Gỡ vướng cho các công trình nông thôn mới
Nhằm đẩy nhanh tiến độ quyết toán các công trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn, mới đây Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM huyện Củ Chi (TP.HCM) đã có buổi họp đánh giá tiến độ xây dựng các công trình NTM và công tác luân chuyển chức danh tài chính – kế toán NTM trên địa bàn xã.
Trước đó, các ngành chức năng huyện đã tiến hành thống kê, kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện tất cả các công trình dự án và căn cứ vào tiến độ thực hiện để đánh giá năng lực các đơn vị tư vấn cũng như thi công trên địa bàn từng xã. Trong công tác quản lý chất lượng hạng mục công trình NTM, các phòng, ban chuyên môn của huyện thường xuyên tham gia cùng UBND các xã thực hiện nghiệm thu đã giúp cho các xã xác định chất lượng hạng mục công trình, toàn bộ công trình đã đảm bảo chất lượng đúng theo thiết kế.
Một công trình đường nông thôn ở xã Thái Mỹ (Củ Chi, TP.HCM). Ảnh: T.T
Theo ông Lê Đình Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, hiện tổng số các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn là 846 công trình, trong đó đã triển khai thực hiện 753 công trình (616 công trình đã đưa vào sử dụng). Kết quả thực hiện thanh quyết toán đã có 66 công trình được phê duyệt quyết toán dự toán hoàn thành, 394 công trình chậm quyết toán và 156 công trình mới nghiệm thu đưa vào sử dụng đang hoàn chỉnh hồ sơ thanh, quyết toán.
Về nhân sự cho chương trình xây dựng NTM, từ năm 2013 đến nay huyện đã luân chuyển chức danh tài chính – kế toán 15 trường hợp; đang ký hợp đồng kế toán NTM 6 trường hợp, đề nghị ký 1 trường hợp, chấm dứt hợp đồng 11 trường hợp.
Theo báo cáo của Phòng Tài chính – Kế hoạch, hiện tổng công trình, dự án đã hoàn thành chậm phê duyệt báo cáo quyết toán của 19 xã là 361 công trình. Tổng số công ty các xã thuê thực hiện kiểm toán là 10 đơn vị. Theo đánh giá của phòng, một số công ty kiểm toán nhận quá nhiều công trình, như Công ty Toàn Cầu nhận đến 100 công trình, nên công tác kiểm toán chậm có kết quả.
Ông Trần Ngọc Hổ – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM, Chánh Văn phòng Điều phối NTM thành phố nhận định, thời gian qua việc thực hiện công tác lập báo cáo quyết toán các công trình đã thi công của huyệnCủ Chi còn chậm; đồng thời lưu ý các xã cần đánh giá lại năng lực của các đơn vị được thuê tư vấn, xác định và thực hiện đúng các công trình cần vận động vốn dân.
Video đang HOT
Ông Trương Văn Thống – Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM huyện Củ Chi đã yêu cầu các xã phải đẩy nhanh tiến độ quyết toán các công trình, đánh giá lại năng lực của các đơn vị kiểm toán độc lập. Các ngành chức năng huyện phối hợp chặc chẽ với xã để tháo gỡ vướng mắc trong việc xây dựng các công trình.
Theo Danviet
Cả hệ thống chung tay xây dựng nông thôn mới
Không chỉ nỗ lực phát triển sản xuất để tăng thu nhập kinh tế gia đình, bà con còn tích cực chung tay, góp sức cùng Nhà nước xây dựng nông thôn mới.
Ông Sơn Sang ở ấp Trà Ông hiến đất làm đường giao thôn nông thôn
Những năm gần đây, cung vơi sư quan tâm hô trơ, đâu tư cua Nha nươc, nhiều bà con Khmer ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã có ý thức phấn đấu tự vươn lên trong cuộc sống. Không chỉ nỗ lực phát triển sản xuất để tăng thu nhập kinh tế gia đình, bà con còn tích cực chung tay, góp sức cùng Nhà nước xây dựng nông thôn mới.
Dịp chúng tôi về lại vùng quê xã Viên Bình, dọc theo những con đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, có thể cảm nhận ngay niềm vui trúng mùa vụ lúa Đông Xuân, cùng không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của bà con nơi đây. Viên Bình là xã có đông đồng bào Khmer sinh sống, chiếm trên 60% dân số toàn xã.
Ông Thạch Tập, ở ấp Trà Ông, xã Viên Bình, cho biết: "Hiện nay, ấp đã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; đường giao thông được tráng nhựa nối liền phum sóc, nên vào những ngày Tết Chôl Chnăm Thmây ở đây giờ vui lắm".
