Gỡ vướng về quản lý đất đai – Bài 1: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Thực tế hiện nay còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ để việc quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả cao hơn.
Tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Cần phải kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI (Nghị quyết số 19-NQ/TW) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất một cách công bằng, hiệu quả và bền vững.
Thực tế hiện nay còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ để việc quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả cao hơn. Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài viết về chủ đề “Gỡ vướng về quản lý đất đai”.
Người dân làm các thủ tục đất đai tại Văn phòng Đăng kí đất đai huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh tư liệu: Nguyễn Thảo/TTXVN
Bài 1: Nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Thời gian qua, Tổng cục Quản lý đất đai ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tiếp tục quán triệt tinh thần cải cách hành chính trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tổng cục đã hoàn thiện và trình Bộ trưởng ban hành Quyết định số 1686/QĐ-BTNMT ngày 30/8/2021 công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Những điểm sáng
Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, bảo đảm đầy đủ khung pháp lý cho việc quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ chế, chính sách cũng như các quy định thủ tục hành chính ngày càng được hoàn thiện, đơn giản hóa; đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi, rõ ràng, minh bạch và giảm chi phí thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi trong việc thu hút nhà đầu tư.
Là một trong những điểm sáng trên toàn quốc về cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Bình đã công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai, công khai trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính, trên website của tỉnh, tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh cũng như ở Bộ phận một cửa của UBND cấp huyện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thuận lợi trong thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Đặc biệt, trong cải cách thủ tục hành chính về đất đai UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã chỉ đạo cắt giảm 10% thời gian thực hiện đối với tất cả các thủ tục hành chính; đồng thời áp dụng 100% thủ tục hành chính về đất đai vào hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 nên có một số thủ tục hành chính áp dụng tại cấp tỉnh đã được rút ngắn thời gian giải quyết so với quy định.
Tại huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chuyển biến trong việc tinh gọn thủ tục hành chính về đất đai, giảm gánh nặng thủ tục cho người dân. Theo báo cáo của UBND huyện Yên Lạc, thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” từ ngày 1/1-31/5/2021, Trung tâm Hành chính công của huyện đã tiếp nhận 926 hồ sơ và đã giải quyết 877 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn đạt xấp xỉ 95%. Bộ phận “một cửa”, “một cửa liên thông” của các xã, thị trấn trong 5 tháng đầu năm tiếp nhận 7.678 hồ sơ. Số hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn đạt 89%. Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác cải cách hành chính, từ năm 2015 đến năm 2019, Yên Lạc đều giữ vị trí quán quân trong khối các huyện, thành phố của tỉnh Vĩnh Phúc về cải cách hành chính và năm 2020 xếp vị trí thứ 5 về công tác này.
Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Thanh Hóa đang tổ chức thực hiện theo cơ chế một cửa, nhiều giải pháp được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực. Đối với một số Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại các huyện miền núi, quãng đường di chuyển xa, địa hình đi lại khó khăn, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đang xây dựng quy trình tiếp nhận, luân chuyển, giải quyết hồ sơ qua phần mềm Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử để giảm thời gian luân chuyển hồ sơ từ Chi nhánh đến Văn phòng Đăng ký đất đai. Đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Chi nhánh, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh có văn bản chỉ đạo các Chi nhánh thực hiện cắt giảm thời gian thực hiện đối với 14 thủ tục hành chính tại Chi nhánh, thời gian cắt giảm từ 3-16 ngày.
Video đang HOT
Từ khi thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã giảm từ 1-20 ngày. Đến khi thực hiện Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2017 của Chính phủ, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã giảm từ 5-15 ngày tùy loại thủ tục. Những năm gần đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị như: Duy trì Tổ tư vấn pháp luật về thủ tục hành chính của ngành tại Trung tâm Hành chính tỉnh; niêm yết địa chỉ tiếp nhận phản ánh, ý kiến tại Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường; tổ chức phát phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đến trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hiện kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai của Bình Dương thuộc nhóm đứng đầu cả nước, tình trạng hồ sơ trễ hạn đã giảm đáng kể, chỉ chiếm 0,27%. Tính riêng trong 9 tháng năm 2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương đã tiếp nhận và giải quyết 185.859 hồ sơ, trong đó đã giải quyết đúng hạn 185.364 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,73%.
