Góc nhìn chuyên gia tuần mới: Cổ phiếu nào sẽ là tâm điểm?
Tuần qua, thị trường đã chứng kiến những con sóng nhỏ tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhóm cổ phiếu có thông tin nới room. Trong tuần giao dịch mới, liệu các nhóm cổ phiếu trên có còn giữ nhiệt và nhóm cổ phiếu nào sẽ trở thành tâm điểm hút dòng tiền. Cùng ĐTCK tìm câu trả lời từ một số chuyên gia chứng khoán trong chuyên mục bàn trong tuần này.
Thị trường đã có một tuần giao dịch khá tích cực khi cả VN-Index và HNX-Index đều có những phiên tăng điểm khá mạnh. Nhiều ý kiến cho rằng, xu hướng tăng điểm tiếp tục được duy trì trong tuần tới, nhưng với biên độ rất hẹp. Còn quan điểm của các ông?
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, CTCK SBS
Tuần này, thị trường tiếp tục giao dịch khá sôi động và dựa vào khối lượng giao dịch mỗi phiên có thể thấy, dòng tiền đã quay lại thị trường khá nhanh sau dịp nghỉ Tết.
Mỗi ngày thị trường đều có một lý do riêng để tạo các cơn sóng tăng của các nhóm cổ phiếu và có vẻ quá trình này còn tiếp tục trong thời gian tới.
“Tôi cũng thấy có 1 số tin đồn nới room mà có vẻ không xác thực cho lắm. Nó cũng giống như là loại tin “ăn theo”, nhưng nhà đầu tư phải cẩn trọng vì có thể đây chỉ là chiêu trò để ai đó ra hàng” – Ông Hoàng Thạch Lân.
Trong các phiên cuối tuần qua, thanh khoản đang có vẻ chựng lại và yếu dần. Sau một vòng xoay tăng điểm của các cổ phiếu, thì việc thị trường điều chỉnh cũng là hợp lý nhất do VN-Index đã tiến một đoạn khá xa hơn 40 điểm chỉ trong 3 tuần. Tuy nhiên, tôi vẫn tin việc điều chỉnh sẽ không quá lâu và thị trường sẽ tiếp tục bứt phá thêm một đoạn nữa trong tuần tới.
Ông Hoàng Thạch Lân, chuyên gia chứng khoán
Tôi nghĩ thị trường sẽ tiếp tục duy trì đà tăng.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK MBKE
Hiện VN-Index đang đi vào vùng kháng cự khá mạnh là 570-580 sẽ thử thách xu hướng tăng giá hiện tại của thị trường. Nếu có vượt qua được, thì VN-Index cũng sẽ phải mất thời gian, đặc biệt dù khối ngoại vẫn mua ròng trên HOSE 7 phiên liên tiếp, nhưng mức độ giảm dần, trong khi khối này cũng liên tục bán ròng trên HNX.
Ông Phan Dũng Khánh
Bên cạnh đó, thanh khoản cũng liên tiếp sụt giảm cho thấy có nhiều thử thách trong việc vượt được kháng cự. Như vậy, nhiều khả năng xu hướng dù đang tích cực, nhưng vẫn sẽ có các phiên điều chỉnh, không loại trừ giá sẽ biến động trong một biên độ hẹp hơn là việc gia tăng mạnh mẽ trong lúc này.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Phân tích, CTCK IVS
Tôi đánh giá rằng, thị trường đang trong một nhịp hồi phục khá tích cực và chủ đề nới room là điều kiện dẫn dắt dòng tiền. Mục tiêu của nhịp hồi lần này, tôi dự báo vào vùng 580-600 điểm và thị trường có quý khả quan. Biên độ ngắn còn lại cho khoảng thời gian dài trên nên tôi không kỳ vọng thị trường tăng quá mạnh.
Về cơ bản, tâm lý nhà đầu tư vấn yếu, nên thị trường sẽ luôn có bán có mua, nhưng điều quan trọng là lúc này lực mua khá tốt.
