Gỡ rối combo ‘đi chợ hộ’ cho người dân
Trong những ngày qua, tiếp thu phản ánh của người dân ở một số địa bàn dân cư tại TP Hồ Chí Minh về combo “đi chợ hộ”, lực lượng liên ngành đã và đang phối hợp cùng nhà bán lẻ, đơn vị kinh doanh để gỡ rối cho người dân.
Lực lượng tại địa phương tiếp nhận và tổ chức phân phối đơn hàng “đi chợ hộ” đến người dân. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhà bán lẻ, doanh nghiệp khẩn trương điều chỉnh combo “đi chợ hộ” phù hợp nhu cầu người dân và đảm bảo cả về chủng loại, số lượng, chất lượng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu.
Cụ thể, ghi nhận thực tế trên thị trường TP Hồ Chí Minh, người dân trên nhiều địa bàn dân cư đã tiếp cận được phương thức “đi chợ hộ” và mua sắm được hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Tuy nhiên, do phương thức “đi chợ hộ” kèm theo combo chủng loại hàng hóa được thiết kế sẵn nên nhiều người dân vẫn còn bối rối khi lựa chọn combo và sốt ruột chờ đợi được giao hàng.
Trong khi đó, một số điểm bán cũng lúng túng khi số lượng đơn hàng quá tải nên không đủ hàng hóa cung ứng kịp thời trong ngày cho khách hàng. Điều này, dẫn đến chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa từ khâu tiếp nhận đơn hàng, soạn hàng… đến khâu giao hàng cho người dân tại TP Hồ Chí Minh đang bị chậm trễ, cũng như tái diễn tình trạng không kịp trả đơn hàng.
Theo chị Thanh Xuân, cư ngụ tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh, trong những combo “đi chợ hộ” do chính quyền địa phương cung cấp và hướng dẫn cho người dân trong khu dân cư có những chủng loại hàng hóa người dân cần mua không có, nhưng có một số lại không cần, nhưng bắt buộc phải mua hết vì chung một combo. Bên cạnh đó, dù nhà bán lẻ, đơn vị kinh doanh đã nỗ lực bám sát nhu cầu tiêu dùng thiết yếu để tung ra nhiều loại combo “đi chợ hộ” những vẫn khó phù hợp với tất cả của người dân trong cộng đồng xã hội.
Liên quan đến vấn đề giá cả combo “đi chợ hộ”, anh Văn Sơn, cư ngụ tại thành phố Thủ Đức cho rằng, đối với nhiều hộ dân trước giờ vẫn đi chợ truyền thống nên cảm thấy giá combo “đi chợ hộ” có vẻ cao hơn, nhưng đây là hàng hóa được cung ứng từ hệ thống hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi… đảm bảo chất lượng và có truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Các combo “đi chợ hộ” này, cũng do nhà bán lẻ, đơn vị kinh doanh thiết kế với giá cả được niêm yết rõ ràng nên thiết nghĩ người dân có thể yên tâm.
Trước diễn biến thực tế của thị trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã đề nghị nhà bán lẻ, đơn vị kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu, thiết kế, cũng như tăng thêm số lượng combo “đi chợ hộ”. Combo “đi chợ hộ” cần đảm bảo vừa đáp ứng đa dạng chủng loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, vừa phù hợp với mức thu nhập của nhiều thành phần trong xã hội để người dân dễ dàng lựa chọn.
Điển hình, nhà bán lẻ, đơn vị kinh doanh tổ chức đa dạng hơn những combo ở nhóm ngành thực phẩm có mức giá dao động từ 100.000 – 500.000 đồng/combo. Riêng mỗi hệ thống có nguồn hàng và nhà cung cấp riêng nên mong muốn thống nhất giá cho các combo “đi chợ hộ” trên toàn thành phố là điều khó thực hiện.
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ chí Minh, hiện hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi… đang là kênh phân phối, bán lẻ và cung ứng hàng hóa thiết yếu chủ lực đến người dân trên địa bàn thành phố. Đồng thời, những đơn vị này cũng tham gia Chương trình bình ổn thị trường nên hàng hóa kinh doanh đều đã được kiểm soát về giá cả và chất lượng.
