Góc khuất của những kiếp người mang danh “pê đê”
Tại các đám tiệc vui, những kiếp người sinh ra mang tiếng”pê đê”lại trở thành nguồn vui của nhân gian có dịp tỏa sáng. Và đó là “quỹ thời gian huy hoàng” để những người sống phận “sâu chẳng ra sâu, bướm nào phải bướm” kiếm sống với nhiều góc khuất sauánh đèn màu.
Đi hội chợ xem “pê đê” kêu lô tô
Tham gia một buổi ca nhạc kịch của đoàn ca nhạc “chưa một lần nghe tên, biết tuổi” biểu diễn ngoài trời tại bãi đất rộng của huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp), chúng tôi có cơ hội mục kích những ngày tháng “huy hoàng” của họ. Xen trong những lời mời gọi, giới thiệu từ chủ quầy các trò chơi trúng thưởng, người ta nghe lời người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục ca, múa, nhạc, ảo thuật, kịch với sự tham gia, biểu diễn của người đẹp này, ca sỹ nọ,… Và dĩ nhiên xen giữa các tiết mục biểu diễn đó sẽ có “màn” “kêu lô tô” trúng thưởng, công việc chính của những “pê đê”.
Ngay sau lời giới thiệu: “Đến với các bạn đêm nay là người đẹp Bảo Trân”, chúng tôi chú ý dõi theo cô gái có thân hình bốc lửa, nổi bật với bộ cánh mát mắt cùng đôi chân dài miên man. Cầm trên tay lá vé lô tô, cô luôn miệng mời gọi bằng các động tác uốn éo cơ thể thiếu vải một cách đầy khêu gợi. Có lẽ màn xuất hiện đã và sẽ kéo dài thêm sự hào hứng cho bọn thanh niên đang cố gào thét theo những bước chân uyển chuyển của cô, nếu như cô không cất lên tiếng hát phản bội thân hình bốc lửa của mình. “Cái giọng ồ ồ, chua loét, ngang phè phè” ngay lập tức đập tan sắc đẹp kiêu sa của Bảo Trân.
Không quá bất ngờ và thất vọng như bọn thanh niên mới lớn, anh Nguyễn Văn Nam (43 tuổi, bán cá viên chiên) đứng kế bên chúng tôi lầm rầm: “Lạ gì mấy cái trò này nữa, lại một con pê đê”. Vừa chiên cá viên anh vừa cho chúng tôi biết cứ khoảng thời gian này lâu lâu lại có những đoàn ca nhạc nghiệp dư về đây biểu diễn. “Mỗi chương trình như vậy, các ông bầu khoe có ca sỹ này, người đẹp nọ nhưng chỉ “mang về” toàn pê đê thôi”. Trả lời việc như trên có thường xuyên không, anh cho biết thêm: “Năm nào có hội chợ như vậy người ta đều kháo nhau là đi coi pê đê kêu lô tô. Nhưng cũng nhờ họ mà anh kiếm thêm được nhiều hơn, có tiền mà lo cho cuộc sống của gia đình”.
Video đang HOT
Sau khi gửi đến một tình khúc chát chúa về mùa xuân, Bảo Trân bỏ lại sân khấu. Và như để “đốt” nóng thêm không khí của buổi biểu diễn, Bảo Trân cầm luôn tập vé lô tô “nhảy” khỏi sân khấu “đến với khán giả”. Dù đứng hẳn ngoài rạp được quây bằng vải bạt sơ sài, chúng tôi cũng cố vẫy tay mua một vé với mục đích được gặp “người đẹp”. Khi được mời nói chuyện vì lý do “ngưỡng mộ” “người đẹp Bảo Trân” đồng ý hẹn chúng tôi ngồi nói chuyện sau khi đã xong phần “kêu lô tô” sắp tới. Không để lỡ cuộc hẹn, chúng tôi nán lại xem những người đẹp tiếp theo. Quả thực như anh bán cá viên trên đã nhận định, tất cả những người đẹp đều thuộc giới tính thứ 3.