Tuy nhiên, tôi vẫn chỉ đánh giá đây là nhịp hồi phục, do sức hồi phục của thị trường yếu một phần nữa là rất khó tìm ra nhóm ngành dẫn dắt, trong khi cung tiền vấn đang bị kiểm soát chặt. Vì vậy, nhà đầu tư cũng cần hết sức lưu ý với thị trường bởi đây là một năm rất khó lường.
Thống kê cho thấy, tính đến giữa tháng 2/2016, PYN Elite Fund đã tăng đầu tư vào Việt Nam với tỷ trọng từ 89% (thời điểm giữa tháng 1/2016) lên 92%. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư vào Trung Quốc của quỹ này lại giảm xuống 7%. Từ hiện tượng này, các ông nhìn nhận như thế nào về xu hướng dịch chuyển dòng vốn ngoại từ các thị trường tạm gọi là đang bất ổn vào TTCK Việt Nam?
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, CTCK SBS
So với các thị trường chứng khoán trong khu vực, Việt Nam tương đối ít chịu ảnh hưởng từ việc biến động của các thị trường mới nổi, do nhà đầu tư nước ngoài rút vốn. Tuy vậy, dòng tiền của khối ngoại cũng đã bán ra suốt 5 tháng qua hơn 4.000 tỷ đồng và chỉ có dấu hiệu chậm lại trong tuần qua.
Có một điểm tương đối thuận lợi là mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại của thị trường Việt Nam khá thấp và không chịu cơn khủng hoảng bong bóng cổ phiếu như Trung Quốc. Trong tương lai, việc đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cùng với sự thay đổi cơ cấu kinh tế và các thể chế mới kỳ vọng sẽ đón đầu cơ hội thu hút dòng vốn nước ngoài mạnh mẽ hơn.
Ông Hoàng Thạch Lân, chuyên gia chứng khoán
Hơi sớm để từ 1 quỹ đơn lẻ mà suy luận đó là 1 trào lưu. PYN Elite không phải là quỹ lạ đối với TTCK Việt Nam. Có thể họ thấy sự bất ổn trên TTCK Trung Quốc và cơ hội trên TTCK Việt Nam diễn ra đồng thời, nên đã thay đổi quan điểm đầu tư, nhưng tôi không dám nói các quỹ khác đang rút vốn khỏi TTCK Trung Quốc, cũng đang thấy cả nguy cơ lẫn cơ hội giống họ.
Ngoài ra, việc dòng vốn đầu tư gián tiếp rút khỏi TTCK Trung Quốc đang được cho là hệ quả của sự bất ổn của nền kinh tế nước này, chứ không phải là hiện tượng nhất thời.
Ông Hoàng Thạch Lân
Khi kinh tế Trung Quốc bất ổn, cả thế giới đều lo lắng về 1 đợt suy thoái mới, bao gồm cả Việt Nam, dù mới đây WB đã công bố 1 báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế nước ta ở mức độ rất tích cực.
Do đó, tôi nghĩ dòng vốn rút khỏi TTCK Trung Quốc không hẳn là sẽ phân bổ hoàn toàn sang các TTCK khác, mà đa phần sẽ rút hẳn về nơi mà nó xuất phát ban đầu. Ngoại trừ các quỹ đã có mặt của Việt Nam từ lâu và am hiểu kinh tế cũng như TTCK Việt Nam, thì mới tiếp tục đầu tư, còn các quỹ chưa từng vào Việt Nam, họ sẽ nghe ngóng thêm.
