Góc buồn đời nghệ sĩ
Cống hiến hết mình cho nghệ thuật, tài năng được cả người hâm mộ lẫn đồng nghiệp mến mộ nhưng không ít nghệ sĩ phải chật vật mưu sinh với cơm áo gạo tiền đến lúc cuối đời.
Vai diễn lớn là cuộc đời
Người dân ở ga Trần Quý Cáp (Hà Nội) đã quá quen với cảnh diễn viên – NSƯT Trần Hạnh ngày ngày ngồi coi hàng tạp hóa – vốn là một ki-ốt nhỏ bán từ đồ điện gia dụng tới giày dép, quần áo, nồi cơm điện – cho con dâu. Đã thành thói quen, ngày nào không đi đóng phim, ông lại ra cửa ga ngồi bán hàng vừa để phụ giúp con cái vừa cho đỡ buồn.
Ông bảo: “Không có nghề gì hay ho hơn thì nhì nhằng buôn bán kiếm sống. Tuổi này còn khỏe, giúp được gì cho con cái thì giúp, được làm việc là vui rồi”.
Tuổi cao, sức yếu, Trần Hạnh – “lão nông” ngoài 85 tuổi của màn ảnh Việt – vẫn miệt mài đi đóng phim để thỏa niềm đam mê cũng là có thêm chút thu nhập cho tuổi già.
Nhìn hình ảnh gầy guộc, chân chất trong vai lão nông của Trần Hạnh trên truyền hình, ít người tưởng tượng ông lại là trai Hà Nội gốc, sinh ra và lớn lên ở phố cổ. Khởi đầu sự nghiệp từ một nghệ sĩ sân khấu, NSƯT Trần Hạnh tự hào đã có được những vai diễn xuất sắc trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội với nhiều giải vàng, bạc ở các liên hoan sân khấu toàn quốc.
Tiền chỉ là phụ thôi!
Trần Hạnh tâm sự trên đời còn nhiều người khổ hơn ông. Dù thế nào thì được đi diễn với ông cũng là một niềm vui. Diễn để kiếm tiền chỉ là phụ thôi, cái chính là “làm cho thỏa nỗi nhớ nghề”. Ông bảo giờ già rồi, có ăn được bao nhiêu đâu, bữa cơm ăn lưng bát, mà cũng chỉ rau dưa thôi, ít ăn thịt lắm. Lương hưu một tháng hơn 3 triệu đồng đã là đủ cho 2 bố con. Nhà cửa to bé gì cũng là nhà, cơm ăn 2 bữa rồi, ngon hay không cũng gọi là 2 lần đỏ lửa.
Thời hoàng kim của ôg là cuối những năm 70, đầu 80 của thế kỷ trước khi vào vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ Lam Sơn tụ nghĩa, đảm nhận vai chính trong vở Tiền tuyến gọi hay có mặt trongÂm mưu và tình yêu của cố đạo diễn Nguyễn Đình Nghi.
Tổng Bí thư Trường Chinh sinh thời khi xem Trần Hạnh đóng Âm mưu và tình yêu đã tìm ông và khen: “Anh đóng hay lắm! Tôi không biết dùng từ thế nào nhưng có thể nói là nó rất lãng mạn”.
Sau khi nghỉ hưu, rời Nhà hát Kịch Hà Nội năm 1989, ông trở thành gương mặt quen thuộc trên điện ảnh và truyền hình. Các đạo diễn nhìn thấy ở ông sự chuyên nghiệp, nhiệt tình và đặc biệt là tài năng. Không nề hà khó khăn, không kêu ca vì vất vả, thậm chí cát-xê cũng không hỏi, ai đưa bao nhiêu thì cầm bấy nhiêu, cả chục năm trời ông cần mẫn một mình đến các trường quay với chiếc xe máy hiệu Honda đời 82.
Sống trong căn nhà chật hẹp cũ kỹ, suốt cả chục năm trời vất vả sớm hôm chăm sóc người vợ nằm liệt giường sau cơn tai biến (bà đã mất cách đây mấy năm) cùng một người con bị ảnh hưởng thần kinh do tai nạn trong khi đồng lương khoảng 3 triệu đồng/tháng, Trần Hạnh không hề kêu than nửa lời. Nhiều người nói chuyện về nỗi vất vả của ông nhưng ông gạt đi, bảo rằng ông không khổ vì ông được sống với niềm đam mê.