Qua phát động phong trào "Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới", bà con vùng có đông đồng bào Khmer này đã tình nguyện hiến đất đai, hoa màu và ngày công... để cùng Nhà nước xây dựng quê hương, như vận động chùa hiến đất xây dựng trường mẫu giáo; nhân dân trong ấp góp kinh phí hàng chục triệu đồng để làm đường...
Nhờ đó, hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng lên, đời sống nông thôn được cải thiện rõ nét, tình làng nghĩa xóm càng thêm bền chặt, nét đẹp văn hóa được bảo tồn và phát huy...
Được các vị đại đức, Ban quản trị chùa và phật tử hiến đất, xã Viên Bình đã xây dựng được trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia
Đến nay toàn xã xây dựng được nhiều tuyến đường giao thông nông thôn, trong đó có 50% là đường bê tông, tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện cả hai mùa mưa nắng và đặc biệt là với sự đóng của người dân đã xây dựng được trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia.
Ông Sơn Sang - Phó Bí thư ấp Trà Ông, cho biết: "Sau khi được tuyên truyền, vận động, tôi và nhiều bà con ở đây đã tự nguyện hiến đất để làm đường giao thông cho việc đi lại dễ dàng, con cháu học hành cũng thuận tiện".
Ông Kim Rong - Trưởng Ban Nhân dân ấp Trà Ông, cho biết: "Hiện nay, 100% diện tích lúa được sản xuất 2 vụ với chủ yếu là những giống đặc sản có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Mô hình chăn nuôi cũng có sự phát triển, tinh thần đoàn kết hỗ trợ nhau trong sản xuất, đời sống trong cộng đồng dân cư ngày càng lan tỏa".
Ông Dương Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Viên Bình, cho biết: "Những năm gần đây, nhờ được triển khai nhiều chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, nên sản xuất của người dân Khmer trong xã ngày càng hiệu quả hơn. Hiện nay, xã có trên 90% hộ dân tộc Khmer có điện lưới quốc gia, nước sạch sinh hoạt và xây dựng được hàng chục cây số đường nông thôn".
Những ai xa quê, có dịp một lần trở về làng quê nông thôn xã Lịch Hội Thượng, chạy xe trên đường láng nhựa, bê tông êm ru, hẳn sẽ bất ngờ với những đổi thay về diện mạo của xã nông thôn mới có đông bào Khmer này.
Bây giờ hai bên đường không còn ngôi nhà lá mà thay vào đó là những ngôi nhà khang trang, những biệt thự sang trọng, và những hộ được xem là nghèo cũng là nhà cột bê tông, lót gạch men, lợp tôn với đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt. Đó là kết quả từ chủ trương xây dựng nông thôn mới hợp lòng dân và ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của người dân Khmer nơi đây.
Chị Dương Thị Bình, đã từng là hộ Khmer nghèo của ấp Nam Chánh, cho biết: "Từ khi được Nhà nước hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp, tôi đầu tư vào trồng hành tím và luôn gặp may trúng mùa được giá, nên cũng có dư mướn thêm đất để mở rộng diện tích trồng rẫy.
Sau này, tôi còn được Nhà nước hỗ trợ cho vay mở sạp nhỏ để bán rau cải, thực phẩm tại nhà, nên đến nay, gia đình tôi được thoát nghèo và cất được căn nhà trị giá gần 100 triệu đồng. Mấy năm nay, vào dịp lễ, tết nói chung, và Tết Chôl Chnăm Thmây nói riêng, gia đình tôi đều có những ngày sum họp ấm cúng, vui vẻ và cũng khá sung túc".
Gia đình chị Dương Thị Bình ở ấp Nam Chánh đã thoát nghèo và xây được ngôi nhà khang trang
Ông Nguyễn Văn Mẫm - Chủ tịch UBND xã Lịch Hội Thượng, cho biết: "Bên cạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thời gian qua địa phương cũng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề, mua công cụ để hỗ trợ bà con Khmer nghèo sản xuất, nên cuộc sống của bà con Khmer nơi đây giờ đã khá hơn nhiều".
Với những đôi thay trên địa bàn huyện hôm nay đa minh chưng cho sư quan tâm cua Đang va Nha nươc đối với đồng bào Khmer và ngược lại, đông bao Khmer đã cung chung tay gop sưc với chính quyền đê xây dưng quê hương ngay cang giau đep, đơi sông vật chất tinh thần ngay cang phát triển, theo đúng mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới.
Theo Tuyết Xuân (Nông nghiệp Việt Nam)
Kỳ tích nông thôn mới Nam Định Đến hết tháng 12.2015 toàn tỉnh Nam Định có 112 xã (53,6%) được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, vượt 18,6% so với kế hoạch và cao hơn bình quân cả nước 37,6%... Phát triển giao thông nông thôn ở Nam Định Trong điều kiện của một tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, để phát huy sức...