Gỡ “thẻ vàng” IUU: Quảng Trị ra “tối hậu thư” trước khi xử phạt lên tới 1 tỷ đồng với tàu cá vi phạm
Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, đến hết ngày 30/9/2020, nếu các chủ tàu, thuyền trưởng, nhất là tàu có chiều dài 15 mét trở lên, nếu không chấp hành quy định Luật Thuỷ sản năm 2017 sẽ bị xử phạt hành chính, mức cao nhất lên tới 1 tỷ đồng.
Ngày 10/9, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, các huyện trên địa bàn tỉnh, đề nghị phối hợp, chỉ đạo thực hiện nghiêm Luật Thuỷ sản 2017, chống khai thác bất hợp pháp (gọi tắt là IUU), góp phần gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban Châu Âu (EC).
Ảnh minh hoạ.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị, hiện nay trên địa bàn vẫn còn tình trạng các tàu chưa chấp hành quy định chống khai thác bất hợp pháp; các tàu hết thời gian tham gia khai thác trên các vùng biển xa chưa chấp hành nghiêm các quy định như: Không thông báo tàu cập, rời cảng cho Ban quản lý cảng cá trước 1 giờ đồng hồ; vẫn còn tàu cá chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, đặc biệt 32 tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên, đồng thời có công suất 90CV trở lên; không bật và không duy trì thiết bị giám sát hành trình hoạt động 24/24 giờ; không ghi và nộp nhật ký, báo cáo khai thác thuỷ sản đúng quy định…
Video đang HOT
Để khắc phục tình trạng trên nhằm chống khai thác bất hợp pháp, góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” của EC, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị đề nghị các Sở, ngành, UBND các huyện ven biển trên địa bàn tỉnh thông báo rộng rãi, đến hết ngày 30/9/2020, nếu các chủ tàu, thuyền trường, nhất là khối tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên, nếu không chấp hành quy định Luật Thuỷ sản năm 2017, đặc biệt là quy định về chống khai thác bất hợp pháp thì Sở NNPTNT tỉnh Quảng Trị sẽ thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, mức cao nhất lên đến 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Sở NNPTNT tỉnh sẽ đưa các tàu cá bị xử phạt hành chính vào danh sách tàu cá khai thác bất hợp pháp và đề nghị Tổng cục Thuỷ sản công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Xử lý mạnh tay ngư dân đánh bắt cá vi phạm vùng biển nước ngoài
Bình Định là địa phương rất mạnh tay trong xử phạt hành chính tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Sau thời gian dài tuyên truyền và ban hành những quyết định xử phạt hành chính rất nặng, thậm chí xử lý hình sự các chủ tàu vi phạm vùng biển nước ngoài khi đánh bắt hải sản, ngư dân tỉnh Bình Định đã dần thay đổi thói quen, chấp hành nghiêm túc Luật Thủy sản 2017. Không chỉ lắp đặt đầy đủ thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá, ngư dân Bình Định còn thực hiện nghiêm chế độ khai báo trên biển, đăng ký khi tàu về cảng... Đây là bước chuyển biến rõ rệt, hướng đến một nghề cá có trách nhiệm.
Bộ đội Biên phòng lên tận tàu cá tuyên truyền cho ngư dân.
Sau gần 3 tuần lênh đênh trên biển, ngư dân Huỳnh Văn Quốc, ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá BĐ 93317 cập cảng cá Quy Nhơn để bán sản phẩm. Ông Quốc cho biết, giờ đây, tàu cá của ông trang bị đầy đủ thiết bị giám sát hành trình, áo phao.
Đặc biệt, quy trình khai báo trước 1 giờ khi xuất bến hoặc vào bến được các chủ tàu tuân thủ nghiêm túc. Trước đây, về tới cảng cá, cứ thấy chỗ nào trống thì cho tàu vào neo đậu, ưu tiên bán hải sản trước. Thói quen này khiến cảng cá trở nên lộn xộn. Thời gian gần đây, các chủ tàu chủ động gọi điện đăng ký với Ban Quản lý cảng cá, sau đó cho tàu vào khai báo lịch trình, ngư trường để làm tư liệu truy xuất nguồn gốc đánh bắt, sau đó mới bán hải sản.
