Góc nhìn CTCK: Thận trọng trước rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh
Theo VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát, giữ tâm lý thận trọng , kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho những tín hiệu xác định xu hướng rõ ràng hơn.
Sau phiên tăng điểm hôm qua, tâm lý tích cực tiếp tục lan tỏa giúp VN-Index bật tăng khá tốt trong phiên sáng 14/12. Tuy nhiên, lực cầu không đủ mạnh khiến chỉ số nhiều thời lúc lùi dưới ngưỡng tham chiếu trước khi bật tăng nhẹ vào cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu lớn phân hoá khá mạnh. Chỉ số VN-30 giảm nhẹ với số mã tăng/giảm bằng nhau. Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,98 điểm ( 0,28%) lên 1.050 điểm. Thanh khoản trên HoSE tăng nhẹ so với phiên hôm trước đạt mức 13.730 tỷ đồng.
Tích lũy đi ngang
Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)
Giằng co với thanh khoản giảm nhẹ là xu hướng chủ đạo trong phiên giao dịch hôm nay. Điểm đáng chú ý là giao dịch ròng của khối ngoại đang có sự chững lại trong những phiên gần đây sau khi đã kéo dài mua ròng nhiều tuần trước đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thanh khoản sụt giảm.
Xu hướng thị trường đang có xu hướng tích lũy đi ngang, nên chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi thêm tín hiệu tích cực rõ ràng hơn trước khi mở vị thế mua mới. Nếu chưa có tín hiệu bùng nổ về thanh khoản và điểm số, thì chúng tôi tiếp tục giữ nguyên ngưỡng hỗ trợ kỳ vọng (985 – 1.010) điểm.
Video đang HOT
Chứng khoán Tân Việt (TVSI)
Chỉ số tiếp tục xu hướng tích lũy ngắn hạn quanh vùng giá trị 1.030 – 1.070 điểm và vẫn duy trì tích cực khi đã có sự luân chuyển giữa các nhóm ngành. Đà tăng của chỉ số phiên hôm nay vẫn được duy trì phần nào nhờ lực đỡ tích cực của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và đà hồi phục trở lại của nhóm ngành BĐS – KCN.
Trong các phiên kế tiếp, dự báo VN-Index vẫn tiếp tục tích lũy và tăng điểm chậm rãi nhờ sự luân chuyển xoay tua giữa các nhóm ngành. Các nhóm ngành sẽ thay nhau hồi phục trước khi có phiên bùng nổ mới toàn thị trường.
Rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh
Chứng khoán KBSV
Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên, VN-Index dần suy yếu và đánh mất phần lớn thành quả đạt được về cuối phiên. Vùng kháng cự gần quanh 1.060 ( -5) đã cho phản ứng và khiến cho đà tăng điểm của chỉ số không duy trì được đến cuối phiên. VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh tiếp theo và rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh vẫn đang có phần lấn át. NĐT được khuyến nghị tránh mua đuổi, chỉ kê lệnh mua giá thấp khi chỉ số về lại vùng hỗ trợ sâu.
Đứng ngoài quan sát, chờ tín hiệu rõ ràng hơn
Chứng khoán VCBS
Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index vẫn đang giằng co tích lũy quanh mốc 1.050 điểm. Các chỉ báo ngắn hạn đều đồng loạt cho tín hiệu trung lập thể hiện sự lưỡng lự, thận trọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn. Với diễn biến hiện tại , thị trường sẽ cần thêm thời gian tích lũy trước khi tăng điểm trở lại. Vùng hỗ trợ ngắn hạn gần nhất của chỉ số chung vẫn đang được xác định quanh 1.030.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu lực bán mạnh bất ngờ xuất hiện, VN Index có thể sẽ điều chỉnh về 990 – 1.000 điểm. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát, giữ tâm lý thận trọng , kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho những tín hiệu xác định xu hướng rõ ràng hơn.
Điều chỉnh là cơ hội gia tăng cổ phiếu
Chứng khoán SHS
Với phiên giao dịch gần như đi ngang hôm nay, trạng thái thị trường vẫn không có nhiều thay đổi (chỉ là phát ra thêm tín hiệu củng cố khu vực điều chỉnh và tích lũy ngắn hạn), VN-Index vẫn vận động vững vàng trên ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm và duy trì được trạng thái thoát khỏi kênh downtrend.
Mặc dù thị trường chưa xác nhận uptrend chính thức và đang vận động trong sóng hồi, nhưng trong đợt hồi phục đầu tiên đang diễn ra như chúng tôi thường xuyên phân tích thì khả năng thị trường còn có thể tiếp tục có đợt tăng giá tiếp theo với mục tiêu VN-Index hướng tới là 1.150 điểm.
Đối với nhà đầu tư trung, dài hạn đợt điều chỉnh sẽ là cơ hội gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu, mục tiêu giải ngân nên hướng tới nắm giữ trung hạn và lựa chọn các cổ phiếu có nền tảng cơ bản và đà tăng trưởng tốt bị bán quá đà trong giai đoạn Downtrend vừa qua. nhà đầu tư có thể tham khảo danh mục cổ phiếu khuyến nghị của chúng tôi để có quyết định hợp lý.
Thị trường giao dịch sôi động trở lại, cổ phiếu chứng khoán đua nhau bứt phá
So với vùng đáy hồi giữa tháng 11, phần lớn các cổ phiếu đều đã tăng khoảng 50-60% thị giá, các biệt có một số cái tên còn tăng trên 70%.
Dù vậy, mức hồi phục này vẫn chưa thấm vào đâu so với những gì đã mất sau giai đoạn trượt dài trước đó.
