Gỡ vướng về thủ tục lao động và thị thực cho doanh nghiệp Hàn Quốc
Chiều 10/11, tại TP Hồ Chí Minh, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCHAM) tổ chức chương trình gặp gỡ tháo gỡ vướng mắc về thủ tục giấy phép lao động và thị thực cho người lao động nước ngoài.
Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC phát biểu tại chương trình.
Bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC cho biết, từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng, vượt bậc, đặc biêt là trong quan hê đâu tư thương mại.
Riêng về đầu tư, dòng vốn FDI từ Hàn Quôc vào TP Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua mặc dù đã phải đôi mặt với nhiêu khó khăn, thách thức của giai đoạn hâu COVID-19, thể hiện niềm tin của doanh nghiệp FDI Hàn Quôc vào sức hút của thị trường Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng.
Cụ thể, tính đên tháng 10/2022, Hàn Quôc đang là nhà đâu tư lớn thứ tư tại TP Hồ Chí Minh với 2.027 dự án với tông vôn đâu tư hơn 5,4 tỷ USD, chiêm 9,81% tỷ lê vôn đâu tư nước ngoài tại thành phô.
Đánh giá cao vai trò của các nhà đàu tư nước ngoài, bên cạnh việc hỗ trợ nhà đầu tư trong các hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các cơ chế, chính sách, chính quyền TP Hồ Chí Minh cũng thường xuyên quan tâm giải quyết các khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Từ đó, góp phân tạo sự thông thoáng đê mời gọi thêm nhiêu doanh nghiêp Hàn Quôc mạnh dạn đâu tư vào thành phô.
Ông Han Jae Jin, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và Nam Việt Nam phát biểu tại chương trình.
Ông Han Jae Jin, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tại miền Trung và Nam Việt Nam cho rằng, quá trình cùng nhau xem xét những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải và tìm ra giải pháp cho các vướng mắc đó. Qua đó, sẽ thấy được tính thực tiễn của những văn bản pháp luật và có thể tìm ra câu trả lời từ việc xem xét những tình huống phát sinh thực tế của các doanh nghiệp.
“Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao sự lắng nghe hỗ trợ giải quyết cũng như giải đáp những vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Việc chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi các kiến thức được hệ thống hóa của các chuyên gia đến từ các cơ quan sẽ góp phần giảm thiểu tối đa các sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ liên quan của các doanh nghiệp”, ông Han Jae Jin chia sẻ.
Video đang HOT
Tại chương trình, các doanh nghiệp Hàn Quốc tập trung nêu các vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực giấy phép lao động và thị thực cho chuyên gia, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Cụ thể, vấn đề được nhiều doanh nghiệp phản ánh là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh không cho sử dụng dịch vụ xin visa hộ, trong khi các công ty dịch vụ có chuyên môn nên làm hồ sơ nhanh và chuyên nghiệp, còn các công ty nhỏ thường không có nhân viên chuyên trách dẫn đến lúng túng khi chuẩn bị các hồ sơ.
Do đó, các doanh nghiệp kiến nghi đề nghị cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cho phép doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xin visa hộ hoặc chỉ định các công ty dịch vụ uy tín mà doanh nghiệp được phép sử dụng.
Ông Nguyễn Phan Hòa, Phó trưởng phòng Quản lý người nước ngoài, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh tại TP Hồ Chí Minh trả lời doanh nghiệp tại chương trình.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Phan Hòa, Phó trưởng phòng Quản lý người nước ngoài, Cục Quản lý Xuât nhâp cảnh tại TP Hồ Chí Minh thông tin, hiện nay Luật Xuất nhập cảnh Việt Nam quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân bảo lãnh phải trực tiếp nộp hồ sơ tại cục quản lý xuất nhập cảnh. Nếu gặp khó khăn trong chuẩn bị hồ sơ, các doanh nghiệp có thể liên hệ các dịch vụ tư vấn để hỗ trợ.
Các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài cũng cho biết đang bị bối rối khi không biết trường hợp nộp hồ sơ ở Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh và trường hợp nào phải nộp hồ sơ đến Cục Xuất nhập cảnh nộp.
Theo ông Nguyễn Phan Hoà, Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh được phép tiếp nhận hồ sơ theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức (được quy định tại điều 14, Luật Xuất nhập cảnh số 47) có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh hoặc theo đề nghị của các cá nhân thường trú, tạm trú dài hạn, trừ các trường hợp: nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ; các trường hợp là văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam; bị mất hộ chiếu; hết hạn tù, được đặc xá; trẻ sinh ra tại Việt Nam cấp lần đầu; nhập cảnh bằng miễn thị thực, thị thực điện tử, thị thực do cơ quan ở tỉnh khác bảo lãnh.
Một doanh nghiệp khác cũng nêu vấn đề, trước đây, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cho phép gia hạn visa doanh nghiệp 3 tháng, giờ chỉ cho gia hạn 1 tháng, gây khó khăn cho người nước ngoài khi có công việc cần xử lý dài hơn mà không cần giấy phép lao động.
Doanh nghiệp đề nghị xem xét cho gia hạn visa 3 tháng như trước đây. Cục Quản lý Xuất nhập cảnh phản hồi, với người ngước ngoài đang làm thủ tục cấp giấy phép lao động, có chứng minh được việc mình đang làm các thủ tục này mà chưa xong thì sẽ được xem xét gia hạn thêm.
