GO Việt Nam khó có cơ hội “chốt hạ” cuối năm
Tất cả game thủ đều mong ngóng một sản phẩm nào đó thực sự có khả năng lay chuyển thị trường, nhưng điều đó gần như vô vọng.
Đối với thị trường kinh doanh nói chung và game nói riêng, quý 4 đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì nó là quãng thời gian cuối cùng, cơ hội cuối cùng cho các doanh nghiệp hoàn thiện bản thống kê lỗ lãi. Nhiều công ty có thể hoạt động bết bát suốt 3 quý đầu nhưng chỉ cần 3 tháng 10, 11, 12 thành công là đủ gỡ gạc cho cả năm.
Kiếm Thế từng là cây chốt hạ của năm 2009.
Chẳng thế mà những năm trước đây, game thủ Việt luôn được đón chào những MMO mang tính hút khách cao trong quý 4. Có thể đơn cử như VLTK 2 cập bến tháng 11/2007, Fifa Online 2 được VTC Game tung ra tháng 11/2008, Kiếm Thế được VNG mở cửa OB tháng 10/2009. Chúng đều cực kỳ thành công về mặt doanh thu.
Thế nhưng năm 2010 với vô vàn khó khăn bất chợp ập đến khiến tất cả các NPH đều lao đao, kế hoạch “dội bom” cuối năm đình trệ lại. Bẵng đi hơn 1 năm nay mọi chuyện dường như vẫn chưa có gì sáng sủa khi chúng ta chưa hề nghe thấy cái tên nào xứng đáng với truyền thống “chốt hạ”.
Thị trường còn rất khó khăn
Một điều cần khẳng định lại rằng cho tới lúc này, việc nhập MMO mới về nước vẫn chưa hề được “thông quan”. Ngay cả hy vọng tài sản ảo được công nhận cũng khó xảy ra, với tình hình ấy thì chắc chắn không NPH nào mạo hiểm tung ra quân át chủ bài của mình để rồi chuốc lấy thất bại nặng nề.
Cộng đồng game thủ sau thời gian quá dài phải cam chịu với webgame và MMO 2D, 2,5D giờ đây gần như không còn hứng thú với thể loại này. Cách duy nhất để khiến họ bớt “lì” là đưa ra các sản phẩm 3D thực sự đỉnh cao hoặc ít nhất cũng tầm trung bình khá. Ví dụ dễ thấy như Thần Long Huyết Kiếm, Loong hay Dragonica từng rất ăn khách lúc mới ra đời (và ngay cả lúc này cũng thế).
Loong có thể đã rất thành công nếu không bị vấn đề đường truyền.
Video đang HOT
Lý do dẫn đến việc 3 cái tên trên chưa thực sự để lại dấu ấn mạnh cũng vì chất lượng đường truyền kém (server đặt tại nước ngoài). Một game online dù hấp dẫn đến đâu mà thường xuyên lag, dis thì game thủ cũng không thể nhằn được, chính vì thế bài toán đặt ra cho các NPH là làm sao vừa phát hành game hay, lại vừa đảm bảo server đặt ở trong nước (điều bất khả thi).
Như vậy, dù quý 4 này có MMO nào thực sự hứa hẹn ra mắt chăng nữa thì khả năng hút tiền của nó cũng không cao. Điều duy nhất có thể là chúng sẽ khiến cộng đồng xôn xao trong khoảng thời gian ngắn mà thôi, chừng đó chưa xứng với 2 chữ “chốt hạ”.
Nhìn lại “bàn tiệc”
Mặc dù lúc này mới chỉ là đầu tháng 11, nhưng phía trước gamer Việt đã có thể điểm qua tới 5, 6 đầu game mới, đơn cử như Audition 2, World of Tanks, Bá Nghiệp Xuân Thu, Tân Tây Du Ký, Thế Giới Hoàn Mỹ 4. Trớ trêu thay, tất thảy chúng đều còn quá xa để làm nên sự thay đổi lớn trong 3 tháng cuối năm.
Hy vọng có thể đổ dồn vào World of Tanks, nhưng thứ nhất là cơ hội để nó ra mắt vào lúc nguy hiểm này là không nhiều, thứ hai là trước nay gamer Việt vẫn luôn dị ứng với thể loại game đòi hỏi chiến thuật hoặc tính toán. Vì thế vết xe đổ “Atlantica thứ 2″ là điều rất dễ xảy ra với WoT.
Cơ hội để Audition 2 hút khách như Audition 1 là không nhiều.