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-UBND của UBND tỉnh về việc cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2020-2025, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường phối hợp triển khai thực hiện liên thông thủ tục hành chính về đất đai, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cơ quan Thuế thực hiện luân chuyển thông tin địa chính bằng hình thức điện tử để xác định nghĩa vụ tài chính về lĩnh vực đất đai.
Đến nay, tất cả Văn phòng Đăng ký đất đai tại các huyện, thị xã, thành phố đều đã thực hiện luân chuyển thông tin địa chính bằng hình thức điện tử sang Cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính. Việc áp dụng giải pháp trên đã rút ngắn được thời gian giải quyết từ 5 ngày xuống còn 3 ngày đối với các hồ sơ về đăng ký đất đai, tạo tiền đề cho sự phối hợp giữa 2 cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cắt giảm các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu suất, hiệu quả công tác giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ thuận lợi cho cán bộ xử lý hồ sơ, giảm thiểu các thủ tục rườm rà đối với người dân và doanh nghiệp.
Cải cách đồng bộ
Tổng cục Quản lý đất đai cho biết, từ năm 2016 đến nay, Tổng cục đã triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua, nổi bật nhất là chỉ đạo triển khai thực hiện cải cách đồng bộ các nội dung về cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai. Theo đó, việc rà soát, cắt giảm các thủ tục được thực hiện lồng ghép trong quá trình dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Riêng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai trình Chính phủ ban hành đã cắt giảm thời gian thực hiện một số thủ tục xuống còn 1/2 so với trước đây.
Bên cạnh đó, Tổng cục tập trung chỉ đạo, đôn đốc các địa phương rà soát các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tổng cục cũng tham mưu trình Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn số 1415/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/4/2016 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về rà soát, chấn chỉnh việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai để sửa đổi theo hướng cải cách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Tổng cục cũng rà soát, chuẩn hóa thống nhất danh mục thủ tục hành chính về đất đai, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 634/QĐ-BTNMT ngày 29/3/2016 về công bố thủ tục hành chính và thực hiện đánh giá tác động của các thủ tục hành chính phát sinh trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Tổng cục chỉ đạo triển khai đồng bộ các nội dung về cải cách hành chính, trong đó đã tổ chức rà soát các thủ tục về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 13/3/2018 về tăng cường các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan.
Những cải cách trong thủ tục hành chính về đất đai đã đem lại hiệu quả tích cực cho kinh tế- xã hội, được xã hội ghi nhận. Cụ thể, chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) cho thấy tỷ lệ người dân phản ánh có tình trạng nhũng nhiễu trong thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ trong vòng 3 năm đã giảm gần 30%, chất lượng dịch vụ về cấp giấy chứng nhận tăng từ 2,64 điểm lên 3,49 điểm (thang điểm 4).
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tổng cục và các đơn vị trực thuộc Tổng cục đã được đẩy mạnh. Tổng cục đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 9/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sử dụng văn bản điện tử có xác thực chữ ký số trên Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Hiện nay, toàn bộ văn bản đi, đến đã được thực hiện xử lý, cập nhật hoàn toàn trên hệ thống hồ sơ công việc.
Ông Lê Thanh Khuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, cho biết: Để tháo gỡ khó khăn cho các Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai với rất nhiều nội dung mới so với quy định hiện hành. Trong đó có quy định rằng Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đai là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận. Điều này đồng nghĩa với việc bổ sung chức năng cho các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đai để các cơ sở này có thể giải quyết các vấn đề nói trên. Trước đây, người dân chỉ có thể tới Văn phòng Đăng ký mới được giải quyết.
Trung bình mỗi năm, cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh, cấp huyện tiếp nhận và giải quyết hơn 4,5 triệu thủ tục hành chính. Một số địa phương đã thực hiện dịch vụ công về đất đai trên môi trường điện tử thông qua Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh như: Đồng Nai, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế, Long An.., thử nghiệm nền tảng để kết nối tới Cổng Dịch vụ công quốc gia, thực hiện các thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên môi trường điện tử.