Sau 2 phiên điều chỉnh, thị trường chứng khoán đã tăng trở lại tuy nhiên áp lực chốt lời sau giai đoạn hồi phục mạnh trước đó vẫn còn hiện hữu. Bất chấp lực bán ra khá mạnh, dòng tiền "ồ ạt" đổ vào nhóm chứng khoán vẫn hấp thụ hết và đẩy một loạt cổ phiếu như VND, HCM, MBS, SHS,... tăng kịch trần "trắng bên bán".
Phiên bứt phá mạnh tiếp tục nối dài đà hồi phục của nhóm chứng khoán. So với vùng đáy hồi giữa tháng 11, phần lớn các cổ phiếu đều đã tăng khoảng 50-60% thị giá, các biệt có một số cái tên như SHS, CTS còn tăng trên 70%. Dù vậy, mức hồi phục này vẫn chưa thấm vào đâu so với những gì đã mất sau giai đoạn trượt dài trước đó.
So với đỉnh, nhiều cổ phiếu nhóm chứng khoán vẫn còn thấp hơn khoảng 50-60%. Định giá các công ty chứng khoán cũng theo đó "mềm" đi đáng kể. Mức P/B cao ngất ngưởng 3-4 lần gần như không còn ngoại trừ một vài cái tên nhỏ, cá biệt. Thay vào đó, hầu hết các cổ phiếu nhóm này hiện chỉ có P/B quanh vùng 1-1,5 lần. Đây là một trong những yếu tố kích thích dòng tiền bắt đáy nhập cuộc thời gian gần đây.
Bên cạnh định giá tương đối hấp dẫn, thanh khoản có sự cải thiện rõ rệt thời gian gần đây cũng là một yếu tố tích cực hỗ trợ đà tăng của các cổ phiếu chứng khoán. Theo thống kê, giá trị khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE từ đầu tháng 12 lên đến gần 17.300 tỷ đồng, tăng 75% so với tháng trước. Thực tế, giao dịch đã bắt đầu sôi động hơn từ cuối tháng trước khi thị trường hồi phục mạnh mẽ từ đáy 2 năm.
Thanh khoản cải thiện trong bối cảnh số lượng tài khoản mở mới tiếp tục sụt giảm. Trong tháng 11, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 88.479 tài khoản chứng khoán trong tháng 11, giảm tháng thứ 6 liên tiếp và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Điều này phần nào cho thấy dòng tiền mới nhập cuộc khá dè dặt và sự sôi động của thị trường chủ yếu nhờ tâm lý ổn định hơn của các nhà đầu tư vẫn ở lại thị trường sau giai đoạn sóng gió.
Ngoài ra, sự trở lại mạnh mẽ của khối ngoại cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy thị trường đi lên cả về mặt điểm số và thanh khoản. Trong tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 16.000 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HoSE, con số kỷ lục trong một tháng từng ghi nhận của chứng khoán Việt Nam. Xu hướng vẫn được tiếp nối sang tháng 12 khi khối ngoại tiếp tục mua ròng thêm gần 7.000 tỷ đồng. Bên cạnh ETF, dòng tiền P-Notes cũng được đồn đoán đang không ngừng đổ vào thị trường.
Những tín hiệu lạc quan bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên thị trường được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán sau 2 quý đầy khó khăn trước đó. Sự hồi phục mạnh mẽ của hàng loạt cổ phiếu sẽ góp phần giảm áp lực lên hoạt động tự doanh của nhóm chứng khoán. Thanh khoản tăng mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mảng môi giới và cho vay tăng trưởng trong thời gian tới.
Thêm nữa, về mặt cung cầu trên thị trường, thanh khoản còn là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng đi lên của các nhóm cổ phiếu. Nguồn cung tăng vọt sau giai đoạn tăng vốn "ồ ạt" của các công ty chứng khoán càng đòi hỏi dòng tiền lớn để hấp thụ. Thời điểm hiện tại, nhiều cổ phiếu chứng khoán vẫn đang làm tốt việc hút tiền nhờ định giá khá hấp dẫn so với triển vọng dài hạn tuy nhiên xu hướng này có tiếp tục được duy trì hay không vẫn cần thời gian kiểm chứng.
Nhận định về tình hình kinh doanh cả năm 2022 của nhóm chứng khoán, KIS Việt Nam không kỳ vọng một năm như mơ tương tự năm 2021 với mức tăng vượt trội, mà thiên về các kịch bản với kết quả kinh doanh đi ngang hoặc giảm nhẹ. Càng về cuối năm, khi các kết quả kinh doanh nếu so trên cơ sở cùng kỳ năm ngoái sẽ ngày càng tiêu cực do nền cực kỳ cao vào nửa cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của nhóm chứng khoán vẫn được đánh giá lạc quan nhờ dư địa tăng trưởng số lượng nhà đầu tư tham gia còn nhiều. Ngoài ra, một số câu chuyện như (1) Triển khai hệ thống KRX; (2) Rút ngắn chu kỳ thanh toán; (3) Thanh lọc thị trường trái phiếu; (4) Nâng hạng thị trường cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động của các công ty chứng khoán.
Có tiền nhàn rỗi, bỏ vào đâu để có hiệu suất sinh lời tốt nhất? Nhà đầu tư nên gửi tiết kiệm khi lãi suất đang tăng cao hay lựa chọn mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp? Trong bối cảnh nền kinh tế dự báo còn nhiều thách thức, các kênh đầu tư dù hấp dẫn nhưng vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Việc lựa chọn kênh đầu tư sinh lời trở thành bài toán khó cho...