Gỗ trong suốt tiết kiệm năng lượng
Gỗ là loại vật liệu truyền thống trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển đã phát minh ra một loại gỗ trong suốt, giúp tiết kiệm năng lượng.
Gỗ trong suốt là một vật liệu tốt cho pin năng lượng mặt trời, vì chi phí thấp, có sẵn và là nguồn tài nguyên có thể tái tạo.
Để tạo ra gỗ trong suốt về mặt quang học, trước tiên các nhà nghiên cứu đã loại bỏ một chất xơ gỗ tự nhiên được tìm thấy trong thành tế bào của gỗ gọi là lignin khỏi thành tế bào của gỗ balsa (gỗ bấc). Điều đó làm cho gỗ “trắng đẹp” nhưng không thể nhìn xuyên qua được.
Họ đã cho nhựa acrylic vào gỗ bấc đã xử lý, lấp đầy các lỗ nhỏ do loại bỏ lignin và các mạch rỗng dẫn nước trong cây. Arcylic không phân hủy sinh học và không thấm nước nên giúp gỗ duy trì cấu trúc, khôi phục độ cứng cũng như nâng cao tính chất quang học.
Gỗ trong suốt giúp tiết kiệm năng lượng
Video đang HOT
Sau đó các nhà nghiên cứu dùng polyethylen glycol (PEG) hòa với acrylic, không những giúp hỗn hợp thấm vào gỗ tốt hơn, mà còn cho gỗ một tính năng khác. Polyethylen glycol khi nóng sẽ hấp thu năng lượng và tan ra, còn khi lạnh sẽ giải phóng năng lượng và rắn lại. Tính chất này giúp vật liệu gỗ mới có thể hấp thu năng lượng từ mặt trời vào ban ngày và dùng cho các hoạt động bên trong nhà.
“100g vật liệu gỗ trong suốt có thể hấp thu đến 8.000J nhiệt lượng, tương đương lượng nhiệt mà một bóng đèn 1W tỏa ra trong hai giờ” – Trưởng nhóm nghiên cứu cho hay.
Ngoài ra, vật liệu này sẽ chuyển từ bán trong suốt thành trong suốt khi nhiệt độ ấm nhờ sự tan ra của polyethylen glycol. Các loại polyethylen glycol khác nhau tan chảy ở các nhiệt độ khác nhau, cho phép điều chỉnh tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Loại gỗ trong suốt này không chỉ ít bể vỡ hơn so với các tấm kính mà còn mát hơn khi mà ánh sáng chiếu vào liên tục. Và đối với pin năng lượng mặt trời, vật liệu gỗ này có thể làm chi phí sản xuất giảm và cải thiện bề mặt bằng cách thay thế thủy tinh silica bằng gỗ, trong khi vẫn cho phép nhận nhiều ánh sáng như vậy.
Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ phát triển một phiên bản có thể phân hủy sinh học của vật liệu này để không chỉ tạo hiệu ứng ấn tượng cho các công trình kiến trúc mà còn tăng thêm tính thân thiện với môi trường.
G.Minh
Loài cá mập đi bộ mới được phát hiện
Bốn loài "cá mập đi bộ" gần đây đã được phát hiện ở vùng biển phía bắc Australia và New Guinea.
Tin tức này có thể châm ngòi cho những mối lo ngại nơi những kẻ săn mồi khổng lồ đuổi theo khách du lịch trên bãi biển, nhưng thực tế ít đáng báo động hơn.
Những so sánh di truyền đầu tiên của giống cá mập đã cho chúng ta biết về con vật hiếm có này và lịch sử sinh thái của khu vực.
"Với chiều dài trung bình chưa đầy một mét, cá mập đi bộ không có mối đe dọa nào với con người; nhưng nhờ khả năng chịu được môi trường oxy thấp và đi trên vây giúp chúng có lợi thế vượt trội so với con mồi của chúng là các loài giáp xác và động vật thân mềm nhỏ.", nhà khoa học Christine Dudgeon - Đại học Queensland - nói.
Tất cả cá mập đi bộ đều bơi, nhưng chúng sử dụng vây để đi bộ qua các rạn san hô khi thủy triều rút xuống đủ để tạo ra cách di chuyển tiết kiệm năng lượng nhất.
Tuy nhiên, cho đến gần đây, các nhà sinh học biển đã coi nhiều con cá mập biết đi là loài Hemiscyllium ocellatum. Dudgeon- một trong các tác giả của dự án đã nghiên cứu chi tiết hơn về cá mập và dần dần chứng minh rằng những sinh vật ở vùng nước New Guinea đủ khác biệt với H. ocellatum ở Great Barrier, và chúng xứng đáng được phân loại là bốn loài mới.
Các loài cá mập đi bộ mới được hình thành khi các quần thể bị cắt đứt với nhau, do sự thay đổi mực nước biển hoặc sự nâng cao kiến tạo xung quanh vùng có núi lửa New Guinea. Chúng không bao giờ di chuyển vào lãnh thổ của nhau khi các ranh giới được gỡ bỏ, để lại lịch sử địa chất và khí hậu của khu vực được ghi trong gen của chúng.
Phương Huyền
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Khám phá về loài cá trê đặc biệt, chuyên bơi ngửa bụng Cách bơi lộn ngược giúp loài cá trê sinh sống ở sông Nile và lưu vực Congo tiết kiệm năng lượng để tránh động vật săn mồi. - Video khám phá về loài cá trê đặc biệt chuyên bơi ngửa bụng. Nguồn: PBS/Bí ẩn khoa học. Ảnh minh họa: Internet Ngọc Vân Theo PBS/Bí ẩn khoa học