Góc khuất cuộc sống của những quý ông Hàn Quốc tại Hà Nội
Nhiều năm trở lại đây, số lượng người Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng ngày càng đông. Không thể phủ nhận những đóng góp của cộng đồng cư dân, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Họ được nhận xét đa phần sống lặng lẽ, chăm chỉ làm việc, ham thể thao… Nhưng cũng có những góc khuất của một bộ phận các quý ông mà ít ai biết tới…
1.Khoảng 5 năm trở về trước, tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM… đã hình thành những “phố” Hàn, “làng” Hàn Quốc. Cộng đồng người Hàn khi đó được nhận xét là sống lặng lẽ, chịu khó làm ăn. Tuy nhiên, số lượng người Hàn có mặt tại Việt Nam ngày càng nhiều. Và trong cộng đồng này đã xuất hiện những hiện tượng gây mất trật tự an ninh, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Phạm Vũ M. (31 tuổi, cựu sinh viên Trường đại học Hà Nội) từng ở chung phòng với tôi từ thời sinh viên. Ra trường, M. làm phiên dịch cho một công ty xuất nhập khẩu của người Hàn Quốc tại Hà Nội. Bẵng đi một thời gian, tôi gặp lại M. Nhưng bây giờ, M. không còn làm ở chỗ cũ nữa mà đã chuyển sang một công việc khác, đó là “phụ trách kinh doanh” cho một công ty chuyên về giải trí của người Hàn.
Theo M., tại Hà Nội người Hàn Quốc thường sống quần cư tại một số khu vực như khu Trung Hòa – Nhân Chính (quận Thanh Xuân), khu Mỹ Đình (Nam Từ Liêm) hay phường Ngọc Khánh (Ba Đình). Những người mới sang thì thường đi một mình. Người sang lâu thì đem cả vợ chồng con cái sang Việt Nam.
Tiếp xúc với nhiều người Hàn Quốc, M. cho biết đàn ông Hàn thường rất nóng tính. Mặc dù bình thường họ tỏ ra vui vẻ, chịu khó và ít nhiều hòa đồng. Nhưng khi có việc trái ý thì nhiều quý ông nổi khùng lên và rất khó đoán trước hậu quả.
Một góc phố người Hàn Quốc tại Hà Nội.
Còn nhớ tại chính công ty của M., có lần giữa tay quản lý tên Lee với nhân viên Kim xảy ra xô xát, mà nguyên nhân tương đối đơn giản. Hôm ấy Kim đến muộn giờ làm nên bị Lee gọi ra để nhắc nhở. Chẳng ngờ Kim nổi khùng, thoi cho sếp mình một quả vào mặt. Và thế là cả hai như con gà chọi lao vào nhau… Cho đến khi các nhân viên an ninh có mặt thì cuộc đấu mới tạm dừng.
Bên cạnh đó, không ít lần những đồng nghiệp cùng công ty nhờ M. giới thiệu cho một cô gái người Việt Nam nào đó để “cặp kè”. M. thường từ chối. Song, vẫn có những cô gái có tâm lý thích lấy chồng Hàn đã vớ phải những ông chồng vũ phu, thậm chí là tội phạm ở Hàn Quốc trốn sang Việt Nam. Điển hình là trường hợp cô gái Phạm Thị P. (SN 1990, từng là sinh viên đại học)
P. gặp Kim Jong Soo (SN 1969) khi P. đang làm bán thời gian cho một nhà hàng Hàn Quốc mà không hề biết rằng hắn là tội phạm đang bị truy nã. Kim có thời gian cầm đầu một đường dây lừa người Việt Nam sang Hàn Quốc tìm việc, dưới vỏ bọc là đi du lịch. Vốn từ một miền quê nghèo ra Hà Nội học, P. mong ước sẽ có một ngày đổi đời bằng việc kiếm được một người chồng giàu có. Khi gặp Kim, dù ông ta bằng tuổi bố song P. vẫn chấp nhận lời tỏ tình chỉ để hy vọng sẽ được sang Hàn Quốc sống cuộc đời vương giả. Tuy nhiên, Kim đã bị lực lượng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội bắt giữ và sau đó trao trả cho Cảnh sát Hàn Quốc.