Ông Lê Thanh Khuyến cho biết thêm, gần đây nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 09 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để hướng dẫn khi người dân đi làm sổ đỏ thì không cần nộp bản sao các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, căn cước, sổ hộ khẩu mà sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Quy định mới này phù hợp với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp người dân không cần mang theo nhiều loại giấy tờ khi đi làm các thủ tục, thay vào đó sử dụng dữ liệu trong hệ thống Cơ sở dữ liệu điện tử.
Đăng ký phương tiện ở huyện, xã: Bước cải tiến mạnh mẽ thủ tục hành chính
Gần 10 ngày qua, lực lượng công an cấp huyện, xã trên toàn quốc triển khai thực hiện cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA của Bộ Công an.
Quy định mới từ ngày 21/5 này là chủ trương lớn, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính của Bộ Công an nhằm giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại khi giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện.
Người dân đến làm thủ tục cấp biển số xe máy tại Công an xã Vân Nội trong sáng 21/5/2022. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Thuận lợi, nhanh gọn, công khai, minh bạch
Chưa đầy 5 phút thực hiện thủ tục đăng ký xe máy tại Công an xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội, anh Chu Hưng Việt, một người dân địa phương đã hoàn thành thủ tục. Vui vẻ cầm biển số phương tiện trong tay, anh Chu Hưng Việt cho hay, anh có biết Công an xã An Khánh từ ngày 21/5 thực hiện thu hồi, cấp giấy chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện xe máy theo quy định mới. Nhưng do "lo xa" về tính minh bạch trong thực hiện hoạt động này nên sau vài ngày trì hoãn, anh mới đến thực hiện.
"Tôi là một trong những người đầu tiên đến làm thủ tục. Có làm mới thấy cán bộ ở đây rất nhiệt tình. Các anh ấy xử lý rất nhanh chóng thủ tục đăng ký xe", anh Chu Hưng Việt nói và cho biết, anh quan sát thấy hoạt động bấm biển và làm thủ tục được thực hiện công khai, minh bạch.
Không như anh Chu Hưng Việt, ông Đoàn Văn Thái, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại băn khoăn "liệu ở trụ sở công an xã thì trang thiết bị có đầy đủ" nên cũng sau vài ngày có quy định mới, ông Thái mới đến làm thủ tục cho phương tiện của mình. Thế nhưng khác với suy nghĩ, ông cũng như những người dân khác khi đến trụ sở công an xã được tiếp đón niềm nở, việc đăng ký xe diễn ra thuận lợi, nhanh gọn.
Trao đổi về việc thực hiện cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số phương tiện xe máy theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA của Bộ Công an, Thiếu tá Nguyễn Văn Việt, Trưởng Công an xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội cho hay: Mặc dù trụ sở công an xã còn chật chội, trang thiết bị chưa đầy đủ nhưng riêng khu vực tiếp dân đã được bố trí làm mới nội thất khang trang. Cảnh sát khu vực, quản lý hành chính sẽ kiêm luôn nhiệm vụ đăng ký phương tiện vào giờ hành chính, nhiệm vụ quản lý khu vực sẽ tranh thủ làm sau giờ tan ca. "Công an xã An Thượng đã được tập huấn hai lớp và hiện nay cán bộ, chiến sỹ đã thuần thục trong mọi thao tác cấp biển số xe trên toàn địa bàn", Thiếu tá Nguyễn Văn Việt cho biết thêm.
Thông tin việc thực hiện quy định mới này, Trung tá Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng Công an xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội cũng cho biết, cơ sở vật chất và con người phục vụ việc đăng ký xe máy và xe điện cho người dân trên địa bàn đã được Công an xã An Thượng chủ động chuẩn bị đầy đủ. Cán bộ công an xã thuần thục công tác từ cà số khung, số máy đến phân biệt giấy đăng ký xe giả để hoàn thành nhiệm vụ. Trong công tác tiếp dân, cán bộ, chiến sĩ luôn giữ tác phong niềm nở, thân thiện.
