“Góc khuất” ở nhà ga cáp treo chùa Hương
Quần thể Hương Sơn là một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống tín ngưỡng, văn hóa tinh thần của nhân dân.
Bên cạnh sự nỗ lực của cơ quan chức năng để tổ chức lễ hội chùa Hương được tốt đẹp, trang nghiêm thì vẫn còn ‘góc khuất’, biểu hiện tiêu cực trong công tác quản lý hoạt động cáp treo; vấn đề bảo vệ môi trường…
Lễ hội chùa Hương năm 2019 đã chính thức khai hội vào ngày mùng 6 Tết. Mỗi ngày có hàng vạn lượt du khách thập phương hành hương về đất Phật với tinh thần trang nghiêm về chốn linh thiêng. Đông đảo du khách mua vé, xếp hàng, chấp hành các quy định, đợi đến lượt đi cáp treo lên động Hương Tích với thái độ nghiêm túc, thành kính. Những ngày nghỉ cuối tuần càng đông du khách trảy hội, có khi phải đợi hàng tiếng đồng hồ mới đến lượt đi cáp treo.
Nhà ga cáp treo Thiên Trù măc dù rất đông khách, nhưng đa số du khách thập phương xếp hàng, lần lượt để đi cáp treo.
Song tại khu vực nhà ga cáp treo Thiên Trù, từ lâu đã xảy ra tình trạng nhân viên thu tiền ngoài của khách, kiếm tiền bất chính để mở cửa lách cho khách đi tắt lên cabin đi cáp treo, gây ra sự lộn xộn, mất an ninh trật tự, ảnh hưởng quyền lợi của du khách phải xếp hàng thứ tự chờ đến lượt.
Nam thanh niên đã “làm luật” thành công đối với đoàn khách 12 người, thu tiền xong và xé vé (lượt lên) và ra tín hiệu cho người phụ nữ mở cửa cho khách đi tắt lên cabin (ảnh cắt từ Video clip ngày 16/2/2019).
Video đang HOT
Một trong 12 vé đã được thanh niên thu tiền ngoài luồng để mở cửa lách cho khách lên cabin, đẩy những đoàn khách đang chờ ở lai
Ngày 16/2/2019 (ngày 12, tháng Giêng âm lịch), là ngày thứ Bảy nên rất đông du khách trảy hội chùa Hương. Khoảng 9h30, trong lúc nhà ga đang đông đúc, tôi đang đi vào để xếp hàng lên cáp treo thì có một anh thanh niên hỏi “Anh có muốn đi cáp treo không phải xếp hàng không, mỗi người nộp 100 nghìn đồng?”. Bị hỏi bất ngờ, tôi lắc đầu.
Sau khi người đàn ông nhận tiền xong, ra tín hiệu, người phụ nữ cầm chìa khóa mở cửa để đưa khách lên cabin đi cáp treo.
Ai đã “chống lưng” cho thực trạng nhân viên ngang nhiên kiếm tiền bất chính bằng việc mở cửa lách đưa khách lên cabin, làm mất quyền lợi của những du khách chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về xếp hàng đi cáp treo?
Người thanh niên tiếp tục hỏi những người đi sau. Chị em phụ nữ nhìn đoàn người xếp hàng dài, khi được thông tin không phải chờ đợi, mừng quá nên đã nhận lời. Người thanh niên trao đổi nguyên tắc: Thu tiền – xé vé – đếm người – mở cửa lách cho lên cabin. Mọi thủ tục thu tiền – xé vé được thực hiện xong, người thanh niên đút túi 1,2 triệu đồng và ra hiệu cho người phụ nữ quản lý dẫn đoàn theo lối đi tắt. Cánh cửa thép được mở khóa, đoàn người ra thẳng khu vực cabin đi cáp treo, đẩy lùi đoàn người xếp hàng phía sau. Người phụ nữ đẩy 12 người khẩn trương vào khu vực cabin để đóng cánh cửa thép lại, tạo sự chen lấn, gây lộn xộn, chiếm lượt của những hành khách khác đang đứng chờ đến lượt, hình ảnh mất văn hóa, văn minh nơi cửa Phật.
Qua quan sát, số tiền mà 2 người quản lý cửa khóa cánh cửa lách đưa khách “vượt vũ môn” kia thu được mỗi ngày lên đến hàng chục triệu. Điều đang nói là sự tiêu cực này diễn ra từ nhiều năm qua, nhưng cơ quan chức năng không hề biết gì? Ai đã “chống lưng”, bảo kê cho hoạt động tiêu cực này?
Trong quá trình theo dõi các hoạt động lễ hội, phóng viên ghi nhận, Ban tổ chức Lễ hội có nhiều cố gắng song công tác bảo vệ môi trường khu vực lễ hội Chùa Hương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Tình trạng rác thải xả ra dòng suối Yến trôi lềnh bềnh nhưng chưa được thu gom triệt để; dọc đường lên chùa Thiên Trù, động Hương Tích vẫn còn tình trạng xả rác lung tung, gây ô nhiễm môi trường; tình trạng tiền lẻ vứt bừa bãi dọc theo theo cáp treo, khu vực ga kỹ thuật; vẫn có nhiều dư kháchcài tiền lẻ vào vách núi… gây mất mỹ quan khu lễ hội.