Lòng tự trọng của một nghệ sĩ nổi tiếng khiến ông e ngại trước những con mắt thương cảm của người khác. Theo một biên tập viên của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam – nơi ông thường xuyên cộng tác làm phim, có lần anh em muốn tặng ông một món tiền nhỏ nhưng ông nhất định không nhận. Ông cũng ít đến những cuộc gặp gỡ, hội họp của các nghệ sĩ vì ngại phải gặp ánh nhìn thương cảm của mọi người. Nếu có đến, ông cũng tìm góc khuất để ngồi.
Đánh đổi cả cuộc đời
Video đang HOT
Ba mươi tám tuổi, Tuyết Hoàn là cái tên mang số phận đặc biệt của sân khấu xiếc Việt Nam. Từ thuở lên mười, cô bé người Mường của tỉnh Hòa Bình đã khăn gói theo bố từ vùng cao xuống Hà Nội thi vào Trương Xiêc Viêt Nam. Để rồi từ đó, chị gắn bó đời mình với sân khấu xiếc với vô số lần trẹo chân, gãy tay, rạn xương…
Với nghệ sĩ tài năng này, đam mê nào cũng cần đánh đổi. Nhưng có lẽ đánh đổi bằng cả cuộc đời thì ít có người nào đủ dũng cảm để thực hiện tới cùng như chị. Là đoan pho đoan xiêc 2 cua Liên đoan Xiêc Viêt Nam, Tuyêt Hoan đã được tặng vô số bằng khen, huy chương vang, bạc cho những đóng góp trên sân khấu xiếc.
Trong một tai nạn bất ngờ khi rơi từ trên cao xuống sàn tập cách đây hơn 1 năm rưỡi, nghệ sĩ đã vĩnh viễn mất đi cảm giác của đôi chân. Nhiều tháng nằm khắp các bệnh viện, Tuyết Hoàn đã trải qua nhiều ca mổ đau đớn không chỉ thể xác mà còn cả tinh thần.
Nghệ sĩ xiếc Tuyết Hoàn.
Ngay xay ra cu nga đinh mênh, Tuyêt Hoan và anh Nguyên Đưc Tai, chồng chị, mơi cươi nhau đươc 3 thang, chưa kịp hưởng hết ngọt ngào của cuộc sống hôn nhân. Tai nạn khiến một nghệ sĩ tài năng trở thành người khốn khổ. Tiên tich trư ít ỏi trong bao lâu cung mang ra tiêu hêt.
Để giúp vợ, anh Nguyễn Đức Tài, cũng là một nghệ sĩ xiếc, phải mày mò tự làm môt chiêc thang may đê chị co thê di chuyên giưa tâng 1 va tâng 2 cùng các thiêt bi nâng đơ ơ phong tăm, phòng ngủ. Căn nhà tập thể nhỏ của anh chị sau liên đoàn xiếc giăng đây thiêt bi, may moc. Tuyết Hoàn dần quen với những thứ đồ do chồng thiết kế và có thể tự di chuyển từ tầng 1 lên tầng 2, vào phòng tắm, tự nấu cơm rồi trở lại sàn diễn một cách đầy ngoạn mục.
Một nghệ sĩ đồng nghiệp của Tuyết Hoàn nói, chị rớt nước mắt mỗi khi nghĩ đến Tuyết Hoàn, nghĩ đến những khó khăn trước mắt và cả lâu dài Hoàn sẽ phải đối mặt. Sau tai nạn, vợ chồng chị Hoàn phải chật vật sống với đồng lương ít ỏi chỉ trên 3 triệu đồng của anh Tài.