Chương trình gặp gỡ giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và chính quyền TP Hồ Chí Minh.
Đối với lĩnh vực cấp giấy phép lao động cho người ngước ngoài, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, các bộ phận của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh luôn tạo điều kiện để cấp giấy phép lao động đúng thời hạn cho lao động nước ngoài khi nộp đủ hồ sơ. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ hồ sơ trực tiếp sang trực tuyến đôi khi có lỗi kỹ thuật. Do đó, doanh nghiệp đã làm hồ sơ trực tuyến mà chưa nhận được phản hồi có thể mang hồ sơ giấy đến để được xác nhận và giải quyết nhanh nhất.
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí đang chuẩn bị thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 và đề xuất tiến tới cấp giấy phép lao động trực tuyến doanh nghiệp, người dân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết ngay tại nhà. Việc này sẽ giúp hạn chế các vấn đề phát sinh khi tiếp xúc trực tiếp, tạo sự minh bạch để doanh nghiệp, nhà đầu tư yên tâm khi đến thành phố đầu tư, kinh doanh.
Xúc tiến thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Điện Biên
Ngày 21/3, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), UBND tỉnh tổ chức Hội nghị đầu tư và phát triển giữa các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc - Việt Nam và tỉnh Điện Biên năm 2022.
Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại Hội nghị.
Tại hội nghị, tỉnh Điện Biên đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác với đại diện Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam (VKBIA Việt Nam), Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc. Cụ thể là các chương trình trồng, chế biến, chuyển giao công nghệ và phát triển cây sâm Điện Biên, chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá, thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh; chuyển giao công nghệ, phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, phối hợp quảng bá, thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh; chuyển giao công nghệ, phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, phối hợp quảng bá, thu hút đầu tư và hợp tác kinh doanh, phát triển du lịch.
Theo đó, các bên đã thống nhất định hướng hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trồng, chế biến, phát triển cây sâm ở Điện Biên; thống nhất định hướng hợp tác kinh doanh trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của các bên nhằm thúc đẩy cơ hội đầu tư và phát triển kinh doanh thị trường tại Việt Nam, Hàn Quốc và các thị trường khác trên thế giới; trong đó, Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam cùng với Công ty cổ phần Tập đoàn MHGROUP là đối tác và thành viên tích cực, phối hợp và tư vấn kết nối, xúc tiến đầu tư tài chính, chuyển giao công nghệ và các hình thức tư vấn khác để hỗ trợ các lĩnh vực liên quan.
Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô phát biểu tại Hội nghị.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô, Điện Biên là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai thác hết, điển hình trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và du lịch. Điện Biên có diện tích tự nhiên hơn 9.500km2, đứng thứ 9 trong toàn quốc với điều kiện địa hình đa dạng, đất đai màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế.
Điện Biên cũng là địa phương có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp với nổi bật là quần thể Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ. Tuy nhiên đến nay, Điện Biên đến vẫn thiếu các dự án đầu tư của những doanh nghiệp có thương hiệu quốc tế, có tiềm lực.
Trong định hướng phát triển đến năm 2030, tỉnh Điện Biên xác định sẽ tập trung phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao chuỗi giá trị với sự tham gia hợp tác của người dân - doanh nghiệp làm nền tảng căn bản để thay đổi, nâng cao mức sống và thu nhập cho nhân dân.
Tỉnh sẽ chú trọng phát triển các loại cây đa mục đích như mắc ca, chè, cà phê, các loại cây dược liệu dưới tán rừng gắn với công nghiệp chế biến dược liệu và nông sản để khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng về đất đai, khí hậu gắn với nâng cao độ che phủ rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Cùng đó, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo trên cơ sở khai thác có hiệu quả năng lượng mặt trời và năng lượng gió; tập trung phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên 3 trụ cột chính là du dịch lịch sử tâm linh, du lịch cảnh quan thiên nhiên tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao.
Tỉnh Điện Biên mong muốn, các doanh nghiệp Hàn Quốc đồng hành với tỉnh, nghiên cứu, khảo sát, đầu tư lâu dài và thực hiện có hiệu quả; thúc đẩy mạnh mẽ hơn các hoạt động giao lưu, hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội giữa các bên, đặc biệt là xúc tiến đầu tư của các nhà đầu tư Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong giai đoạn tiếp theo.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Nguyễn Văn Thắng khẳng định, tỉnh Điện Biên luôn ưu tiên thu hút đầu tư, sẵn sàng tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào tỉnh với những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt, nhất là dịch vụ nông, lâm nghiệp và du lịch.
Các bên ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, kinh doanh.
Tỉnh Điện Biên cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn tài sản; cung cấp các dịch vụ công tiện ích, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Hàn Quốc tới nghiên cứu, đầu tư thành công, bền vững lâu dài tại Điện Biên.
Trước đó, đại diện Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã đi khảo sát thực tế địa điểm có tiềm năng trồng sâm tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Công an TP Hồ Chí Minh lý giải nguyên nhân người dân đổ xô làm hộ chiếu Chiều 7/7, ông Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng tham mưu, Công an TP Hồ Chí Minh đã lý giải nguyên nhân khiến người dân đổ xô đi làm hộ chiếu trong những ngày gần đây, đồng thời khẳng định không có chuyện cán bộ móc nối làm hộ chiếu nhanh. Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng tham mưu Công an...