Góc cười xỉu: Thanh niên livestream nhờ CĐM trông hộ quán trà chanh
Câu chuyện bán hàng online hay mua đồ ăn ship về tận nhà đã không còn xa lạ gì với nhiều người. Thời buổi công nghệ 4.0 cùng với sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ giúp cho cả người bán lẫn người mua đều cảm thấy vô cùng thuận tiện.
Trong đó, việc livestream trên các trang mạng xã hội khá phổ biến và được cư dân mạng hưởng ứng nhiệt tình.
Thế nhưng đã bao giờ bạn nghĩ tới việc bán offline nhưng lại nhờ dân online trông hộ cửa hàng hay chưa? Những tưởng đây là chuyện đùa nhưng thực tế đã có người áp dụng. Điều đáng nói là quả thật đã có rất nhiều “nhân viên online” tình nguyện giúp chủ quán trông coi cửa hàng dù chẳng được trả bất cứ khoản lương thưởng nào.
Thanh niên nhờ cả dân mạng trông coi hộ quán. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể đó là câu chuyện của một thanh niên được dân tình đặc biệt chú ý trên mạng xã hội. Theo đó, anh đã mở một buổi livestream trong nhóm cộng đồng với mục đích nhờ dân mạng trông coi hộ quán trà chanh của mình. Anh chàng hướng phần camera của điện thoại ra mặt quán và để lại lời nhắn ngắn gọn: “Coi hộ em cái quán phát, khách vào gọi em nhé “.
Yêu cầu tưởng như vô lý, ấy vậy mà lại thu hút hàng trăm người theo dõi cùng rất nhiều tương tác. Tất cả đều tình nguyện giúp thanh niên coi hộ quán trà chanh, khổ nỗi trên livestream chỉ có thể bình luận và thả biểu tượng cảm xúc nên dân tình cứ rần rần thả tương tác ảo mà không biết phải gọi chủ quán như thế nào khi có khách.
Câu chuyện của thanh niên trên không phải là đầu tiên, trước đó đã có người áp dụng cách làm này. (Ảnh: Chụp màn hình)
Video đang HOT
Cả đoạn livestream chỉ như một chiếc ảnh tĩnh, chẳng thấy bóng dáng của bất kỳ vị khách nào. Dân tình cũng ngờ ngợ không biết chủ quán liệu đã đi đâu hay chỉ đang ngồi ở một góc nào gần đó thôi.
“Rồi trông hộ nhưng coi đó giờ chưa thấy khách. Quán gì làm ăn ế ẩm quá, dẹp tiệm.”
“Anh cứ để đó em trông cho, khách vào em buôn luôn chuyện với khách.”
“Rồi cũng không biết gọi ông chủ quán kiểu gì luôn, chắc ông đang núp góc nào rồi.”
Trên thực tế, việc livestream nhờ vả này được xem là một “trào lưu” khá hay ho trong cộng đồng mạng, Không chỉ riêng thanh niên này, trước đó đã có rất nhiều trường hợp người dùng lên mạng xã hội và nhờ dân tình coi hộ đồ đạc, thú cưng hay thậm chí là livestream khi ngủ nhờ trông cả… người.
Con sen nhờ trông boss hộ. (Ảnh: Chụp màn hình)
Nghe có kẻ kỳ lạ nhưng những đoạn livestream này lại thu hút rất nhiều lượt xem và tương tác. Có những livestream kéo dài vài tiếng đồng hồ chỉ một tư thế như vậy nhưng vẫn tấp nập người ra kẻ vào bàn luận sôi nổi. Sức hút từ những trò đùa này quả thật khiến bất cứ ai nhìn vào cũng phải cười ra nước mắt.
Có người livestream khi ngủ mà cũng thu về lượng tương tác khủng như thế này đây. (Ảnh: Chụp màn hình)
Đúng là dân mạng quả thật rất “lắm trò” và cũng không ngại hùa theo những trò vui trên mạng xã hội. Bạn đã bao giờ từng thử livestream giống như vậy hay chưa? Chia sẻ dưới bình luận ngay nhé.
Đón đọc thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác tại YAN!
Tranh cãi về ý nghĩa nhạy cảm của chiếc emoji được dùng rất nhiều trên iPhone
Đây là emoji được rất nhiều người dùng iPhone ưa chuộng.
Người dùng iPhone chắc hẳn rất quen thuộc với emoji này. Đây là emoji được dùng khá phổ biến vì tạo cảm giác đáng yêu, đáng thương, hối lỗi... rất nhiều lý do được người dùng đưa ra khi lựa chọn icon này.
Theo tìm hiểu, thì emoji này có tên gọi là khẩn cầu, hoặc bào chữa. Với đôi mắt biểu tượng cảm xúc, được phê duyệt theo Unicode 11,0 vào năm 2018 (trên tất cả các nền tảng lớn, các biểu tượng cảm xúc sẽ có màu vàng).
Nguồn gốc của chiếc emoji
Emoji này giống biểu hiện của đôi mắt chó con (một thuật ngữ có từ đầu những năm 1900, được cho là những con vật dễ thương hoặc trẻ nhỏ đang cầu xin một thứ gì đó, cố gắng giành lấy một ai đó hoặc tỏ ra hối hận). Theo Emojipedia , biểu tượng cảm xúc Khuôn mặt khẩn cầu là biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều thứ ba trên Twitter vào năm 2020.
Tuy nhiên, gần đây trên mạng xã hội lại đang chia sẻ một ý nghĩa khá nhạy cảm của chiếc emoji đứng top 3 này. Theo đó, một bạn người Nhật đã thử tra trên Google về biểu tượng emoji thì đã xuất hiện "em nó".
Emoji cầu xin về tình dục
Thông tin này đang gây nhiều tranh cãi trái chiều của cư dân mạng, vì ai cũng cảm thấy mình đúng và bên cạnh đó, không có bằng chứng nào chắc chắn về ý nghĩa của các emoji cả.
Đám cưới của thiếu gia Saigon Square sẽ được livestream cho bà con vì COVID-19 không về nước được Thông báo của em trai Phan Thành trên Facebook cá nhân làm ai nấy cũng trầm trồ vì độ chịu chơi lẫn chịu chi của đám cưới sắp tới. Ngoài drama "trà xanh" đang được netizen bàn tán xôn xao thì đám cưới của Phan Thành và Primmy Trương sắp diễn ra vào ngày 29/1 tới được dự đoán sẽ là sự kiện...