Video đang HOT
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK MBKE
Theo quan sát của tôi, điều này chưa phải phổ biến, mà chỉ ở một số tổ chức đơn lẻ do việc bán ròng của khối ngoại diễn ra nhiều tháng nay và chỉ mới mua ròng khoảng hơn 1 tuần, nhưng giá trị không cao. Như thế, chưa thể khẳng định vốn ngoại dịch chuyển từ thị trường khác sang thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, về tương lai dài hạn, dự báo dòng vốn ngoại từ khắp nơi trên thế giới sẽ có xu hướng gia tăng khi mà Việt Nam đã tham gia TPP và nhiều hiệp định thương mại khác, chính sách thu hút vốn đầu tư và tạo nhiều điều kiện cho các nhà đầu tư…
Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Phân tích, CTCK IVS
Nền kinh tế Trung Quốc thực sự đang bộc lộ những con số cho thấy tình hình ngày càng khó kiểm soát. Ngoài việc dòng tiền out ra ngoài, đồng CNY còn bị rất nhiều quỹ đầu cơ tập trung bán khống khiến áp lực giảm giá đồng tiền này đang ngày một lớn.
Vì thế nhiều quỹ đầu tư đã rút khỏi Trung Quốc và theo thống kê, dòng tiền chạy khỏi Trung Quốc 11 tháng liên tiếp. Tuy nhiên, cũng theo thống kê, sức mua ròng tại Việt Nam có sự suy giảm trong năm 2015 và tính đến thời điểm hiện tại của năm 2016, con số đang là bán ròng.
Năm 2016 là một năm khó lường và theo thống kê, nó đang dịch chuyển khá mạnh vào Mỹ và Nhật Bản, nhằm trú ngụ hoặc tìm kiếm cơ hội nhiều hơn. Vì vậy, chỉ khi câu chuyện nới room trở nên hấp dẫn hơn nữa có lẽ dòng tiền sẽ vào Việt Nam nhiều hơn.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có sự bứt phá trở lại trong những phiếu cuối tuần, đặc biệt là cổ phiếu BID, CTG. Ngoài ra, thị trường cũng đang quan tâm đến nhóm cổ phiếu có thông tin “nới room”. Nhóm cổ phiếu nào sẽ là “tâm điểm” của thị trường trong tuần tới, theo các ông?
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, CTCK SBS
Thị trường mỗi ngày lại có nhiều thông tin hỗ trợ cho từng nhóm cổ phiếu, trong đó nổi bật là những dòng cổ phiếu nới room. Tuy nhiên, một số ngành cũng đang nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, như nhóm ngành dược, logistics, bất động sản, chứng khoán và cả ngân hàng.
Đây vẫn sẽ là những nhóm ngành tiếp tục tạo sóng trong đợt này đặc biệt là nhóm cổ phiếu có những ưu thế lớn đầu ngành và đang cạn room.
Ông Hoàng Thạch Lân, chuyên gia chứng khoán
Tuần qua, BID và CTG tăng giá là nhờ có tin hỗ trợ và tuần tới, tôi cũng nghĩ thông tin về việc 1 số lãnh đạo công ty niêm yết tỏ ý muốn nới room sẽ hỗ trợ các cổ phiếu đó. Tuy nhiên, tôi cũng thấy có 1 số tin đồn nới room mà có vẻ không xác thực cho lắm. Nó cũng giống như là loại tin “ăn theo”, nhưng nhà đầu tư phải cẩn trọng vì có thể đây chỉ là chiêu trò để ai đó ra hàng.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK MBKE
Đó là nhóm khoáng sản, dầu khí và một số cổ phiếu riêng lẻ có thông tin “nới room” được sự quan tâm nhiều hơn trong lúc này khi các cổ phiếu thuộc ngành này có sự gia tăng ấn tượng cùng việc phục hồi của giá dầu.
Nhóm ngân hàng ngoại trừ MBB có thông tin “nới room” giao dịch khủng, nhưng chỉ tăng được 1 ngày rồi lại điều chỉnh giảm. Bởi thế, việc các cổ phiếu được “nới room” cũng nên được các nhà đầu tư xem xét kỹ trước khi “xuống tiền”.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Phân tích, CTCK IVS
Tôi cho rằng, hiện tại tâm điểm chính là những cổ phiếu có thông tin nới room và đặc biệt là những cổ phiếu đang được nhà đầu tư nước ngoài săn lùng từ lâu do hết room. Tuy nhiên, trước sự lạc quan nhất định của nhà đuầ tư, thì nhiều cổ phiếu tốt, có kết quả kinh doanh tích cực cũng sẽ nằm trong tầm ngắm của dòng tiền.