Màn kêu lô tô của những chân dài chuyển giới (Ảnh: Hà Nguyễn)
Tiếp chúng tôi tại quầy nước mía dưới sân khấu, Bảo Trân cho biết: “Năm nay “em được 26″ và đang hát cho một phòng trà có tiếng trên Sài Gòn”(!?). Khi biết chúng tôi chân thành muốn trải lòng cùng Trân về những góc khuất của đời mình, sau vài phút dò hỏi và lưỡng lự, Bảo Trân cũng bùi ngùi và tin tưởng tâm sự. Được biết trước khi chuyển giới, Bảo Trân có tên là Bảo Trọng, sinh ra trong một gia đình khá giả tại thành phố Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp). Ngày thơ dại, “người đẹp” không gợn chút bão táp nào. Cậu được chiều chuộng như một cậu ấm. Tuy nhiên về sau, người ta không thấy cậu làm thân với “bọn con trai” mà ỏn ẻn, e lệ, khép nép như đám con gái cùng tuổi. Cha mẹ Trọng vốn là dân làm ăn có máu mặt quyết không thể để cậu yếu đuối, yểu điệu như một đứa con gái. Tuy nhiên, mọi cố gắng của hai người đều đổ sông đổ bể.
Cha Trọng bắt đầu cảm thấy cậu là nguyên nhân chính của những “cái tát” mà sự miệt thị của loài người về đứa côn pê đê vỗ vào mặt ông. Ông khinh ghét chính đứa con trai độc nhất của mình. Nỗi đau, tủi nhục của Bảo Trọng rách toạc ra khi cậu bị phát hiện đang mân mê, ướm thử đồ lót của mẹ trước gương. Hôm ấy, cậu đã bị ông đánh, đánh như chưa từng được đánh. Ông quyết định sẽ từ cậu và sẽ “đẻ” một cậu quý tử khác. Và từ đây, trong câu chuyện của Trân, những góc khuất cuộc đời của kiếp “pê đê” hé mở.
Góc khuất cuộc đời của kiếp “pê đê”
Theo lời Bảo Trân, nhục nhã, cô đơn ê chề, Trọng đâm chán nản. Cậu lang thang tìm đến các tụ điểm xuất hiện các phần tử thuộc giới tính thứ 3. Ban đầu, cậu kinh khiếp lối sống của giới này. “Trước mắt em hôm đó là cảnh họ ngập ngụa trong rượu ngoại, thuốc lắc và tình dục. Thật tình em cảm thấy kinh khủng và ghê tởm”. Nhưng bất lực trước việc số phận đã chọn cho cậu kiếp “Sâu chẳng ra sâu… bướm nào phải bướm…”, cậu nhắm mắt đưa chân.
Bảo Trọng bắt đầu làm quen với những thứ cậu từng “buồn nôn” đó. “Cũng nhiều thành phần lắm anh à. Đồng tính nam có, đồng tính nữ có, nói chung có đủ cả. Họ đến với nhau để được nói, được nghe. Có khi vì tiền và có khi chỉ vì được thỏa mãn tình dục thôi”. Những cuộc gặp gỡ, vui vẻ đó bắt đầu cuốn hút Trọng. Cậu thấy đó là nơi cậu được tự do, được thăng hoa được thỏa mãn. Trọng lao vào những cuộc chơi đốt thời gian và sức lực. Trả lời chúng tôi việc “kiếm đâu ra nhiều tiền mà chơi lắm thế”, Bảo Trân rút thuốc ra hút, nói thẳng thừng: “Đứa thì đi làm mát-xa, đứa thì đi làm nhà hàng, bán kẹo kéo, hát hội chợ, hát đám cưới, hát đám ma cũng có. Nhưng đi làm “đ…” thì nhiều”.
