Góc khuất của người vô gia cư giữa chốn phồn hoa Hong Kong
Nhiều người dân lao động đã chọn sống ở dưới gầm cầu hoặc ngủ nhờ trong các cửa hàng đồ ăn nhanh khi giá thuê nhà ở Hong Kong tăng “chóng mặt” trong những năm gần đây.
Là một người vô gia cư, ông Cheung Muk-gun dựng tạm “căn nhà” ở phía dưới gầm cầu dành cho người đi bộ tại Hong Kong để làm nơi sống qua ngày.
Người đàn ông 72 tuổi này làm việc 7 ngày/tuần tại một cửa hàng thịt đông lạnh ở khu Mong Kok và kiếm được khoảng 10.000 đô la Hong Kong (khoảng 1.279 USD)/tháng.
Tuy nhiên số tiền kiếm được không giúp ông Cheung thuê hoặc sở hữu một căn nhà như ý ở Hong Kong. Với giá bất động sản tăng tới 200% trong 10 năm qua, giá thuê của một căn hộ siêu nhỏ và không có cửa sổ, thậm chí phải chia phòng với những người thuê khác, cũng đã rơi vào khoảng 2.000 đô la Hong Kong/tháng. Do vậy, ông Cheung muốn sống ở ngoài và chấp nhận với “căn nhà” tạm dưới gầm cầu của mình.
Một căn hộ khoảng 23m2 bên trong một tòa nhà mới có cửa sổ và phòng tắm gần khu Mong Kok sẽ có giá thuê khoảng 12.000 đô la Hong Kong.
Ở độ tuổi 72, ông Cheung vẫn miệt mài đẩy xe hàng chở thịt tới khu chợ ở Mong Kok.
Video đang HOT
“Tại sao tôi phải chi quá nhiều tiền vào việc thuê nhà, đấy là chưa kể đến những chi phí khác. Sau khi trả hết số đó, lương của tôi không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày”, ông Cheung cho biết.
Do điều kiện sống thiếu thốn của người vô gia cư, phòng thay đồ bên trong một công viên ở Hong Kong có thể trở thành nơi để ông Cheung rửa mặt.
Những người vô gia cư có thể ngủ qua đêm ở bên trong chuỗi nhà hàng ăn nhanh McDonald tại Hong Kong và họ được gọi là những “McRefugee”.
“Có hơn 120 trong số 240 cửa hàng McDonald ở Hong Kong mở cửa cả ngày lẫn đêm, nên nhiều khách hàng có thể đến đây và ngủ lại qua đêm. McDonald ở Hong Kong cho phép mọi người ở lại lâu trong cửa hàng vì nhiều lý do khác nhau”, đại diện chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng thế giới chia sẻ.
Tổ chức Xã hội vì Cộng đồng (SocO) ước tính có khoảng 25% người vô gia cư ở Hong Kong là những “McRefugee” – những người coi các cửa hàng đồ ăn nhanh là nhà.
Vào mùa hè, số lượng người vô gia cư vào ngủ nhờ ở các cửa hàng đồ ăn nhanh thường tăng lên do các cửa hàng này có điều hòa nhiệt độ.
Con số thống kê của chính quyền Hong Kong cho biết có khoảng 1.075 người thuộc diện “ngủ ngoài đường” vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, con số này chưa bao gồm các trường hợp ngủ qua đêm bên trong các cửa hàng đồ ăn nhanh dù số lượng này cũng chiếm tỷ lệ đáng kể.
Theo thống kê của Tổ chức Xã hội vì Cộng đồng, trong vòng 5 năm số người vô gia cư ở Hong Kong, nơi có khoảng 7,3 triệu dân, đã tăng 30% lên 1.800 người.
Cuộc sống của người vô gia cư đối lập với hình ảnh của những tòa chung cư cao tầng ở chốn phồn hoa Hong Kong.
Thành Đạt
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Thẩm mỹ viện ở Hong Kong bị tố lừa đảo bằng 'mỹ nam kế'
Hàng chục phụ nữ Hong Kong cho biết bị bạn trai quen qua mạng ép mua những gói trị liệu thẩm mỹ đắt tiền trong buổi hẹn hò đầu tiên.
Một chi nhánh của chuỗi thẩm mỹ viện Dr BK Laser ở Mong Kok, Hong Kong. Ảnh: SCMP.
Ít nhất 42 phụ nữ Hong Kong đứng ra tố cáo một thẩm mỹ viện đã câu kết với 7 người đàn ông "điển trai" để ép họ mua các gói trị liệu với trị giá lên tới gần 300.000 USD, SCMP đưa tin.
Chuỗi thẩm mỹ viện, Dr BK Laser, bị tình nghi có liên quan đến vụ lừa đảo 6 tháng qua.
Các nạn nhân mô tả những người đàn ông trẻ và đẹp trai mà họ quen qua mạng xã hội như Facebook, WeChat, đều thuộc kiểu người của gia đình, quan tâm đến cha mẹ, yêu thương trẻ con và động vật. Một vài người còn tự nhận mình là con chiên ngoan đạo.
Trong buổi hẹn hò đầu tiên, những người đàn ông này nói họ đã mua tặng các nạn nhân "một món quà bất ngờ" là liệu trình trị liệu mặt tại thẩm mỹ viện. Nhưng sau đó, theo lời khai của những người phụ nữ, họ không những phải trả tiền cho dịch vụ làm mặt mà còn bị nhân viên thẩm mỹ viện và người đàn ông họ đang hẹn hò ép mua những gói trị liệu đắt tiền khác.
"Khi ngày càng có nhiều người đứng ra tố cáo, (cơ quan cảnh sát) thấy rõ đây là tội phạm có tổ chức", chính trị gia đảng Dân chủ Yuen Hoi-man phát biểu sau khi một vài nạn nhân đã trình báo vụ việc nhưng cảnh sát không tìm được chứng cứ chứng minh đây là hành động phạm tội. Trong buổi họp báo hôm 2/7, ông Yuen tin rằng còn nhiều nạn nhân chưa dám đứng ra tố cáo.
Một phụ nữ giấu danh tính khai rằng cô bị nhốt trong thẩm mỹ viện và trong nhiều giờ, các nhân viên ở đó ra sức thuyết phục cô ký vào một hợp đồng mua gói trị liệu.
"Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi đó vì vậy tôi đặt bút ký và trả tiền cho xong", cô này nói. Các nạn nhân cũng cho biết sau đó những người đàn ông này không liên lạc lại với họ nữa.
"Các cơ quan thực thi pháp luật cần phải hành động để ngăn chặn những người phụ nữ khác có thể rơi vào bẫy", ông Yuen cảnh báo.
Trong khi đó, thẩm mỹ viện nói những người đàn ông đưa bạn gái tới chỉ là những khách hàng nhiệt tình và thẩm mỹ viện chỉ tặng họ một buổi trị liệu mặt để cảm ơn.
An Hồng
Theo VNE
Hong Kong: Thiên đường trú ẩn của giới điệp viên Hong Kong được mệnh danh là miền đất lành cho những điệp viên trốn chạy, những nhà ngoại giao đáng ngờ và những tay tin tặc bất tín. Tôn Tử, nhà chiến lược nổi tiếng thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói không ở đâu mà không có gián điệp. Mặc dù vậy, có những nơi gián điệp xuất hiện với tần...