liên tiếp phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc từ năm 2006 đến nay liên quan tới chương trình hạt nhân và tên lửa gây tranh cãi của nước này. Đây chính là rào cản cho sự phát triển của nền kinh tế Triều Tiên trong những năm qua. Trong ảnh: Các công nhân Triều Tiên làm việc trong một nhà máy của Hàn Quốc tại Khu công nghiệp chung Kaesong ở gần biên giới hai nước.
Nông nghiệp vẫn là một ngành chính trong nền kinh tế Triều Tiên. Tuy nhiên, sản lượng nông nghiệp cũng bị sụt giảm do ảnh hưởng của tình trạng hạn hán thường xuyên. Trong ảnh: Nông dân Triều Tiên làm việc trên cánh đồng ở Hwanggumpyong, gần khu vực Sinuiju giáp biên giới Trung Quốc.
Thủ đô Bình Nhưỡng vẫn là nơi tập trung nhiều dự án xây dựng tại Triều Tiên. Trong ảnh: Một công trường xây dựng tại Bình Nhưỡng vào buổi xế chiều.
Một trang trại nuôi cá tại Bình Nhưỡng.
Một cửa hàng tạp hóa bán các mặt hàng tiêu dùng tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Nhân viên Triều Tiên làm việc bên trong một ngân hàng tại khu công nghiệp Kaesong, một dự án chung giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Dây chuyền sản xuất nước uống bên trong nhà máy nước Ryongaksan của Triều Tiên.
Các công nhân làm việc tại nhà máy dệt Kim Jong Suk ở Bình Nhưỡng.
Nhân viên làm việc trên các bao tải hàng hóa được chuyển tới cảng ở gần khu vực Sinuiju của Triều Tiên.
Xe taxi đậu bên ngoài một trung tâm thương mại ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Phát triển kinh tế - con dao hai lưỡi với Kim Jong-un
Cải cách kinh tế có thể cải thiện mức sống và tăng tầm vị thế cho nhà lãnh đạo Triều Tiên, nhưng nó cũng là mối đe dọa với ông trong lĩnh vực chính trị.
Cửa hàng tạp hóa mới khai trương ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters
Khi bước vào một trung tâm mua sắm tại Bình Nhưỡng, Rudiger Frank, người đứng đầu khoa Đông Á tại đại học Vienna, Áo cảm thấy kinh ngạc. Hàng chục loại kem đánh răng được bày bán, nào là kem đánh răng cho trẻ em, kem làm trắng răng, thậm chí còn có kem đánh răng "công nghệ nano" với giá khoảng 33 USD mỗi tuýp, theo CSMonitor.
"Triều Tiên đang ở giữa giai đoạn chuyển mình. Nhiều thập kỷ trước đây, các nhà lãnh đạo coi việc có nhiều loại sản phẩm tiêu dùng là lãng phí, thậm chí là dấu hiệu tư sản. Giờ đây, 10 loại kem đánh răng ư? Tốt thôi, nếu người tiêu dùng mua chúng và đem lại lợi nhuận", ông Frank viết về chuyến đi của mình trên 38 North, một trang tin về Bình Nhưỡng. "Những tư tưởng mới đang hình thành. Sự cạnh tranh diễn ra khắp mọi nơi".
Giống như nhiều điều ở Bình Nhưỡng, câu trả lời chính xác cho xu hướng phát triển kinh tế mới vẫn là ẩn số. Gần như không thể có được số liệu chính thức. Nhưng một số nhà phân tích theo dõi tình hình kinh tế Triều Tiên cho rằng nó là dấu hiệu của sự thịnh vượng - mục tiêu chính của nhà lãnh đạo Kim Jong-un để nắm chặt quyền lực. Bài toán đặt ra là mỗi bước tiến tới sự cải cách kinh tế lại là bước đi xa khỏi nguyên tắc kinh tế kế hoạch tập trung kiểu xã hội chủ nghĩa, Michael Holtz, cây bút của CSMonitor đánh giá.
Dĩ nhiên, kinh tế Triều Tiên còn xa mới tới giai đoạn bùng nổ, và đói nghèo vẫn là vấn đề phổ biến của đất nước 25 triệu dân. Cứ 5 người thì có hai người thiếu ăn, hơn 70% số dân phụ thuộc vào viện trợ lương thực, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc hồi tháng ba. Thiếu hụt xăng dầu xảy ra trong tháng này đã khiến giá tăng đột ngột và dấy lên nỗi lo ngại kinh tế giảm sút.
Nhưng sự tăng trưởng kinh tế mà Triều Tiên đạt được, dù không nhiều, cho thấy rằng tham vọng của ông Kim không chỉ giới hạn ở việc phát triển đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ mà xa hơn thế.
Chương trình hạt nhân chỉ là một nửa trong chiến lược "byungjin" của ông Kim, hay còn được gọi là "tiến bộ đồng thời". Phát triển kinh tế là nửa còn lại - điều được cho là chứa nhiều tham vọng của ông Kim hơn.