Để giúp chị Hoàn nuôi giấc mơ với nghệ thuật xiếc, Liên đoàn Xiếc Việt Nam tạo điều kiện cho chị làm công tác giảng dạy lớp diễn viên trẻ vừa để chị có thêm một khoản tiền rất nhỏ chăm sóc đôi chân bị liệt. Và niềm tin vào con người nghị lực ấy đã được đền đáp khi tiết mục Quay khung nghệ thuật do Tuyết Hoàn dàn dựng đã giành giải Khán giả yêu thích nhất tại Liên hoan Xiếc quốc tế tại Rome – Italy vào tháng 1.
Giải thưởng ấy không đơn thuần chỉ là một giải thưởng mà còn là sự ghi nhận nghị lực, tâm huyết, kể cả máu và cả nước mắt của một nghệ sĩ quá nhiều cay đắng với nghề.
Theo Lan Anh/Người Lao Động
Thói quen ngày Tết của các nghệ sĩ gạo cội đất Bắc
Hồng Chương, Văn Toản, Trần Hạnh, Ngọc Tuyết hay Kim Xuyến... đều được coi là những nghệ sĩ gạo cội của làng Điện ảnh Việt Nam. Nay đã ở cái tuổi "cổ lai hi" nhưng các nghệ sĩ vẫn lưu giữ được những thói quen riêng có trong mỗi dịp Tết đến Xuân về.
Nghệ sĩ Hồng Chương
Nghệ sĩ Hồng Chương có thói quen chọn những giỏ lan đẹp nhất trong vườn lan của mình để đem vào nhà bày Tết.
Ngôi nhà ấm cúng của "ông Bụt" Hồng Chương nằm sâu trong ngõ Gốc Đề, Hà Nội.
Nghệ sĩ Hồng Chương chia sẻ rằng những ngày trước Tết bao giờ cũng là vui nhất. Cả gia đình ông từ già trẻ lớn bé đều tất bật với các công việc dọn dẹp, mua sắm và trang hoàng nhà cửa. Mấy đứa cháu nhỏ lúc nào cũng líu lo, quấn quít chờ ông sai vài việc vặt rồi lại tỏ ra thích thú vì cũng được tham gia vào công cuộc chuẩn bị Tết cùng với ông bà, cha mẹ.
Giống với nhiều gia đình Việt, không khí Tết trong gia đình nghệ sĩ Hồng Chương cũng thân thuộc với bánh chưng, cành đào, cây quất, mâm ngũ quả...
Chỉ có một thói quen mà ông luôn giữ gìn từ xưa đến nay đó là Tết năm nào cũng chọn những giỏ lan đẹp nhất rồi cẩn thận lau từng chiếc lá lan sao cho thật bóng rồi mới đem vào nhà bày Tết.
Nói về thói quen thú vị này, nghệ sĩ Hồng Chương vui vẻ cho biết, đây là tục lệ từ thời các cụ để lại, ông luôn trân trọng điều đó nên cứ mỗi dịp Tết lại bày hoa lan để tri ân các bậc tiên tổ.
Nghệ sĩ Lê Mai
Năm nào nghệ sĩ Lê Mai cũng ra chợ Hòe Nhai để chọn mua cành đào đẹp nhất mang về bày Tết.
Nghệ sĩ Lê Mai là thân mẫu của 3 nữ nghệ sĩ nổi tiếng Lê Vân , Lê Khanh, Lê Vy. Ngoài đời bà là một người cởi mở, thân thiện và luôn giữ được sự nhiệt thành trong giao tiếp.
Đối với Lê Mai hương vị Tết nay không còn đậm đà như xưa bởi bây giờ thứ gì cũng có, chỉ cần ra chợ là ngập tràn đồ ăn, thức uống. Ngày bà còn bé, muốn có một cái Tết tươm tất là phải chuẩn bị trước đó hàng tháng trời. Đứa trẻ nào cũng háo hức được ăn bánh chưng, giò chả, thịt muối... những món mà ngày thường chẳng hề dễ có.
Tuy vậy nữ nghệ sĩ cũng khẳng định, Tết mỗi thời mỗi khác, thời nào cũng có cái thú vị, độc đáo riêng. Chỉ có điều không thay đổi ở Lê Mai đó là năm nào bà cũng cũng ra chợ Hòe Nhai gần nhà để chọn mua cành đào đẹp nhất mang về bày Tết.