Ông Nguyễn Hữu Bình
Vì thế tôi cho rằng, thị trường sẽ phân hóa và những cổ phiếu thuộc 2 nhóm trên như TCM, HSG, GMD, HCM, SSI, DHG, …sẽ có đà tăng tiếp.
Mùa ĐHCĐ sắp diễn ra và nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ xin ý kiến cổ đông về việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo các ông, nhà đầu tư đang quan tâm và “chờ đợi” điều gì tại mùa ĐHCĐ tại các doanh nghiệp?
Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, CTCK SBS
Ngoài vấn đề nới room, thì các nhà đầu tư vẫn quan tâm nhất đến chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và các chính sách cổ tức hàng năm.
Những chuyện cũ như minh bạch trong báo cáo tài chính, cũng như việc lo ngại doanh nghiệp liên tục phát hành thêm có đi đôi với tiềm năng phát triển hay không cũng là vấn đề nhà đầu tư cần tìm hiểu nhất ở các kỳ đại hội.
Ông Nguyễn Hồng Khanh
Trong thời gian tới, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn trên thị trường quốc tế và dĩ nhiên mức độ cạnh tranh sẽ càng quyết liệt hơn. Vì vậy, điều nhà đầu tư chờ đợi chính là doanh nghiệp có sẵn sàng các công cụ để định hướng phát triển dài hạn và bền vững trong tương lai hay không.
Ông Hoàng Thạch Lân, chuyên gia chứng khoán
Đối với các công ty mà việc nới room dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận, có lẽ nhiều nhà đầu tư sẽ mong đợi cái gật từ các lãnh đạo và từ các cổ đông lớn. Tuy nhiên, tôi cũng luôn nhấn mạnh rằng, đợt nới room lần này không giống như các lần trước, mà nó can hệ rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Ở nước ta, cho đến nay vẫn còn phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, mà theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp, chỉ cần khối ngoại nắm trên 51% là công ty đó sẽ được coi là doanh nghiệp nước ngoài. Sự phân biệt này không chỉ thể hiện ở các quyền kinh doanh hay các ưu đãi thuế, phí, mà nhiều khi thể hiện ở các quy trình, thủ tục hay chi tiết rất nhỏ, chẳng hạn như mở cửa hàng mới, thay đổi giá 1 sản phẩm, thực hiện khuyến mãi, mướn văn phòng, thuê lao động, nhập khẩu thiết bị hay nguyên liệu…
Ở góc độ lãnh đạo công ty niêm yết, nếu như trước đây, họ có thể chủ động kiểm soát “màu cờ sắc áo” doanh nghiệp mình, nhưng nếu chấp nhận mở room quá 51%, cho dù bây giờ khối ngoại chưa nắm cổ phiếu nào, họ sẽ mất quyền chủ động đó. Khối ngoại có thể mua và nắm vượt 51% bất cứ lúc nào mà không cần báo trước, nhưng một khi họ đã nắm vượt 51%, doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối nếu không kịp đăng ký.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, CTCK MBKE
Trong mùa ĐHCĐ năm nay, nhà đuầ tư đang và sẽ quan tâm các vấn đề là nới room, triển vọng doanh nghiệp, các dự án tiềm năng, doanh thu, lợi nhuận, đặc biệt cách ứng phó với những tình huống bất lợi xảy ra với doanh nghiệp, chuẩn bị cho việc hội nhập, các hiệp định FTA, khu vực kinh tế chung ASEAN.