Mặt khác, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh và chuỗi cửa hàng chuyên doanh trái cây và rau quả Grove Fresh vừa triển khai cửa hàng tự động – thanh toán không tiếp xúc đầu tiên tại địa chỉ 169 đường Cô Bắc, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh. Cửa hàng này là một trong những mô hình thuộc chương trình “ Thực phẩm bình ổn lưu động”.
Cửa hàng tự động – thanh toán không tiếp xúc hoạt động theo phương thức người mua di chuyển một chiều và thực hiện mua sắm theo hướng dẫn được bố trí sẵn, đồng thời thực hiện thanh toán với nhân viên thu ngân qua màn hình kết nối trực tuyến. Khung giờ mở cửa của cửa hàng là từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày và dự kiến hoạt động đến hết thời gian TP Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội. Dự kiến, cửa hàng sẽ cung cấp khoảng 4 tấn hàng hóa mỗi ngày, tập trung các nhóm ngành hàng thịt gia súc, gia cầm; trứng gia cầm; trái cây, rau củ, quả; gạo, gia vị….
Video đang HOT
Theo đó, lực lượng tham gia “đi chợ hộ” sẽ thông qua hình thức phát phiếu cho người dân đăng ký và chuyển đến cửa hàng soạn đơn hàng và phân phối đến hộ dân trong khu vực. Đây được đánh giá là mô hình kịp thời tháo gỡ khó khăn trong khâu cung ứng thực phẩm sạch, bình ổn giá đến người dân tại TP Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện tại. Ngoài ra, cửa hàng tự động – thanh toán không tiếp xúc sẽ tiếp tục được nhân rộng trong thời gian tới trên địa bàn thành phố.
Hệ thống bán lẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng cung ứng và phục vụ hàng hóa cho người dân trên địa bàn. Ảnh: TTXVN phát
Tương tự, một số phường, xã, chung cư… tại TP Hồ Chí Minh cũng đang phát triển mô hình hướng dẫn người dân đặt hàng trực tiếp với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, điểm bán hàng bình ổn, đơn vị kinh doanh mặt hàng thiết yếu; tổ chức, đoàn thể, Ban quản lý… hỗ trợ khâu giao nhận hàng hóa. Cụ thể, cư dân tại nhiều chung cư có thể đặt hàng online ở những điểm bán nằm trong nội khu chung cư, nhân viên cửa hàng sẽ soạn hàng theo đơn và bảo vệ toà nhà trực tiếp mang đi giao tại căn hộ.
Điển hình, tại chưng cư De Capella, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, Ban quản lý đã lập ra tổ “đi chợ thay” và tiếp nhận thông tin yêu cầu của từng hộ dân. Sau đó, tổ này phân công thành viên thực hiện đi chợ theo yêu cầu, vận chuyển hàng hóa… với tần suất 2 lần/tuần.
Còn tại nhiều chung cư khác tại TP Hồ Chí Minh, ngoài những combo “đi chợ hộ” do chính quyền địa phương cung cấp, Ban quản lý kết nối với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích… thống nhất về quy trình đặt hàng cho cư dân. Qua đó, lực lượng “đi chợ hộ” tăng cường đa dạng chủng loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Trong số đó, Ban quản lý chung cư Green Field, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh đã kết nối với nhà vườn để cung ứng về cho cư dân hàng trăm kg rau củ, quả trong thời gian giãn cách xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh người dân thực hiện quy định về giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”, Ban quản lý chung cư đã tổ chức lực lượng bảo vệ vận chuyển, phân phối hàng hóa đến nhà cư dân trong chưng cư, đảm bảo biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm thực hiện “5K vaccine thuốc uống”. Đồng thời, nhiều nhà bán lẻ, đơn vị kinh doanh cũng kêu gọi người dân hết sức bình tĩnh, đảm bảo mua sắm giãn cách và biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu, sở, ngành phối hợp với chính quyền thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn triển khai đồng bộ và huy động nguồn lực từ các cấp, ngành cùng tham gia phân phối hàng hóa thiết yếu cho người dân. Đồng thời, đảm bảo cung ứng đầy đủ những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên nguyên tắc TP Hồ Chí Minh không để người dân nào bị thiếu đói lương thực thực phẩm.