Chùa Hương đã được của Thủ tướng Chính phủ cấp bằng di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Hương không chỉ còn là giá trị của riêng một vùng niềm mà là một di sản của Quốc Gia và cũng là những giá trị của nhân loại. Thiết nghĩ huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội cần khẩn trương kiểm tra, xác minh, tăng cường biện pháp quản lý, có biện pháp xử lý nghiêm biểu hiện tiêu cực, loại bỏ những “con sâu” làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của lễ hội chùa Hương. Du khách thập phương rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng để Lễ hội chùa Hương hoạt động đúng như tinh thần chỉ đạo hướng tới một mùa lễ hội “Văn minh – kỷ cương – du lịch”.
Xuân Vũ
Theo baotainguyenmoitruong
Chùa Hương quá tải nhưng không mất trật tự, phản cảm ngày khai hội
Theo thông tin từ Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, riêng trong ngày khai hội (mùng 6 Tết) đã có gần 50.000 lượt du khách trẩy hội.
Gần 50.000 lượt khách trong ngày khai hội chùa Hương.
Như vậy, tính từ ngày mùng 3 (bắt đầu thu vé thắng cảnh) đến mùng 6 Tết, lễ hội chùa Hương 2019 đã đón gần 172.000 lượt khách. Mặc dù lượng khách đổ về ngày khai hội tăng đột biến, gây nên tình trạng quá tải tại một số điểm, song hoàn toàn không xảy ra sự cố mất an ninh trật tự hay sự việc phản cảm.
Ghi nhận thực tế của phóng viên Kinh tế & Đô thị cho thấy, lượng khách tập trung đông nhất phải kể đến lối lên chùa Thiên Trù, lối vào cửa động Hương Tích. Thậm chí có lúc cao điểm đã xảy ra tắc nghẽn cục bộ, xong không quá lâu.
Để đảm bảo an toàn cho du khách, Ban tổ chức lễ hội đã bố trí nhân lực bổ sung cùng với lực lượng công an phân luồng nhằm hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc hay chen lấn, xô đẩy nhau. Riêng tại khu vực cáp treo, do lượng khách đổ về trong ngày khai hội quá đông nên nhiều người phải xếp hàng chờ đợi đến 2 tiếng đồng hồ. Đáng nói, trong ngày hôm qua (mùng 5 Tết) tình trạng quá tải cũng xảy ra vì lượng khách tương đương ngày khai hội. Tuy nhiên, khu vực này cũng hoàn toàn không xảy ra hành động chen lấn, xô đẩy hay du khách thiếu y thức, bức xúc trèo lan can...
Bà Trần Thị Tám, ở Nam Định cho biết: "Mặc dù gia đình tôi đi từ sáng sớm song do chờ đợi cáp treo mất hơn 1 tiếng đồng hồ nên gần 12 giờ trưa mới vào tới động. Rất may là chiều ra khá dễ thở vì vãn khách hơn". Nhiều du khách có kinh nghiệm đi chùa Hương nhiều năm chia sẻ, họ chọn thời điểm đi lễ từ ban đêm để sáng sớm là kết thúc hành trình, như vậy vừa nhanh gọn mà vẫn khỏe người.
Ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng Ban Quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn cho hay, lượng khách đổ về chùa Hương lên đến hàng vạn người mỗi ngày nên việc xảy ra ùn tắc hay chờ đợi đi cáp treo là chuyện không thể tránh khỏi. Đặc biệt là vào giờ cao điểm từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều. Riêng 2 ngày mùng 5 và mùng 6 Tết thì ngay từ 8 giờ sáng đã xảy ra tắc nghẽn tại một số điểm.
"Chúng tôi dự đoán, trong tháng Giêng và tháng 2 Âm lịch, lượng khách về chùa Hương vào các ngày thứ 7, Chủ nhật cũng sẽ rất đông vì phần đa du khách là công nhân, viên chức đều tranh thủ đi lễ vào ngày nghỉ cuối tuần", ông Hiển cho hay.
Theo thông tin từ Công ty CP Vận tải và Du Lịch Hương Sơn, đơn vị chủ quản và vận hành hệ thống cáp chùa Hương, giá vé cáp treo 2019 có sự điều chỉnh (tăng 20.000 đồng/vé). Cụ thể: Vé khứ hồi người lớn là 180.000 đồng/vé; Vé khứ hồi trẻ em là 120.000 đồng/vé.
Theo kinhtedothi
Tăng hai tuyến buýt nối trung tâm Hà Nội với chùa Hương trong mùa lễ hội Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, từ ngày 16/2/2019 đến ngày 15/3/2019, Transerco tổ chức vận hành 2 nhánh tuyến buýt số 01B (Bến xe Gia Lâm - Hương Sơn) và 107B (Kim Mã - Hương Sơn) để phục vụ nhân dân đi lễ hội chùa Hương. Các nhánh tuyến này vận hành theo phương thức buýt nhanh chỉ...