Quý 4 có vẻ là quý mà VTC Game nổi trội nhất, hãng tung ra tới 2 MMO mới là Pockie Ninja vàAudition 2. Tuy nhiên thời gian qua chúng ta chưa thấy được một cơn sốt Pockie Ninja nào đáng để so sánh với Kiếm Thế hay FFOL 2 các năm trước, còn Audition 2 dẫu rất hứa hẹn nhưng ngay đến việc nó có đánh bại được người tiền nhiệm Audition hay không còn là dấu hỏi.
Còn lại những cái tên như Bá Nghiệp Xuân Thu, Tân Tây Du Ký hay TGHM 4 thì lại càng khó làm nên chuyện. Chúng có thể thành công đấy, nhưng đạt đến ngưỡng “chốt hạ” của năm 2011 thì quá khó. Như vậy là hóa ra “bàn tiệc” của gamer Việt có rất nhiều món ăn mà chẳng có món nào đạt đến độ xuất sắc.
Bá Nghiệp Xuân Thu nhiều hứa hẹn nhưng khó tới được mức xuất sắc.
Dĩ nhiên, vẫn còn hơn 1 tháng nữa để các NPH tiếp tục tung ra át chủ bài, nhưng như đã phân tích ở phần đầu, chuyện đó khó xảy ra được và chúng ta cũng không nên quá kỳ vọng viển vông.
Trông đợi vào một game… offline?
Trong khi thị trường MMO nội địa không thể tìm ra được cái tên nào đáng giá, thì việc 7554 phát hành giữa tháng 12 tới dường như là cơ hội cuối cùng để trở thành cây “chốt hạ” hoàn hảo. Trớ trêu thay đây lại là game offline, thể loại chưa từng gặt hái được thành công nào tại Việt Nam.
7554 bỗng nhiên trở thành niềm hy vọng sau cùng.
Xét một cách thực tế thì dù doanh số bán ra của 7554 có cao đi chăng nữa thì nó cũng khó mà vượt qua được khả năng hút tiền của game online (có thời điểm một MMO thu 1 tỷ/tháng). Tuy nhiên đó là xét về yếu tố dài hơi, còn nếu chỉ nội nhật trong 2, 3 tháng cuối năm thì sản phẩm của Emobi Games hoàn toàn có thể làm nên kỳ tích.
Một thị trường suốt gần thập kỷ được nuôi sống bởi game online nay lại phải gửi gắm kỳ vọng vào một game offline, sự thay đổi này thật bất ngờ và cũng không kém phần lý thú, nhất là khi chúng ta đang trải qua giai đoạn ảm đạm.
Theo Game Thủ
Elly Trần tiếp tục xuất hiện với vai trò đại sứ game online
Cô gái có vòng 1 đặc biệt này vừa nhận lời làm đại diện cho trò chơi nhập vai chiến thuật Dragon & Loong.
Elly Trần là cô gái khá năng động và gắn bó với ngành công nghiệp game, hết sang Thái quảng bá cho Bounty Hounds Online, lại bay sang Trung Quốc làm đại sứ cho trò chơi sắp phát hành của nhà phát triển QQ.
Elly Trần có một danh sách dài các game từng làm đại diện.
Dragon & Loong là game nhập vai chiến thuật có bối cảnh xuyên suốt từ phương Đông tới phương Tây. Trò chơi nổi bật với một số tính năng đặc biệt như xây dựng pháo đài riêng cho bang hội, hệ thống thú nuôi đặc biệt, nhiệm vụ 24/7, hoạt động công thành...
Đồ họa trong game khá đẹp nhờ công nghệ SIMD (MMX SSE2) do hãng phát triển tự nghiên cứu, thêm vào đó game đã có những biện pháp riêng để cải tiến sức chứa cũng như hiệu suất làm việc của các máy chủ, giảm tải và hạn chế tối đa việc mất kết nối cũng như dữ liệu.
Dragon & Loong sẽ mở đợt thử nghiệm tiếp theo vào 17/10 tới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những thất bại bất ngờ nhất trong lịch sử GO Việt Nam (Phần cuối) Chúng ta tiếp tục với danh sách những thất bại đáng quên của các NPH nội địa trong nhiều năm qua. Thành công và thất bại là 2 khía cạnh luôn gắn liền với nhau, nhất là trong thị trường kinh doanh nói chung và trò chơi trực tuyến nói riêng. Nhiều khi chúng xảy ra chẳng theo bất cứ quy luật nào,...