Góc khuất nạn cờ bạc, rượu chè và nghèo của diễn viên Việt
Nghề diễn viên không đơn thuần là ăn ngon, mặc đẹp, kẻ đón người đưa hay được nhiều người hâm mộ. Phía sau nhung lụa là những bí mật khiến người ta thảng thốt.
Dạo gần đây, nhiều vụ tai tiếng làm rúng động showbiz như diễn viên C.T- một diễn viên kỳ cựu trong nghề đã lâm vào đường cùng, rồi chuyện mua bán dâm hay các chiêu trò để nổi tiếng bị vạch mặt… Tất cả những điều đó đã làm cho các bạn trẻ ngán ngẫm.
Cờ bạc, rượu chè, cá độ…
Bạn M.N – sinh viên trường đại học Hoa Sen cho biết là ban đầu cũng có ý định thi vào trường Sân khấu Điện ảnh vì có người quen đã làm trong giới nghệ thuật, tuy nhiên bạn nghĩ khi vào đây mắc phải những sai lầm là điều không thể tránh khỏi, chính vì thế mà bạn đã chọn một con đường khác bạn cho là ổn định và an toàn hơn.Không riêng gì bạn N., các bạn trẻ hiện nay khi được hỏi có muốn làm người nổi tiếng hay không thì ai cũng đều phân vân hoặc rùng mình né tránh. Dù biết cơ hội để nổi tiếng là không có đi chăng nữa thì các bạn vẫn ý thức được rằng những bước chân của các “anh chị” đã để lại dấu ấn quá sâu mà các bạn không muốn chính những bước chân ấy dẫn đường các bạn.
Ảnh minh họa
Diễn viên trẻ P.D cho biết: “Khi đi làm mới thấy được sự sa đọa của ê-kíp thực hiện, không chỉ việc đạo diễn gạ tình hay diễn viên đấu đá nhau mà bên trong nó nữa là những việc như cờ bạc, rượu chè, cá độ… nhưng những việc đó không ảnh hưởng đến mình nên mình cũng không để ý”.
Video đang HOT
D. tiết lộ đạo diễn H. là người cờ bạc số một. Ông đã bán mấy căn nhà của mình để đổ vào cờ bạc khi các cô gái quanh ông chán nản và bỏ đi. “Cứ khi ông ấy làm phim là có cô này cô kia bám theo “cặp bồ”, hết phim thì không còn ai bên cạnh, thế là ông ấy vùi đầu vào những thứ vô bổ khác”, D nói.
Nắm tổng thể để thấy được các diễn viên kỳ cựu từng “dính” vào những vụ cờ bạc hay đại gia cho thấy họ đã sống một cách quá liều lĩnh và tham vọng.
Khi bước vào giới nghệ thuật, mấy ai né tránh được những cám dỗ xa hoa hào nhoáng để thật sự sống với đam mê. Khi họ được một thứ họ lại muốn có được nhiều thứ và chẳng muốn mất đi những gì trong tầm tay họ. Thậm chí họ còn lợi dụng chữ nghề để mua bán thân xác.
Thân xác trong phim và nghề diễn là “vòng luẩn quẩn” hay “vòng vây cô đơn”. Ảnh minh họa
Hồng nhan bạc mệnh
Trên ánh đèn sân khấu hay trong những vai diễn trên màn ảnh nhỏ, họ – những người diễn viên cảm thấy đã sống hết mình vì nghệ thuật để rồi khi bước ra để được là chính họ, những nổi đau về thể xác lẫn tinh thần cứ bám lấy như một định mệnh nghiệt ngã.Diễn viên Đ.T.M – từng “ôm” những vai ông trùm, xã hội đen khét tiếng một thời giờ đây vẫn giữ cho mình mái ấm gia đình trong ngôi nhà tạm bợ quận 7, TP.HCM. Ông tâm sự: “Mình diễn thế thôi, lên phim người ta biết đấy là Đ.T.M nhưng khi ra đường chẳng ai biết mình là ai, vì mình cũng bình thường như người ta thì ai để ý làm gì”.Đã bao thế hệ nghệ sĩ đi qua, có người để lại dấu ấn trong lòng khán giả, có người “tuổi lên tên không thấy”, nhưng tất cả họ cứ âm thầm cống hiến cho nghệ thuật rồi sau đó đến mái nhà chở che cũng chẳng có.
Nghệ sĩ T.K- Cô đào hồng nhan đa truân năm nào giờ đây ngồi lạnh lẽo trong khuôn viên viện dưỡng lão dành cho nghệ sĩ tủi phận nói: “Cả đời cứ theo đuổi niềm đam mê, cứ cống hiến hết mình để rồi khi giật mình nhìn lại chẳng có gì trong tay cả. Hồng nhan cũng qua một kiếp người, chỉ tội bây giờ ngồi đây không có con cháu ở bên cạnh đỡ đần chăm sóc, tủi lắm”.
Không phải ai cũng như thế, có những nghệ sĩ có gia đình giàu sang, hạnh phúc, được nhiều người ngưỡng mộ nhưng mấy ai làm được như thế. “Mỗi người có một cái duyên và một cái nghiệp, hồng nhan bạc phận thì đành rồi. Nhìn thấy đó nhưng không sao thoát ra được, có lẽ là chữ duyên nên mình không thể chối bỏ”, diễn viên H.K tâm sự.
Theo Tri thức
Núi không cao bằng mẹ
Cưới chưa đầy năm mà không biết bao nhiêu lần Xuyến nước mắt ngắn dài "mách tội" Thuyết: "Tao không sống với hắn nữa, phải ly dị thôi, ức không chịu được".