Ông Nguyễn Hữu Bình, Trưởng phòng Phân tích, CTCK IVS
Tôi cho rằng, nhà đầu tư cá nhân quan tâm nhiều hơn tới nới room hoặc thông tin có tính chất bước ngoặt. Nhưng những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ thừa hiểu đây là một năm sẽ khó khăn, nên sự quan tâm là doanh nghiệp làm sao để giữ được sức sang tạo, kết quả kinh doanh tốt vào tránh được những khó khăn trước mắt.
Việt Nam đang hội nhập mạnh với thế giới và doanh nghiệp đã chuẩn bị ra sao cho hội nhập này để vươn lên không tụt hậu.
Hải Vân
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam 2016
Hôm nay, ngày 24/2/2016, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam - Vietnam Report kết hợp cùng Báo VietNamNet - Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố Bảng xếp hạng doanh nghiệp FAST500 - Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2016.
Bảng xếp hạng FAST500 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khách quan và độc lập, khoa học và tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế hiện hành. Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu trong giai đoạn 2011 đến 2014. Ngoài ra, các tiêu chí như tổng tài sản, tổng lao động, lợi nhuận sau thuế, các chỉ số sinh lời ROA, ROE, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông... cũng được sử dụng trong quá trình xếp hạng như yếu tố bổ sung để đánh giá quy mô và vị thế của doanh nghiệp.
Bảng xếp hạng FAST500 được định kỳ công bố từ năm 2011. Qua 6 năm công bố, Bảng xếp hạng là bức tranh phác họa chi tiếttừng chặng đường trưởng thành của "những ngôi sao đang lên" của nền kinh tế. Để ghi tên mình trong Bảng xếp hạng FAST500, các doanh nghiệp tăng trưởng đã phải nỗ lực vượt lên chính mình, khẳng định sự sáng tạo và linh biến trong kinh doanh, qua đó đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà.
Ngoài Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Vietnam Report cũng đồng thời công bố Top 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2016 với mục đích ghi nhận sự đóng góp tích cực của khối doanh nghiệp chiếm phần đông hiện nay.
Danh sách Top 10 của Bảng xếp hạng FAST500 năm 2016:
Danh sách 1: Bảng xếp hạng FAST500 - TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng CAGR bình quân Top 10 của 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2016: 127,5%
Danh sách 2: Bảng xếp hạng FAST500 - TOP 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng CAGR bình quân Top 10 của 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2016: 133,1%
Thông tin chi tiết Bảng xếp hạng FAST500 năm 2016 được đăng tại website: www.fast500.vn
Trong quá trình xây dựng Bảng xếp hạng FAST500, Vietnam Report cũng tiến hành khảo sát các doanh nghiệp FAST500 từ năm đầu công bố 2011 đến nay về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2015 và triển vọng tăng trưởng năm 2016. Về cơ bản, những thống kê cho thấy các doanh nghiệp Việt đang trên đà tăng trưởng và sẵn sàng hội nhập kinh tế toàn cầu.
Giai đoạn2011 - 2014: Doanh nghiệp đã có tiến bộ về tăng trưởng
Nếu trong giai đoạn 2010 - 2013, tốc độ tăng trưởng doanh thu kép CAGR trung bình của Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam(doanh nghiệp tăng trưởng FAST500) chỉ đạt 31,1%, được nhận định là giai đoạn kinh doanh khó khăn nhưng dần ổn định, thì sang giai đoạn 2011 - 2014, rào cản tăng trưởng đã được loại bỏ, tốc độ tăng trưởng CAGR trung bình của các doanh nghiệp FAST500 nhích lên mốc 34%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và dần lấy lại đà tăng trưởng của mình, kỳ vọng sẽ đạt được mức tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn kế tiếp.