Nhắc tới người Hàn Quốc thì không thể không nhắc đến văn hóa uống rượu của họ. Và cũng chính từ nét văn hóa này đã nảy sinh ra nhiều nhà hàng, quán bar chỉ dành riêng cho người Hàn. Nó gần như là một thế giới riêng để cho một bộ phận quý ông quý bà ăn chơi thỏa thích. Thậm chí có những buổi tiệc kèm theo màn thác loạn…
Trong một quán bar dành riêng cho người Hàn Quốc.
2.Vẫn theo M., người Hàn Quốc thích nhậu nhẹt. Họ thường xuyên rủ bạn bè đến nhà, hoặc ra nhà hàng, quán bar để cụng ly. Sau một thời gian làm việc, sinh hoạt cùng cộng đồng người Hàn, M. nhiều lần được họ mời tham gia những cuộc vui với họ.
Bên cạnh những quán dành cho giới bình dân, phục vụ cả người Việt và người Hàn Quốc, thì ở Hà Nội có những quán bar, nhà hàng chỉ dành riêng cho người Hàn Quốc. Người Việt hoặc khách các nước khác đều không được chào đón tại đây. Tại những quán bar, nhà hàng này giá mỗi cuộc vui lên tới vài ba chục triệu đồng. Song có lẽ chẳng là gì so với thu nhập của số quý ông này. Một người bạn của M. tên Park chỉ là người phụ trách một dây chuyền của nhà máy S. mà mỗi tháng được trả lương tới gần 100 triệu đồng.
Video đang HOT
Nhờ có M. làm hướng dẫn viên, 17 giờ 30 phút một ngày đầu hạ, chúng tôi có mặt tại nhà hàng S.G – một biệt thự gần khu đô thị Mỹ Đình (Nam Từ Liêm). M. giới thiệu tôi là trợ lý tổng giám đốc một công ty Hàn Quốc, muốn đặt nhà hàng một bữa tiệc cho công ty.
Nhà hàng này được bài trí khá bắt mắt và khá giống với những bộ phim Hàn Quốc hay chiếu trên truyền hình. Nhà hàng có 3 sàn. Lầu một với những bàn thấp kiểu Nhật trải dài, là không gian chung để mọi người ăn uống. Lầu hai không gian được chia nhỏ thành những phòng từ 15-20m, dành cho những cuộc liên hoan riêng tư. Còn lầu ba là phòng hát karaoke… Phòng nào cũng được trang trí bắt mắt với các gam màu sặc sỡ như đỏ, cam. Khi chúng tôi đến có lẽ còn hơi sớm nên nhà hàng mới chỉ lác đác vài thực khách.
Ít phút sau, tay quản lý xuất hiện, mời chúng tôi vào một căn phòng nhỏ. Chúng tôi trao đổi về thực đơn, thời gian, số lượng người tham gia… Tôi đặt vấn đề muốn có dàn tiếp viên “nhiệt tình, chiều khách”, tay quản lý luôn miệng “Ok, Ok”.
Cũng qua M., tôi gặp Vân Anh (tiếp viên tại nhà hàng Keang… là nhà hàng chuyên dành cho người Hàn Quốc). Vân Anh cho biết cô làm việc tại đây được một thời gian. Chừng 2 tháng trước, qua bạn bè, Vân Anh biết được thông tin tuyển nhân viên của nhà hàng này. Thoạt nghe về yêu cầu của ứng viên, Vân Anh đã thấy không bình thường. Tuy nhiên, do rất cần tiền để trả cho những sinh hoạt thiết yếu ở Hà Nội nên Vân Anh vẫn tham gia ứng tuyển.
Theo đó, yêu cầu tiên quyết của bar là tiếp viên phải từ 18-24 tuổi, có nhan sắc và cao từ 1m65 trở lên. Các yếu tố về học vấn hay trình độ đều không cần thiết. Tiếp viên nào biết tiếng Anh, tiếng Hàn thì sẽ được ưu tiên hơn.
“Buổi phỏng vấn”, Vân Anh được đưa vào một căn phòng chừng 30m2. Ở đây đã có hàng chục cô gái trạc tuổi cô. Tay người quản lý người Hàn chỉ nhìn qua loa ngoại hình của các cô rồi bước vào một phòng khác. Lát sau, một quản lý người Việt mời những cô đã được “chấm” vào một phòng riêng. Quản lý này cho biết, các em đã được tuyển làm tiếp viên tại đây. Bắt đầu từ ngày mai các em có mặt tại quán, sẽ có người hướng dẫn cung cách phục vụ, đồng thời làm quen với một số trò chơi mà thường được chơi trong các cuộc rượu của người Hàn. Tuyệt nhiên không thấy họ đề cập gì đến lương.