Theo Trân thì xuất thân của “pê đê” cũng khá đa dạng. Có người từng là cô chiêu cậu ấm, là sinh viên, có người là dân đen nghèo hèn ra phố tìm cảm giác rồi “cắm” lại luôn. Trả lời chúng tôi việc có cảm thấy buồn hay sợ khi đi hát như vậy không, cô ngẩng mặt phà hơi thuốc rõ dài rồi cười khẩy, cái cười vừa bất cần vừa đau đớn. Cô cho biết được đi hát như vậy “còn được tôn trọng, tự do chán”. Nhận thấy tôi có vẻ thắc mắc, “người đẹp” đáp: “Đi hát vậy còn ít phải gặp những cái cười khinh bỉ, rẻ rúng. Nói thật với anh trước đây, họ cảm nhận chúng tôi như một bộ phận thừa của xã hội. Bước ra đường, lúc nào chúng tôi cũng trốn tránh những cái nhìn kỳ thị và khinh bỉ của xã hội. Mày thì làm được gì, đồ pê đê mặc dù em cũng là con người, có trí óc, có văn hóa, có trình độ”.
Cô cho biết đi hát như vậy ít nhiều còn nhận được những ủng hộ, hoan nghênh của bà con. Nhưng đó cũng chỉ là số rất ít trong “quỹ thời gian huy hoàng của chúng em”. Ngoài những dịp cận Tết, trong Tết, chúng em không biết kêu lô tô ở đâu đành đi làm mát- xa, đứa thì phục vụ quán bia, nhà hàng, hát đám cưới, đám ma, thậm chí đi qua đêm với bất cứ ai có nhu cầu. Nhận thấy, chúng tôi để ý những hình xăm nhằng nhịt trên tấm lưng trần và trên cả bộ ngực hở một cách thiếu tinh tế, cô lại cười. “Mấy cái đó là lúc buồn em xăm chơi đó. Đôi khi nó cũng để phân biệt đẳng cấp. Còn mấy chấm này hả? Dấu tụi này chích đó. Chích mãi nó thế. Tự dưng thành hình”. Cô cười ngất. Chúng tôi không biết liệu đó có thật là những dấu vết của những lần chích choác ma túy hay không nhưng lòng cũng đã rộn lên những nỗi sợ rợn người không thể kiểm soát.
Rượu, ma tuý, tình dục là cứu cánh?
Trân cho biết, những người mang kiếp “thân xác con sâu… tâm hồn con bướm” có muôn vàn cái khổ. Họ bị khinh bỉ, đôi khi bị rẻ rúng và tương lai cũng vì thế mà mờ mịt theo. Nếu may mắn có được tiền để “lột xác” “cải nam hoàn nữ” thì có được chút tự tin. Tuy nhiên lại ném mình trong nỗi cô đơn, đau khổ khi khó có thể tìm được hạnh phúc trong tình yêu, không thể sinh con và đa phần họ không thể sống quá 40 tuổi. Vì vậy, rượu, ma túy, tình dục sẽ là cứu cánh cho những chuyển giới thiếu bản lĩnh, dễ buông xuôi ngược lại nỗi cô đơn, cay đắng sẽ gặm nhấm tâm hồn, cuộc sống số còn lại.
Theo vietbao
Phải giải quyết tận gốc
Thực ra, thị trường bất động sản đã "đóng băng" từ hơn một năm rưỡi sau những "cơn sốt" đất, nhà hầm hập ở Hà Nội và một phạm vi không nhỏ ở TP.HCM. Lớp "băng" cứ ngày càng dày lên, chồng chất đến mức trở thành cả một khối băng rắn chắc trên diện rộng, rất khó phá. Trong các kỳ họp Quốc hội, vấn đề giải cứu, "phá băng" thị trường bất động sản đã được đặt ra, tìm giải pháp. Cho đến cuối tháng 1-2013, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ Xây dựng mới có giải trình trước Ủy ban Kinh tế của Quốc hội những giải pháp cấp bách giải cứu thị trường này.
Theo báo cáo tổng hợp chưa đầy đủ của 50 địa phương trên cả nước, đến nay số lượng nhà ở tồn kho là 42.230 căn; văn phòng cho thuê tồn kho 92.800m2 sàn, trung tâm thương mại tồn 98.400m2, đất nền nhà ở tồn hơn 792ha, đất thương mại tồn hơn 195ha. Tổng giá trị bất động sản tồn kho lên tới 111.963 tỷ đồng.
