Góc khoa học kỳ lạ: Bào chế thuốc điều trị ung thư từ nọc rắn, nước tiểu bò
Các nhà khoa học tại Ấn Độ và Mỹ hiện đang phát triển các dự án bào chế thuốc điều trị ung thư từ phân bò, nước tiểu bò và nọc rắn.
Theo thông tin trên tờ The Print, chính phủ Ấn Độ đang phát triển dự án biến nước tiểu và phân bò bản địa thành các sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc điều trị ung thư, tiểu đường. Nghiên cứu này sẽ được Chính phủ Ấn tài trợ và nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Bộ Nông nghiệp Ấn Độ, Hội đồng nghiên cứu y học Ấn Độ, Cục Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp… Vụ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ cho biết, 98 triệu rupee đã được cấp làm kinh phí ban đầu cho dự án trên.
Được biết, nghiên cứu ban đầu được phát triển sau khi các báo cáo về tính hiệu quả của một loại dầu dưỡng tóc chống gàu đa năng dựa trên nước tiểu bò. Người dân nước này cũng cho rằng các sản phẩm từ loài bò có khả năng chống muỗi. Tại nhiều vùng của Ấn Độ, người dân vẫn lau sàn hàng ngày bằng hỗn hợp nước và phân bò tươi để đảm bảo rằng ruồi và các côn trùng khác không xuất hiện. Tuy nhiên, trước đó chưa có nghiên cứu khoa học về tác dụng của phân bò.
Năm 2017, Chính phủ Ấn Độ cũng từng thành lập một hội đồng gồm 19 thành viên để thực hiện nghiên cứu có giá trị khoa học về các dẫn xuất của bò trong đó có nước tiểu. Đã có ít nhất 50 đề xuất được đưa ra trong chương trình này.
Nước tiểu, phân bò được đưa vào nghiên cứu để bào chế thuốc điều trị ung thư. Ảnh: ANI
Video đang HOT
Liên quan tới nỗ lực tìm ra loại thuốc điều trị ung thư, theo Daily Mail một nhóm nhà khoa học tại Đại học Northern Colorado (Mỹ) đã công bố những nghiên cứu ban đầu cho thấy nọc rắn có thể tiêu diệt khối u ung thư “thực sự nhanh”. Tuy nhiên, vì độc tính của nọc rắn nên tìm ra được phương thuốc có thể tiêu diệt ung thư hiệu quả nhưng không làm chết người bệnh là điều khó khăn, các nhà khoa học thừa nhận.
Để tìm ra phương thuốc điều trị ung thư, họ đã thử nghiệm hàng trăm loại nọc rắn khác nhau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, từ rắn đuôi chuông đến rắn lục. Nọc rắn có độc tính cao, chỉ cần một vết cắn cũng đủ sức làm chết con mồi. Tuy nhiên, ở nhiều nước, nọc rắn đã trở thành phương thuốc dân gian suốt nhiều thế kỷ nay. Nọc rắn cũng trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học vì chúng chứa rất nhiều protein và hóa chất tự nhiên.
Tiến sĩ Stephen Mackessy, một trong những tác giả nghiên cứu tại Đại học Northern Colorado cho biết, các kết quả nghiên cứu cho thấy nọc độc của những loài rắn khác nhau có thể tấn công các tế bào ung thư của con người theo những cách khác nhau.
Nọc rắn được chứng minh có tác dụng trong việc điều trị ung thư. Ảnh: Daily Mail
Trong phòng thí nghiệm, một lượng ít nọc độc của rắn đuôi chuông cũng có thể tiêu diệt nhanh các tế bào ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, nó lại không có tác dụng với ung thư hắc tố, một loại ung thư da nguy hiểm. Trong khi đó, nọc độc của một số loại rắn khác lại có thể tiêu diệt ung thư hắc tố, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nhóm nghiên cứu đặt kỳ vọng một ngày nào đó có thể thử nghiệm lâm sàng loại thuốc trị ung thư mới trên cơ thể người. Một trong những việc khó khăn nhất là cần phải tìm ra liều lượng nọc độc an toàn.
Bảo Lâm
Theo ThePrint, Daily Mail/vietQ
Chất ngừa ung thư vú có thêm tác dụng chống béo và tiểu đường
Theo EurekaLert, hợp chất G-1 hiện đang được thử nghiệm như một loại thuốc điều trị ung thư. Nhưng đồng thời, nhóm khoa học do giáo sư Eric Prossnitz, Đại học y khoa New Mexico (Mỹ) đứng đầu, đã xác định thấy rằng nó góp phần giảm cân.
Nồng độ estrogen thấp ở phụ nữ là một dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh và phụ nữ sau mãn kinh có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao, béo phì và tiểu đường - Ảnh: PierBiotech
Họ đã thực hiện khám phá này bằng cách kiểm tra thụ thể estrogen GPER có tác dụng kích hoạt G-1. Thụ thể này ảnh hưởng đến một số tế bào ung thư vú. Được biết, khi thuốc chống ung thư vú (tamoxifen và fulvestrant) chặn thụ thể estrogen trong nhân tế bào, chúng cũng kích hoạt GPER, nằm trong màng tế bào.
Estrogen được coi là nội tiết tố nữ, mặc dù cơ thể nam giới cũng sản sinh ra nó. Nồng độ estrogen thấp ở phụ nữ là một dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh và phụ nữ sau mãn kinh có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao, béo phì và tiểu đường. Để hiểu liệu G-1 có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở phụ nữ mãn kinh hay không, các nhà khoa học đã kiểm tra những con chuột có nồng độ estrogen thấp.
Những con chuột cái có nồng độ estrogen thấp nhanh chóng tăng cân ngay cả với chế độ ăn bình thường và bắt đầu bị béo phì và tiểu đường. Khi các nhà nghiên cứu cho chúng dùng hợp chất G-1, chuột cái đã giảm cân và sự phát triển của bệnh tiểu đường đã được ngăn chặn. Sự trao đổi chất trong cơ thể của động vật đã thay đổi - một sự tiêu tốn năng lượng tích cực đã bắt đầu.
Các nhà khoa học cũng quan tâm đến con đực. Những con chuột đực được cho ăn thức ăn nhiều chất béo, gây béo phì và tiểu đường. Tiếp theo, một số con đực đã được dùng hợp chất G-1. Mặc dù nhóm chuột này không bắt đầu giảm cân, nhưng không tăng cân nhiều hơn và lượng đường trong máu được cải thiện.
Để xác nhận rằng G-1 làm tăng chi phí năng lượng, các nhà khoa học đã kiểm tra các tế bào mỡ nâu sản sinh nhiệt thay vì tích lũy lượng calo dư thừa. Hóa ra, khi dùng G1, các tế bào thực sự tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
Công bố kết quả nghiên cứu trên Science Translational Medicine, tiến sĩ Eric Prossnitz và nhóm của ông hy vọng sẽ giúp 93 triệu người Mỹ béo phì chống lại căn bệnh này và tiểu đường.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Không đủ tiền tẩy nốt ruồi, bà mẹ đơn thân "nhận án" ung thư da sau 1 năm Nếu bà mẹ này có đủ 336 USD (gần 8 triệu đồng) để tẩy nốt ruồi thì mọi chuyện đã khác. Cách đây 2 năm, Abby Bayly, một bà mẹ đơn thân sống tại New Zealand phát hiện thấy nốt ruồi ở trên chân bắt đầu lớn dần lên, biết rằng có điều gì đó không ổn, Abby Bayly đã đến bệnh viện...