Vân Anh thắc mắc với một cô gái đi cùng. Cô ta tỏ vẻ ngạc nhiên, rồi nói rằng thù lao ở đây chủ yếu từ tiền “tip” (tiền bo) của khách thôi. Nhưng cũng không phải là nhỏ đâu. Nếu ai chăm chỉ, chịu khó thì mỗi ngày có thể kiếm được cả triệu đồng.
Cũng theo Vân Anh đối tượng thường đến quán bar chủ yếu là các quý ông, quý bà đang làm cho các tập đoàn, công ty về điện tử, thương mại, du học… của người Hàn tại Hà Nội. Họ đến khá thường xuyên, một tuần 3-4 lần. Cứ ngỡ người Việt uống rượu đã khủng, người Hàn uống còn kinh khủng hơn. Vân Anh kể về cuộc liên hoan của một nhóm quý ông người Hàn tại bar với những trò dị mà người ngoài khó có thể tưởng tượng…
“Người Hàn uống rượu nhiều, nhưng họ ít khi chỉ ăn uống và trò chuyện như người Việt. Để lai rai, họ nghĩ ra hàng chục trò chơi. Đa số là những trò rất vui, ai thua sẽ phải uống 1-2 chén rượu. Song nhiều cuộc rượu đã biến thành trò trác táng”.
Vân Anh nhớ lại một cuộc liên hoan của một nhóm nhân viên của công ty S. Đó là vào khoảng 22 giờ, trong một căn phòng nhỏ nhưng được trang trí khá cầu kỳ. Dưới ánh đèn màu mờ ảo, các tay chơi người Hàn cùng các nữ tiếp viên người Việt mở “cuộc thi” uống rượu. Những tiếp viên tham gia đều được tay quản lý nhắn trước là phải “chiều khách tới bến, không được bỏ cuộc giữa chừng. Đổi lại mỗi người sẽ kiếm được chừng 1.000 USD/đêm”. Trước yêu cầu đó Vân Anh và một số tiếp viên lắc đầu. Song cuối cùng cũng có 4 cô gật đầu đồng ý.
Hai đối tượng bị truy nã người Hàn Quốc trốn sang Hà Nội.
Bốn cô gái sẽ được dẫn vào một căn phòng đặc biệt. Cả nhóm gần chục người ngồi quanh một chiếc bàn nhỏ, trên có sẵn những ly rượu lớn. Bắt đầu trò chơi có tên “titanic”, một quý ông sẽ mở nắp chai rượu và thả vào một chiếc ly.
Cô gái ngồi kế bên sẽ phải rót rượu vào, sao cho chiếc nắp nổi dần dần lên. Nếu lỡ tay làm cho chiếc nắp chìm xuống, cô sẽ phải uống hết ly rượu đó. Và cứ lần lượt quay vòng cho đến khi mọi người ngà ngà say thì… luật chơi được thay đổi. Lúc này, các cô gái vẫn được yêu cầu rót rượu vào ly, nhưng ai làm chìm nắp chai thì sẽ buộc phải… cởi một món đồ trên người ra. Ai không chịu cởi thì sẽ bị… đổ rượu vào đầu. Sau khoảng 2 giờ chơi trò “titanic”, cả 4 cô gái bước ra trong trạng thái say mèm, từ đầu đến chân ướt rượt và chỉ còn…2 mảnh trên người. Ít phút sau, mấy cô gái kia tiếp tục theo xe mấy quý ông người Hàn đến một khách sạn…
Thượng tá Ngô Văn Đáp, Đội trưởng Đội Phòng chống tội phạm có yếu tố nước ngoài – PC45 Công an TP Hà Nội cho biết, nhiều năm trở lại đây Cơ quan Công an thường xuyên tiếp nhận những vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến các đối tượng người Hàn Quốc tại Hà Nội.
Đơn cử vào tháng 2/2015, PC45 nhận được đơn trình báo của một người đàn ông tên Jang J. U. (trú tại Mỹ Đình, Từ Liêm Hà Nội) tố cáo vợ mình “ngược đãi” chồng. Tuy nhiên, tiến hành điều tra các trinh sát phát hiện Jang là một gã chồng chẳng ra gì. Ông này thường xuyên đánh đập vợ, rồi thường không cho con ở trong nhà, bắt ra ngoài hành lang. Chị V. (vợ của Jang) đã phải nhờ bố đẻ đến trông giúp. Có lần do mâu thuẫn vợ chồng mà Jang đập tan chiếc bình hoa, khiến chị V. giẫm vào gây thương tích. Nhưng trong đơn trình báo, ông ta lại nói rằng… chính ông ta bị thương. Tại khu chung cư Jang ở, nhân viên bảo vệ cũng rất mệt mỏi với lối sống quái quỷ của hắn.