Xét về loại hình doanh nghiệp, thế cân bằng đang dần được tạo lập khi khoảng cách tăng trưởng của các khối doanh nghiệp:FDI, Tư nhân và Nhà nước đã được thu ngắn lại. Khối Tư nhân vẫn dẫn đầu tăng trưởng, tuy nhiên CAGR trung bình giảm xuống còn 35,7%. Khối FDI duy trì đàtăng trưởng tốt, đạt mức 34,1%. Khối Nhà nước tăng trưởng hơn 28% cho thấyhiệu quả hoạt động của các ông anh cả đồ sộ đang được cải thiện dù chậm hơn so với các khu vực kinh tế khác.
Hình 1: CAGR trung bình theo loại hình doanh nghiệp của BXH FAST500 năm 2016 (giai đoạn kinh doanh 2011 - 2014) và năm 2015 (giai đoạn kinh doanh 2010 - 2013).
Nguồn: Vietnam Report
Năm 2015: Doanh nghiệp duy trì tốt đà tăng trưởng
Theo thống kê từ cuộc khảo sát đại diện các doanh nghiệp FAST500 của Vietnam Report vừa qua,kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong năm 2015 thể hiện qua 2 tiêu chí: doanh thu và lợi nhuận sau thuếtăng cao hơn so với năm 2014. Đây là minh chứng rõ nét cho thấy các doanh nghiệp đã thoát đáy suy thoái và chuẩn bị bước vào một giai đoạn tăng trưởng mới.
Hình 2: Thay đổi Doanh thu và Lợi nhuận của Doanh nghiệp trong năm 2015 so với năm 2014
Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp do Vietnam Report thực hiện tháng 1/2016 (n = 280; V1000 VNR500 FAST500)
Hoạt động đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng trong giai đoạn 2012 - 2015làviệc các doanh nghiệp liên tục giới thiệu và tung ra thị trường các dòng sản phẩm mới cũng như tập trung mở rộng kinh doanh sang nhiều phân khúc thị trường(các phương án này được lựa chọn bởi hơn 50% các doanh nghiệp phản hồi). Kế tiếp, việc chiêu mộ lao động có tay nghề với chi phí cạnh tranh cũng như sự cải thiện cơ sở hạ tầng cũng là 2 trong số Top 5 yếu tố được đánh giá cao nhất với tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 49,2% và 40,7%.
Hình 3: Các yếu tố đóng góp vào sự tăng trưởng của Doanh nghiệp trong giai đoạn 2012 - 2015
Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp do Vietnam Report thực hiện tháng 1/2016 (n = 280; V1000 VNR500 FAST500)
Năm 2016: Doanh nghiệp chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm trong bối cảnh hội nhập TPP
Những kết quả kinh doanh khởi sắc đã đạt được trong cả một chặng đường dài từ năm 2011 đến năm 2015 kết hợp với các dự báo kinh tế khả quan trong năm 2016, và đặc biệt là triển vọng thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế TPP và AEC,là cơ sở đáng tin cậy làm tăng thêm niềm tin và kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp Việt. Hơn 76% số doanh nghiệp tham gia khảo sát dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh nhằm tận dụng tối đa những cơ hội tăng trưởng mới, 22,1% số doanh nghiệp sẽ tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh như năm trước, trong khi chỉ 1,6% doanh nghiệp có ý định thu hẹp quy mô kinh doanh. Đây là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới.
Hình4: Kế hoạch dự kiến của doanh nghiệp trong năm 2016
Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp do Vietnam Report thực hiện tháng 1/2016 (n = 280; V1000 VNR500 FAST500)
Trong đó, 3 ưu tiên chính mà các doanh nghiệp tham gia khảo sát chủ yếu tập trung hướng đến bao gồm tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; cắt giảm chi phí và tiếp tục giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ mới, với tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 89,8%; 64.4% và 59,3%.