Ông Huỳnh Văn Quốc cho biết, giờ ai cũng muốn làm ăn đàng hoàng để sớm được rút thẻ vàng: "Tất cả anh em tàu thuyền đi đánh bắt xa bờ phải chấp hành nghiêm chỉnh theo Luật của Nhà nước đã ban hành. Mong bà con chấp hành theo Luật cho tốt, để giữ trật tự trị an và đồng thời mình làm ăn cho đàng hoàng, nghiêm chỉnh."
Trước đây, việc tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện việc chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp và tuyên truyền Luật Thủy sản 2017 dường như khoán trắng cho ngành nông nghiệp và địa phương. Còn bây giờ, các lực lượng như Bộ đội Biên phòng, Công an, Chi cục Thủy sản đều tích cực phối hợp tuyên truyền thực hiện Luật Thủy sản.
Hiện nay, tại cảng cá Quy Nhơn và cảng cá Đề Gi, huyện Phù Cát, ngoài lực lượng thực thi nhiệm vụ của Ban Quản lý cảng cá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh thành lập 2 tổ công tác liên ngành. Trong đó, tổ công tác trên bờ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, lập lại trật tự tàu cá neo đậu tại cảng cá. Tổ kiểm tra dưới nước thực hiện việc tuần tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng, tàu cá hoạt động khai thác thủy sản từ vùng lộng trở vào đến vùng nội thủy do tỉnh quản lý.
Thượng úy Bùi Thế Nhựt, Tổ Tuần tra kiểm soát ở cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: "Đợt tuần tra kiểm soát này chú trọng công tác tuyên truyền cho bà con ngư dân hiểu và nhận thức chấp hành đúng theo quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bà con ngư dân cần chấp hành đúng theo quy định khi hoạt động khai thác thủy sản hoặc khi ra vào cập cảng, neo đậu bán cá."
Tuyên truyền ngư dân về đánh bắt đúng lãnh hải nước ta.
Tỉnh Bình Định có số lượng tàu cá rất lớn với gần 6.500 chiếc, trong đó hơn 3.000 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Đến nay, toàn bộ số tàu cá này đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo đúng lộ trình đặt ra. Chỉ còn gần 100 tàu cá không đăng ký lắp thiết bị giám sát hành trình vì không đăng ký đánh bắt xa bờ. Đây là một nỗ lực lớn, thể hiện sự nghiêm túc vì một nghề cá bền vững của ngư dân và chính quyền Bình Định.
Bình Định cũng là địa phương rất mạnh tay trong xử phạt hành chính tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Tháng 4 vừa qua, tỉnh này quyết định phạt 4 chủ tàu, mỗi tàu 900 triệu đồng theo Nghị định 42 của Chính phủ do đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài, thể hiện quyết tâm của địa phương nhằm thay đổi tư duy, hướng đến nghề cá bền vững. Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ngoài phạt hành chính, tỉnh còn đề nghị xử lý hình sự nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng. Ngoài ra, địa phưng còn quy định việc sử dụng các thiết bị giám sát hành trình trên biển nghiêm túc để ngư dân ý thức hơn vì một nghề cá bền vững.
Trung Quốc dùng vũ lực cướp bóc, ép thuyền trưởng tàu cá Việt Nam điểm chỉ Phía Trung Quốc dùng vũ lực ép thuyền trưởng tàu cá QNg 96416 TS điểm chỉ vào một số giấy tờ tiếng nước ngoài, lấy đi số lượng lớn hải sản, ngư cụ và trang thiết bị. Liên quan tới vụ tàu cá QNg 96416 TS của Việt Nam bị Trung Quốc, làm 16 ngư dân rơi xuống biển, Bộ Ngoại giao hôm...