Nghệ sĩ Văn Toản
Nghệ sĩ Văn Toản có thói quen đi chùa vào mỗi sớm đầu năm để cầu những điều tốt đẹp nhất cho gia đình và xã hội.
Tết năm nay nghệ sĩ Văn Toản cảm thấy vui mừng, phấn khởi bởi sự phát triển của xã hội nói chung và những thành công trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật nói riêng. Là một nghệ sĩ gạo cội của làng văn nghệ, ông luôn giữ cho mình những đam mê cháy bỏng với nghiệp diễn và mong muốn có nhiều sức trong năm mới để tiếp tục phục vụ khán giả.
Trong cuộc sống thường ngày, ông tự nhận mình là người đa cảm với thế sự nên ông tìm đến với những giáo lý Phật Pháp để giúp tâm hồn luôn thanh thản, an vui. Ngày Tết, ông có thói quen đi chùa để cầu sức khỏe cho gia đình và cầu quốc thái dân an.
Ngoài ra với sở thích uống cà phê từ lâu, ông bố trong "Chàng rể họ Lê" cũng chuẩn bị những tách cà phê ngon nhất để tiếp đón người thân và bạn bè trong dịp năm mới.
Nghệ sĩ Ngọc Tuyết
Đi dạo ngắm phố phường Hà Nội vào mỗi buổi sáng mùng một Tết là thói quen không thể từ bỏ với nghệ sĩ Ngọc Tuyết
Là một phụ nữ Hà Nội gốc, đến nay tuy đã có tuổi nhưng nghệ sĩ Ngọc Tuyết vẫn mang trong mình sự lãng mạn của người con gái Hà Thành thuở trước. Bao lâu nay bà vẫn giữ thói quen đi dạo, ngắm phố phường Hà Nội vào mỗi buổi sáng mùng một Tết.
Đối với bà, cái vẻ tinh khôi và trong veo của phố phường thủ đô mỗi sớm mùng một Tết luôn đem lại cho tâm hồn một cảm giác bâng khuâng khó tả. Cả năm Hà Nội náo nhiệt và ồn ào là thế nên khoảnh khắc yên bình của buổi sớm đầu xuân quả thật đáng quý với những người muốn tìm lại hình ảnh thân thuộc của thủ đô xưa.
Bên cạnh những vai diễn thành công, tài năng thi phú của Ngọc Tuyết cũng giúp bà có những bài thơ hay tặng người thân và bạn bè mỗi dịp đầu xuân năm mới.
Nghệ sĩ Trần Hạnh
Ngày vợ còn sống, chiều 30 Tết năm nào nghệ sĩ Trần Hạnh cũng chở bà đi chợ hoa để mua đào quất về bày ở nhà
Trong số các nghệ sĩ gạo cội đất Bắc, nghệ sĩ Trần Hạnh được biết đến với những vai diễn thể hiện hình ảnh một ông nông dân hay ông cán bộ về hưu hiền lành.
Ngoài đời nghệ sĩ cũng vậy, hiền lành, chân chất chẳng khác gì trong phim. Tuy vậy, sau khi vợ mất, ông ít nói hơn và ngày ngày vẫn hết lòng chăm sóc cho cậu con trai út có vấn đề về tâm lý vì bị tai nạn.
Nhớ lại những Tết xưa, nghệ sĩ Trần Hạnh kể, ông có thói quen năm nào cũng chở vợ đi chợ hoa mua đào quất về trưng dịp năm mới. Giờ đây, khi đã về già, mùng một Tết ông thường đi chùa để cầu may mắn và hạnh phúc cho con cháu.
Theo Hậu Thạch
Dân Việt
Nữ nghệ sĩ hai lần suýt chết vì gặp nạn với taxi Gương măt quen thuôc cua song truyên hinh sau 2 lân găp tai nan vơi taxi, sưc khoe cua ba giam sut, keo theo hang loat biên chưng năng nê. Tuôi tre công hiên hêt minh vi niêm đam mê nghê thuât đê rôi khi năm thang cua tuôi gia âp đên, ho phai sông trong bênh tât va thiêu thôn - đo...