Có tình trạng người dân ở TP.HCM 'bom' hàng khi nhờ đi chợ hộ
"Nhiều phường ở TP.HCM phản ánh có tình trạng người dân nhờ cán bộ đi chợ hộ. Khi hàng giao đến thì không nhận mà nói là đặt thử xem có thật không", ông Lê Quang Tự Do cho biết.
Thông tin trên được ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), chia sẻ trong Livestream "Dân hỏi - Thành phố trả lời" tối 26/8. Tại đây, đại diện Sở Y tế TP.HCM cũng trả lời nhiều câu hỏi của người dân liên quan đến việc xét nghiệm, tiêm vaccine và điều trị F0 tại nhà.
Nhờ cán bộ đi chợ hộ để "thử"
Ông Lê Quang Tự Do cho biết sau khi báo chí phản ánh tình trạng có người dân "bom" hàng (nhờ cán bộ đi chợ hộ nhưng sau đó không nhận hàng), các cán bộ đã xác minh thông tin trên. Theo đó, nhiều phường ở TP.HCM xác nhận đã gặp tình trạng này.
"Khi cán bộ giao hàng đến thì người dân không nhận và nói chỉ đặt thử xem có đi mua thật không. Họ nói đặt cho biết vậy thôi", ông Tự Do nói.
Trước tình trạng này, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đề nghị người dân "không thử nữa" mà chỉ liên hệ khi thật sự cần. Các cán bộ tham gia chống dịch, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu rất vất vả. Do đó, ông mong muốn công sức đó cần dành để giúp đỡ những người thực sự khó khăn.
Chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời" nhằm giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến dịch bệnh. Ảnh: Fanpage Trung tâm báo chí TP.HCM.
Ngoài ra, ông cho biết nhận được nhiều thông tin xoay quanh chuyện dàn dựng việc bộ đội đi chợ thay người dân. Theo đó mạng xã hội lan truyền hình ảnh các cán bộ, chiến sĩ đi trao thực phẩm ở nhà dân và có nhiều phóng viên cầm máy ảnh, máy quay đứng xung quanh.
Nói về việc này, ông Tự Do cho biết trong lúc nhiều thông tin xuyên tạc và tin giả nói về việc bộ đội vào TP.HCM để giúp dân là không có thật, các cơ quan báo chí, truyền thông là cầu nối để truyền tải thông tin chính xác nhất đến người dân.
"Nếu chúng ta nhìn ở góc độ đó thì đó không phải làm màu, dàn dựng, mà đó là để người dân hiểu cách làm. Sau khi làm nhiệm vụ ở một nhà dân đó, các cán bộ, chiến sĩ lại tiếp tục đến các hộ dân khác chứ không phải đi về", ông Tự Do khẳng định.
Thông tin thêm về các yêu cầu đăng ký gói an sinh và mong muốn nhận được tiền trợ cấp từ TP, ông Tự Do cho biết chỉ sau 2 ngày diễn ra, chương trình nhận được hơn 550.000 lượt đăng ký. Cơ quan chức năng đang nỗ lực rà soát, xác minh và chuyển thông tin về cho các quận, huyện để kịp thời hỗ trợ người dân.
Ông cũng cho biết Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã yêu cầu sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân qua chương trình, cán bộ phải xác minh và giải quyết trong thời gian sớm nhất. Người dân có thể yên tâm.
Đã có thuốc kháng virus trong gói thuốc an sinh
Tại chương trình, nhiều người dân gửi câu hỏi về việc điều trị F0 tại nhà và phản ánh về việc tổng đài 1022 quá tải, các bệnh nhân hoặc người nhà không thể liên hệ qua để nhận được tư vấn kịp thời.