Còn theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đến cuối tháng 11-2012, tổng dư nợ đầu tư kinh doanh bất động sản lên đến 215.000 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2011, trong đó Hà Nội và TP.HCM chiếm số lượng lớn nhất.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng không thể tính được cụ thể các khoản vay nợ với mục đích khác nhưng lại đổ vào bất động sản; đồng thời thế chấp dính dáng đến bất động sản cũng chiếm một khối lượng rất lớn. Mặc dù hầu hết các ủy viên của Ủy ban Kinh tế cũng như giới chuyên gia đều nhất trí rằng, việc giải cứu bất động sản không thể không làm, song nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn và lo ngại. Hiện đang tồn tại quá nhiều "góc khuất" trong thị trường, nợ xấu do kinh doanh chộp giật, đẩy giá ảo, thậm chí có tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm thì làm sao giải cứu được? Không cẩn trọng thì giải cứu sẽ chỉ là đổ tiền để cứu nhà giàu và lại thổi "bong bóng" bất động sản mới, nền kinh tế không thu được lợi gì cả, người dân cũng vậy.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, muốn tháo gỡ khó khăn cho thị trường thì phải có số liệu chính xác, đánh giá đầy đủ tiêu chí. Số liệu hiện nay không phản ánh đúng tình hình. Bây giờ lo doanh nghiệp bất động sản "chết" sẽ kéo cả hệ thống ngân hàng, cả nền kinh tế lao đao, theo vị Phó Chủ nhiệm, chưa phải là đáng lo ngại nếu so với con số 8,6% nợ xấu của cả nền kinh tế cũng như so với nợ xấu của một số ngành. Nếu đúng là tồn kho bất động sản chỉ gần 112 nghìn tỷ đồng thì chưa cần phải cứu. Nếu Chính phủ thực sự muốn ra tay cứu, thì đối tượng cần cứu là người dân.
Ông Phó Chủ nhiệm nhấn mạnh, điều quan trọng là phải kéo giá về giá trị thực, nếu không khéo thì người dân không được hưởng lợi mà còn bị tước đi cơ hội có nhà để ở. Câu hỏi được một đại biểu Quốc hội đặt ra là: Giá bất động sản được xác định xuống tận đáy chưa để cứu? Theo khảo sát thực tế, mặc dù giá nhà đã được hạ xuống còn 13,5 triệu đồng/m2 thì chủ đầu tư vẫn còn lãi tới 20%. Mức giá đất, giá nhà vẫn còn cao so với thực tế chứ không phải do thị trường quyết định. Thị trường bất động sản đang bị "bóp méo", lẽ ra giá phải được kéo xuống, đến khi cung cầu gặp nhau, nhưng quy luật này vẫn không diễn ra. Nếu cứ đổ tiền ra cứu doanh nghiệp, khi các tiêu chí định giá chưa có, trong khi giá nhà đất hiện nay đã "cõng" thêm giá đầu cơ, giá bôi trơn chưa thể xác định được, thì giải cứu không chừng lại tạo nên "bong bóng" mới và vòng luẩn quẩn này không thể thoát ra.
Một loạt câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Có giải cứu thị trường bất động sản không hay là để cho nó tự điều chỉnh? Nếu cứu thì cứu doanh nghiệp và ngân hàng hay cứu người dân? Nếu không giải quyết tận gốc một số vấn đề căn cơ thì thị trường bất động sản sẽ càng lún sâu và sẽ càng méo mó hơn. Cuối cùng chỉ có Nhà nước và người dân thiệt thòi.
Theo ANTD
Theo chân 'nghệ sỹ đường phố' mưu sinh ở Sài Gòn Cuộc mưu sinh về đêm tại các quán nhậu, cà phê của các "nghệ sỹ" ở các con phố Sài Gòn rất đa dạng và cũng đầy nguy hiểm. "Sinh nghề tử nghiệp", có người vì miếng cơm mà bị thương nặng, thậm chí mất mạng. Trời nhá nhem tối, ánh đèn đường đang dần tỏ, nhiều quán nhậu, cà phê trên khắp...