Trước đó, PC45 cũng đã tiếp nhận và xử lý hành chính một vụ xô xát giữa hai “quý ông” người Hàn xảy ra tại một quán bar trên địa bàn quận Thanh Xuân. Hai quý ông được cho là đã uống rượu say mèm, rồi choảng nhau trong nhà vệ sinh. Vụ việc đã được lực lượng Công an phường báo lên Công an thành phố. Phải đến khi lực lượng công an xuất hiện, hai quý ông này mới thôi màn đấu võ.
Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm 2015, Đội 10 PC45 còn bắt được 5 đối tượng truy nã quốc tế người Hàn Quốc đang lẩn trốn tại Hà Nội. Trong đó có 2 đối tượng buôn bán ma túy, 3 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo Minh Tiến
Công an nhân dân
Huỳnh Mến và góc khuất phía sau những bước nhảy
Sau Bước nhảy hoàn vũ, Huỳnh Mến đang tập trung cho vai trò biên đạo của chương trình Tuyệt đỉnh tranh tài cùng nhiều MV của các nghệ sĩ.
Phía sau nụ cười tươi của Mến là một câu chuyện làm nghề đầy vinh quang nhưng cũng lắm nỗi buồn.
Vào nghề với chi phí 50 ngàn
Kỳ nghỉ hè năm lớp 8, Mến đi học nhảy ở Nhà văn hóa thanh niên từ lời rủ rê của cậu bạn thân. Chiều nào đi học về, cậu bạn cũng dong xe chở cô nàng từ quận 4 đến lớp học nhảy. Lúc ấy, Mến học lớp cơ bản, đóng 50 ngàn đồng một khóa.
Huỳnh Mến bắt đầu với nhảy múa rất bản năng.
Ngày đầu tiên đi học, do vô trễ 10 phút, mọi người đã đứng sẵn thành hàng nên Mến bắt buộc phải đứng cuối lớp, dáng người nhỏ con nên không thấy được cô hướng dẫn. Sau đó canh đến giờ giải lao, Mến vọt lên phía trên đầu đứng sẵn để dễ theo kịp bài của cô hơn. Từ đó trở đi ngày nào Mến cũng là người vào sớm của lớp để có thể đứng phía đầu hàng. "Ngay từ những cái nhún nhảy đầu tiên tôi biết mình thuộc về bộ môn này" - Huỳnh Mến chia sẻ
Sau tháng cơ bản đầu tiên, Mến được cô mời vào một nhóm nhảy do cô phụ trách. Khi vô nhóm đồng nghĩa được tập hoàn toàn miễn phí, Mến sinh hoạt được 5 tháng thì vì lý do riêng nên cô buộc phải rã nhóm. Trong thời gian đó, vũ đoàn Bước Nhảy cũng luyện tập tại địa điểm này, "Mãi về sau nghe các anh chị trong nhóm kể lại rằng các anh chị cũng có "tia" tôi nhưng vì tôi nhỏ con quá nên không muốn gọi qua nhóm".
Với bản tính kiên trì, muốn chứng minh khả năng của mình, cô nàng nhờ Phụng - một người bạn đồng thời là thành viên của Bước Nhảy xin cho cho gia nhập nhóm. Nhờ sự máu lửa và khả năng bắt nhạc nhanh nên Mến nhanh chóng được giao trọng trách dựng bài cho cả nhóm. Dạo đó cứ tan giờ học buổi sáng, cô nàng lại chạy qua vũ đoàn tập đến chiều rồi đi học tiếp.
Bỏ thi đại học ... dấn thân vào nghiệp nhảy
Khi lên cấp 3, nhà Mến gặp biến cố, ba mẹ lâm vào cảnh khó khăn về tài chính, Mến dùng số tiền lương 800 ngàn mỗi tháng kiếm được để trang trải việc học. Mãi đến giai đoạn ôn thi tốt nghiệp cấp 3, Mến mới chịu dừng tập một vài tháng để tập trung ôn thi. Đứng trước thời khắc "tiến cũng không được, lùi cũng không xong", cô nàng quyết định không thi Đại học mà đi theo nghiệp nhảy vì thỏa được hai yếu tố: đam mê và thu nhập.