Andrei Lankov, một nhà sử học về Triều Tiên tại Đại học Kookmin ở Seoul cho rằng ông Kim mong muốn cải thiện nền kinh tế bằng cách dần dần tháo dỡ chế độ kiểm soát kinh tế để tạo cơ hội cho kinh doanh tư nhân - điều mà Trung Quốc đã làm vào cuối những năm 1970.
Khu vực tư nhân chiếm 30 - 50% tổng sản phẩm quốc nội ở Triều Tiên. Bằng cách để cho khu vực này phát triển, ông Kim có thể ngăn được nguy cơ người dân phản đối do kinh tế trì trệ và nhận thấy có cuộc sống tốt hơn ngoài đất nước. Thách thức hiện tại của ông Kim là vừa cải cách nền kinh tế sâu hơn vừa duy trì sự kiểm soát của nhà nước, ít ra là về danh nghĩa.
"Nếu ông Kim thừa nhận chính sách cải cách mới, nó sẽ gây nên sự bất ổn định, vì điều đó là có nghĩa là chính sách cũ của ông nội ông không hoàn hảo", ông Lankov đề cập đến nhà lập quốc Triều Tiên Kim Nhật Thành. Nhưng theo đuổi cải cách mới chính là "những gì ông Kim đang làm", Lankov nhận xét.
Những thay đổi về kinh tế đang hiện hữu trên đường phố Bình Nhưỡng. Giao thông trở nên nhộn nhịp hơn trong những năm gần đây do lượng ôtô và taxi trở nên phổ biến hơn. Nổi bật hơn cả là tầng lớp trung lưu giàu có đang ngày một nhiều.
Lankov cho biết một trong những thay đổi lớn nhất được ghi nhận ở ngành nông nghiệp, các trang trại tư nhân được thành lập, năng suất được tăng cao. Tuy nhiên, một số nhà phân tích hoài nghi về tính thành công và phổ biến mà cải cách đạt được. Một số khác lại đặt câu hỏi liệu chính sách kinh tế của ông Kim có đủ tiêu chuẩn để gọi là cải cách hay không.
Marcus Noland, chuyên gia về kinh tế Triều Tiên tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington, nói rằng nhà lãnh đạo này đã nới lỏng các hạn chế đối với hoạt động kinh tế trong nước thay vì loại bỏ chúng.
"Theo tôi thì ông Kim chưa thực hiện cải cách. Những gì ông ấy đang làm là giảm sự hạn chế của luật pháp lên kinh tế và hợp pháp hóa các hoạt động kinh tế", chuyên gia Noland nhận xét.
Chẳng hạn, việc mở một doanh nghiệp tư nhân vẫn là bất hợp pháp, tuy nhiên trong luật lệ tồn tại những "kẽ hở". Các doanh nhân có mối quan hệ tốt có thể mua tư cách là công ty nhà nước với giá hợp lý.
Không giống như cha và ông nội, Kim Jong-un dường như có thái độ dễ chịu với đồ hiệu, đồ xa xỉ. Ông chấp nhận việc phân hoá trong xã hội dựa trên khả năng tiếp cận với tiền và sự giàu có", ông Noland đánh giá thêm.
Không chắc chắn liệu việc ông Kim ngầm chấp nhận những hoạt động này có thể dẫn tới sự thay đổi chính sách chính thức hay không. Đây là một điều khó dự đoán nhưng Benjamin Katzeff Silberstein, một học giả tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Philadelphia, đồng thời là đồng biên tập trang blog chuyên về kinh tế Triều Tiên, cho rằng sự lãnh đạo của ông Kim dường như đang đi theo hướng đó.
"Xu hướng hình thành các cơ chế thị trường, đặc biệt kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền, là một hướng đi mới. Nói chung, chính phủ có nhiều khả năng kiểm soát một 'đường lối' vốn là thứ không chấp nhận được trong tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước kia", ông Benjamin nói thêm.
Một bài báo được phát hành hồi tháng 4 bởi Đại học Kim Nhật Thành - đại học danh tiếng nhất Triều Tiên, đã nhắc đến sự chuyển dịch nguyên tắc kinh tế của Bình Nhưỡng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng lợi nhuận các doanh nghiệp.
Bài báo có đoạn viết: "Lợi nhuận thu được từ các doanh nghiệp cá nhân là nền tảng cho một nền kinh tế mạnh". Nhưng bài báo cẩn thận không đề cập đến việc chấm dứt sự kiểm soát kinh tế của nhà nước: "Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa của đất nước chúng ta, các hoạt động quản lý độc lập của doanh nghiệp sẽ diễn ra dưới sự kiểm soát của đảng".
Trọng Giáp
Theo VNE
Kim Jong-un tươi như hoa dẫn tướng lĩnh đi thăm nhà máy Mặc những thông tin về kinh tế sa sút do bị cấm vận, nhà lãnh đạo Triều Tiên vừa đi vừa cười đùa với các tướng của mình. Kim Jong-un cười đùa vui vẻ với tướng của mình khi đi thăm nhà máy Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đang "vô lo vô nghĩ" khi đến thăm một nhà máy thủy...