Hình 5: Ba ưu tiên chính trong trong chiến lược kinh doanh năm 2016
Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp do Vietnam Report thực hiện tháng 1/2016 (n = 280; V1000 VNR500 FAST500)
Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)vừa được ký kết và sẽ có hiệu lực từ năm 2018 mở ra nhiều cơ hội cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Vốn đầu tư vào nhiều hơn, giao thương thuận lợi hơn, hàng rào thuế quan được dần dỡ bỏ, cạnh tranh công bằng hơn và thông tin minh bạch... là những yếu tốthuận lợi thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đã từng có nhiều doanh nghiệp khi nhận thấy cơ hội tăng trưởngthìvội vã đầu tư, tăng vốn hoạt động, mở rộng thị trường... trong khi chưa lường hết khó khăn trước mắt, dẫn đến nợ nần, thua lỗ, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản.Vì vậy, để tránh bẫy "tăng trưởng nóng", các doanh nghiệp FAST500rất cần tỉnh táo lựa chọn phương án hoạt động phù hợp, nâng cao năng suất sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng cường hiệu quả hoạt động marketing, cân đối đầu tư hợp lý, chủ động đối phó những bất ổn tiềm tàng... Khi được hỏi về mức độ sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh, hơn 80% doanh nghiệp tự tin khẳng định họ đã chuẩn bị đầy đủ và/hoặc tương đối đầy đủ.
Hình 6: Khảo sát mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trước sự kiện Hiệp định TPP được ký kết
Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp do Vietnam Report thực hiện tháng 1/2016 (n = 280; V1000 VNR500 FAST500)
Có thể thấy, năm 2016 là thời điểm rất quan trọng được xem như bệ phóng tăng trưởng cho các doanh nghiệp Việt. Và đương nhiên, với năng lực vốn có cùng sự nhanh nhẹn, nhạy bén trong kinh doanh, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể vươn cao và vươn xa hơn trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt sẽ có cơ hội lớn mạnh hơn nữa, trở thành doanh nghiệp triển vọng xuất sắc trong thời gian tới. Khi đó sân chơi của các doanh nghiệp lớn sẽ trở nên sôi động hơn bởi sự xuất hiện của các doanh nghiệp không chỉ mạnh mà còn nhanh và nhạy.
Khuyến nghị chính sách: Doanh nghiệp đòi hỏi giảm thuế và cải cách thủ tục hành chính
Khảo sát vềkỳ vọng của doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo cho thấy, việctiếp tục điều chỉnh giảm thuế suất thuế TNCN nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh là giải pháp đượccác doanh nghiệp mong đợi nhất trong thời gian tới với hơn 80% đại diện doanh nghiệp FAST500 tham gia khảo sát đồng tình lựa chọn. Bên cạnh đó, việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và giảm lãi suất tín dụng cũng là nhữngđề xuất được đa phần các doanh nghiệp lựa chọn với tỷ lệ lựa chọn tương đương nhau xấp xỉ 75%.
Hình 7: Những vấn đề chính sách cần thực hiện trong thời gian tới để hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp
Nguồn: Khảo sát các doanh nghiệp do Vietnam Report thực hiện tháng 1/2016 (n = 280; V1000 VNR500 FAST500)
Có thể thấy, niềm tin tăng trưởng của các doanh nghiệp FAST500 nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chung đang ấm dần lên. Cùng với sự lạc quan đó, Ban tổ chức FAST500 hi vọng, Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm tiếp theo sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những tên tuổi triển vọng, những hình mẫu tiêu biểu cho sự thành công của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, qua đó góp phần đưa thương hiệu FAST500 trở thành biểu tượng đẳng cấp quốc gia và quốc tế.
Buổi Lễ công bố và tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2016 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 12/4/2016 tại Hà Nội.
VNR
Theo_VietNamNet
Không thể chờ "chiếc đũa thần" khi gặp thách thức Bất ngờ "bị" điều động làm nhiệm vụ chưa bao giờ dễ dàng là phục hồi một ngân hàng yếu kém đang trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt, với ông Võ Minh Tuấn, Chủ tịch HĐQT DongA Bank thì công việc sẽ không "có chiếc đũa thần nào", mà chỉ có thể bằng nhiệt huyết, kinh nghiệm và niềm tin rằng kết...