Cô quyết định nghỉ học để nhảy kiếm tiền.
Tuy không thi Đại học nhưng Mến thi vào trường múa, mặc dù đậu nhưng chỉ học được hai tháng vì bận lịch học nên có rất ít thời gian để lên tập với nhóm, dẫn đến việc không thể xếp đội hình, từ đó không thể xếp show. Điều này làm thu nhập của Mến rất bấp bênh, cô nàng quyết định nghỉ.
John Huy Trần - người thầy đáng kính
Sau khi tham gia cuộc thi Bước nhảy xì tin Mến được các bạn nhóm Mix giới thiệu vào nhóm UDG của biên đạo múa John Huy. Từ đây, cô nàng phát hiện mình còn thiếu nhiều kỹ năng, những hiểu biết về nhảy múa còn đơn điệu.
Vào nhóm của John Huy, cô nàng như "cá gặp nước" vì UDG là một nhóm mở, hội tụ những người thật sự có đam mê và có mong muốn học được nhiều thể loại. "Tôi quyết định nghỉ việc ở vũ đoàn Bước Nhảy vì không muốn chôn chân mãi ở một vòng tròn. Thời gian sinh hoạt bó buộc trong một vũ đoàn tuy tạo được thu nhập nhưng chiếm hết một ngày, chẳng thể nào phát triển được" - Huỳnh Mến bộc bạch.
John Huy ảnh hưởng nhiều đến Huỳnh Mến.
John Huy không đơn giản chỉ là một người thầy tiếp lửa đam mê mà còn chỉ bảo cách sống, đối nhân xử thế. Mến chia sẻ "Có những thời điểm tôi rất nản, nhìn bạn bè đồng trang lứa của mình đã vào được Đại học này, Đại học kia mà tôi lại cứ lông bông. Thầy John Huy đã động viên, giúp tôi suy nghĩ tích hơn để vượt qua khó khăn"
Nghề nhảy không... màu hồng
Với đặc tính của nghề, các vũ công, biên đạo múa thường xuyên được tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không hề "hào nhoáng" như mọi người nghĩ. Có những câu chuyện buồn mà mỗi khi nhắc đến mắt cô nàng lại rưng rưng. "Có một lần tôi theo một nữ ca sĩ ra diễn ngoài Hà Nội, vào trong một quán ăn, tôi gọi món bò, còn chị ấy gọi 3 món. Chuyện cũng chẳng có gì đến khi tính tiền dĩa thức ăn của tôi có giá 270 ngàn, chị ấy nói thẳng ngay trước mặt tôi rằng "Trời ơi, sao em ăn cái gì mắc quá vậy, một món của em bằng mấy món của người ta".
Nếu có tiền thì tôi đã trả liền ngay lúc đó món ăn của mình. Một cảm giác thật sự chưng hửng vì mới mấy ngày trước đó tôi đã đến nhà chị ca sĩ này đầu tư dựng bài đến khuya, hai chị em còn tâm sự với nhau đủ điều, vậy mà ... ". Còn nhiều nữa những lần "tủi nhục" như bị bỏ trong xe để "gặm" bánh mì trong khi ca sĩ đi vào quán ăn uống đàng hoàng.
Cô chia sẻ những góc khuất trong nghề ca sĩ.
Trải qua nhiều thăng trầm, giờ đây Huỳnh Mến đã tạo được chỗ đứng trong nghề. Cô nàng được nhiều nghệ sĩ và các chương trình truyền hình tin tưởng giao trọng trách biên đạo múa. Mến đang viết tiếp ước mơ của mình bằng cách quay trở lại trường Múa để lấy được tấm bằng chuyên môn. "Đừng bao giờ đầu hàng trước nghịch cảnh, hãy biến khó khăn thành động lực để vẽ trọn vẹn giấc mơ của mình" - Huỳnh Mến nhắn gửi.
Theo Khang Trần/Mực Tím
Cát-xê bèo bọt của người đẹp Việt Là một nghề có thu nhập bấp bênh, nhiều người mẫu đã không trụ nổi với nghề và buộc phải tìm kế sinh nhai bằng cách bán nước mía hoặc thậm chí là buôn lậu. Thù lao thấp khó tin của các chân dài So với các ngành nghề nghệ thuật khác như ca sĩ, diễn viên, mặt bằng cát-xê chung của người...