Trả lời, ông Bùi Nguyễn Thành Long, bác sĩ chuyên khoa 2, Phó trưởng phòng nghiệp vụ Sở Y tế TP.HCM, thừa nhận có tình trạng này do số lượng bệnh nhân quá đông, nhiều người gọi cùng lúc.
Với trường hợp không thể liên lạc qua tổng đài 1022, ông Long hướng dẫn người dân liên hệ trực tiếp đến Trung tâm cấp cứu 115 hoặc hotline 098.940.1155 của Sở Y tế TP để được hỗ trợ.
Ông Long cũng cho biết thành phố đang triển khai 403 trạm y tế lưu động ở 22 quận, huyện và TP Thủ Đức. Với sự phủ đều như vậy, nhân viên y tế có thể chăm sóc cho những F0 đang cách ly tại nhà. Do đó, người dân có thể truy cập trực tiếp website của CDC TP.HCM để có thông tin liên lạc của trạm y tế lưu động gần nhất.
Số liệu về tình hình dịch bệnh tại TP.HCM tính đến tối 26/8. Ảnh: HCM.
Trả lời câu hỏi liên quan đến túi thuốc an sinh phát cho F0 tại nhà, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam cho biết túi này gồm 3 gói thuốc A, B, C với đầy đủ thuốc kháng viêm, kháng đông kèm hướng dẫn cụ thể với từng triệu chứng. Trong đó, ngành y tế thành phố vừa cung cấp thêm vào gói thuốc C một loại thuốc kháng virus. Thuốc này được sản xuất dựa trên sự hợp tác giữa Ấn Độ và Việt Nam, đã được Bộ Y tế công nhận.
Theo ông Nam, nghiên cứu cho thấy chỉ qua uống 2 ngày uống loại thuốc kháng virus này, nồng độ virus trong cơ thể người bệnh đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, thuốc không được phân phối trên thị trường, do đó người dân chỉ có thể nhận thông qua gói thuốc an sinh do nhân viên y tế cấp, chứ không thể tự mua.
Cung cấp thông tin về tiến độ xét nghiệm tại TP.HCM, Phó giám đốc Sở Y tế cho biết thành phố đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng cho người dân vùng đỏ và vùng cam. Hiện, thành phố đã xét nghiệm được 2 triệu người thuộc nhóm này, tương đương 450.000 hộ.
Dự kiến sau khi làm test nhanh lần 1, khoảng 2-3 ngày, người dân sẽ phải làm thêm một lần nữa. Việc này giúp bóc tách được hầu hết F0 ra khỏi khu vực dân cư. Sau khi quét qua, khu vực nào không còn F0 thì sẽ đưa dần về vùng xanh để thu hẹp vùng đỏ và vùng cam.
Với vùng xanh, người dân được xét nghiệm PCR mẫu gộp 10 và vùng vàng là mẫu gộp 5.
Ông Nam cho biết công tác xét nghiệm đã an toàn hơn vì người dân vùng đỏ, vùng cam tự làm xét nghiệm tại nhà. Người dân sẽ được phát que test và tự lấy mẫu, người nào không tự lấy được sẽ được nhân viên y tế hỗ trợ. Sau đó, cán bộ y tế sẽ quay lại thu lại kết quả test.
Về việc tiêm vaccine cho trẻ dưới 18 tuổi, ông Nam cho biết ngành y tế TP đang trông chờ hướng dẫn từ Bộ Y tế. Dự kiến, trong số các lô vaccine về Việt Nam trong tháng 9 và tháng 10, nếu có vaccine nào chỉ định tiêm cho trẻ em, thành phố sẽ ngay lập tức triển khai.
Đăng clip có ý chê bai đi chợ hộ 140.000 đồng nhưng củ quả không ngon, cô gái bị dân mạng 'ném đá' gay gắt Mới đây, đoạn clip đăng tải trên TikTok của 1 cô gái với ý chê thực phẩm được mua hộ không tươi ngon bị cộng đồng mạng chỉ trích gay gắt. Mới đây, một cô gái chia sẻ về chuyện 'đi chợ hộ' trên TikTok khiến dân tình 'dậy sóng'. Cụ thể, người này cho rằng bỏ ra 140.000 đồng để nhờ đi...