"Không có việc thiếu minh bạch trong việc bấm biển số. Hệ thống máy tính ở đây được kết nối, dựa trên hệ thống đường truyền của Bộ Công an. Một cách ngẫu nhiên, người nào đến trước sẽ bấm trước và đến sau sẽ bấm sau. Biển số phương tiện sẽ tương ứng với một lần bấm. Người dân không thể ấn hai lần và cũng không thể có quyền lựa chọn lại một biển khác khi người ta chọn được biển không mong muốn", Trung tá Nguyễn Tuấn Anh khẳng định.
Trung tá Đỗ Trường Quân, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông và trật tự Công an huyện Hoài Đức cho biết, cán bộ chiến sỹ đã được tập huấn việc tra cứu, kết nối với hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia trong việc đăng ký phương tiện. Tại khu vực làm hồ sơ đều in sẵn biểu mẫu và có cán bộ ứng trực để sẵn sàng hỗ trợ người dân.
Người dân hài lòng
Anh Nguyễn Văn Hiếu, trú tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh (Hà Nội) là một trong những người đầu tiên thực hiện thủ tục đăng ký xe tại trụ sở Công an cấp xã. Ảnh: Trung Nguyên/Báo Tin tức
Theo Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội), bắt đầu từ ngày 21/5, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai Thông tư số 15/2022/TT-BCA của Bộ Công an về việc phân cấp đăng ký xe về 18 huyện, thị xã và 183 xã, thị trấn. Theo đó, phương tiện là ô tô sẽ được đăng ký tại trụ sở công an huyện và thị xã; phương tiện là xe máy sẽ được đăng ký tại trụ sở công an xã, thị trấn. Sau 1 tuần triển khai phân cấp đăng ký phương tiện về 18 huyện, thị xã và 183 xã, thị trấn, đã có 1.482 phương tiện được đăng ký mới thành công.
Trong số đó, có 626 trường hợp là ô tô làm thủ tục đăng ký với 446 trường hợp đăng ký mới, 102 trường hợp sang tên, thu hồi 10 trường hợp, cấp đổi biển số, đăng ký 18 trường hợp và chuyển đến 50 trường hợp. Trong 856 trường hợp làm thủ tục đăng ký mô tô, có 640 trường hợp là đăng ký mới, sang tên 93 trường hợp, thu hồi 11 trường hợp, cấp đổi biển số, đăng ký 98 trường hợp và chuyển đến 14 trường hợp.
Trước mắt, người dân đều rất hài lòng với chủ trương, kế hoạch của Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội trong việc phân cấp đăng ký phương tiện. Quy định mới này đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân trong việc đi lại, không mất thời gian chờ đợi làm thủ tục và đặc biệt là được lực lượng công an cấp cơ sở tạo điều kiện tối đa, phục vụ lợi ích, nhu cầu của công dân.
Phòng Cảnh sát giao thông hiện vẫn tiếp tục duy trì 5 số điện thoại đường dây nóng để người dân có thắc mắc có thể liên hệ, hoặc cán bộ làm nhiệm vụ gặp khó khăn trong quá trình xử lý sẽ trực tiếp giải đáp, hướng dẫn.
Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), việc phân cấp công tác đăng ký xe cho công an cấp huyện, cấp xã theo Thông tư số 15/2022/TT-BCA của Bộ Công an là chủ trương lớn, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính của Bộ Công an. Việc này nhằm giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại khi giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ mới, ngành Công an đã tập huấn cho hơn 13 nghìn cán bộ về nghiệp vụ, quy trình công tác. Cùng với đó là rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện kỹ thuật, nguồn nhân lực. Ngành Công an cũng tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo hỗ trợ, bố trí địa điểm, tạo điều kiện thuận lợi để lắp đặt trang thiết bị, kho lưu trữ hồ sơ, nơi tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục đăng ký xe cho các đơn vị Công an cấp xã chưa có trụ sở độc lập.
Thúc đẩy đưa doanh nghiệp lên môi trường số qua nền tảng số Việt Nam Theo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến đầu tháng 5/2022, Việt Nam có 63/63 tỉnh, thành đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, 55/63 tỉnh, thành ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 59/63 tỉnh, thành đã ban hành chương trình, đề án hoặc kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn 5 năm. Chuyển đổi số...