Xuyến ức không chịu được vì kiểu coi mẹ hơn vợ của chồng. Vì chồng về đến nhà là hỏi: Mẹ đâu? Ngồi vào bàn ăn là gắp thức ăn cho mẹ, còn vợ thì em có tay mà. Vợ rủ đi nhà hàng cho lãng mạn thì gạt phắt vì không thể để mẹ ở nhà một mình được, có đi thì đưa mẹ đi cùng. Vợ nấu cơm ngon là thế mà cứ nhắc đi nhắc lại: Em cho thêm tí nước, mình ăn thế này là ngon nhưng với mẹ là hơi khô... Mẹ ở nhà cả ngày nhưng chồng nhất quyết nói mẹ không được nấu cơm, để chúng con về chúng con nấu... Vợ nhờ mẹ phơi hộ quần áo cũng bị chồng trách: Em không làm thì để anh làm, đừng để mẹ làm, mẹ lên xuống cầu thang đâu có dễ... Xuyến cáu quá cãi lại: Thế mẹ ở nhà làm gì cả ngày, đi chơi mãi mà không chán à? Vậy mà chồng đã trừng mắt lên như muốn ăn tươi nuốt sống vợ, lại còn lầm lì mấy ngày liền.
Xuyến ghen với mẹ chồng đến mức mất khôn, cô bảo: Anh cần mẹ hơn cần vợ thì lấy vợ làm gì. Ly dị đi để về mà sống với mẹ cả đời!
Xuyến viết đơn li dị nhưng Thuyết mặc kệ, anh còn nói: "Em đừng có già néo đứt dây. Đàn ông lấy mấy vợ cũng chẳng khó, còn mẹ thì chỉ có một mà thôi"
Rồi anh kể cho Xuyến nghe câu chuyện đời mẹ. Bà Hai không phải là mẹ đẻ của anh. Mẹ đẻ anh lấy chồng 3 năm không sinh được con, bị nhà chồng chửi rủa, nhiếc móc khốn khổ nên bà đành cưới vợ hai cho chồng. Không ngờ, bà Hai về nhà được mấy tháng thì bà Cả mang thai và sinh ra Thuyết. Số bà Hai vất vả, chẳng có con nên lấy chồng mà chẳng khác gì người ở.
Bà Cả đẻ được hơn 1 năm thì phát hiện ra bị ung thư dạ con. Bố Thuyết dốc hết tiền bạc trong nhà, vay mượn tứ tung để chữa bệnh cho vợ nhưng cuối cùng bệnh viện vẫn trả về. Bà Cả về nhà nằm liệt giường đến gần 1 năm thì mất. Cảnh chăm người ung thư dạ con vừa bẩn vừa khổ của bà Hai cả làng đều biết. Họ vừa thương bà vừa phục bà. Nhưng người thương bà nhất là Thuyết. Bà Cả đau đớn, dằn vặt nên khó tính, hễ lên cơn đau là lôi cả tổ tông bà Hai ra chửi, vậy mà lúc tức quá bà Hai chỉ bảo: "Bà ốm nên tôi chẳng chấp chứ bà khỏe thì tôi chả nhịn đâu". Nhưng đến đêm thì bà Hai lại ôm Thuyết vào lòng tấm tức khóc: "U con chắc không qua khỏi mất thôi, khổ cho u con quá!"
Những ngày ấy, bố Thuyết buồn chán lao vào rượu chè chẳng ngó ngàng gì tới chuyện làm ăn nên nhà đã nghèo lại càng thêm xác xơ rách rưới. Năm Thuyết 10 tuổi, bố anh cũng ra đi vì bệnh gan. Thuyết chứng kiến cảnh mẹ Hai vắt kiệt sức để lo cho gia đình chồng và chăm sóc Thuyết thế nào, anh thương mẹ lắm. Thuyết còn nhớ ngày đưa ma bố, khi mọi người về hết, chỉ còn mẹ Hai và anh bên nấm mộ mới đắp trong ráng chiều chạng vạng, mẹ thầm thì với vong linh chồng: Ông hãy yên lòng, tôi còn hơi thở thì không để thằng Thuyết phải đói khổ đâu. Nhưng ông sống khôn thác thiêng hãy giúp tôi khỏe mạnh để kiếm tiền nuôi con.
Những năm tháng sau đó, bà có đói cũng không để Thuyết đói. Bà làm trăm công nghìn việc để cho anh được học bằng người. Bà còn bắt anh học đến tiến sĩ. Bà bảo: "Anh không phải học cho anh mà anh học hộ bu, để khi bu gặp thầy u anh ở dưới suối vàng, bu còn mở mày mở mặt"
Kể xong, Thuyết im lặng mấy phút như nuốt kỷ niệm buồn vào lòng rồi hỏi vợ: "Em tự trả lời đi, có nên bắt anh chọn mẹ hay em không?"
Hơn 10 năm rồi nhưng những lời chồng kể vẫn âm âm trong tai Xuyến. Sự hy sinh của mẹ lấp đầy mọi khoảng trống giữa hai mẹ con.
Theo VNE
Hàng chục người trong một làng bỗng dưng phát điên Thanh Khê (ảnh) là một thôn nhỏ nhất và cũng nghèo nhất của xã Lai Hạ, huyện Lương Tài, Bắc Ninh. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là cái thôn chỉ có trên 100 nóc nhà với khoảng 500 nhân khẩu ấy lại nhan nhản... người điên. Ruộng đất ít, kinh tế khó khăn, thanh niên trong làng đi làm công nhân hết, khi...