Gỡ rối cho tình trạng ợ nóng bỏng rát
Dấu hiệu ợ nóng cảnh báo cho sự quay lại của bệnh về dạ dày đấy!
Chào bác sĩ,
Cách đây nửa năm, em bị bệnh về dạ dày thực quản. Vì lúc đó bệnh nhẹ nên sau khi điều trị vài tháng thì các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt và em được kết luận là đã khỏi bệnh. Nhưng không hiểu sao vài tuần gần đây em rất hay bị ợ nóng, nhiều khi cảm giác nóng rát lan cả xuống ngực, nhất là những lúc ăn no hay khi nằm ngủ buổi tối. Tình trạng này khiến em ăn mất ngon và ngủ không đầy giấc, vô cùng khó chịu. Mong bác sĩ tư vấn liệu em nên uống loại thuốc gì để ngăn chặn chứng bệnh này ạ? Em xin cảm ơn! (chie…@yahoo.com).
Trả lời:
Chào em,
Ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực ngay sau xương ức, có kèm theo đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống.
Nguyên nhân gây ợ nóng có thể do trào ngược axit dạ dày lên thực quản. Nếu ợ nóng xảy ra thường xuyên được xem là bệnh trào ngược dạ dày thực quản, có thể làm tổn hại thực quản và gây ra biến chứng nghiêm trọng khác.
Hầu như tất cả bệnh nhân đều có thể quản lý những khó chịu của chứng ợ nóng bằng việc thay đổi lối sống và dùng một số thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Những loại thuốc hay được sử dụng là:
Video đang HOT
- Thuốc kháng acid (như maalox, mylanta, gelusil…) có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị của dạ dày, nhanh chóng làm giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh. Chúng có tác dụng nhanh nhưng ngắn, chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau.
- Thuốc giảm sản xuất acid: là các thuốc kháng histamin H2 như cimetidin, famotidin, nizatidin hoặc ranitidin… có tác dụng ngăn cản bài tiết dịch vị do bất kỳ nguyên nhân nào (cường phó giao cảm, thức ăn…). Tác dụng làm giảm triệu chứng không nhanh nhưng lại kéo dài hơn các thuốc kháng acid.
- Thuốc ức chế bơm proton (lansoprazol, omeprazol…): là những thuốc không có hoạt tính ở pH trung tính. Dùng một liều, bài tiết acid ở dạ dày bị ức chế trong khoảng 24 giờ (so với thuốc kháng histamin H2 tối đa chỉ 12 giờ). Bài tiết acid chỉ trở lại sau khi enzym mới được tổng hợp. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài sẽ tăng nguy cơ gãy xương.
Khi sử dụng thuốc cần chú ý một số điều sau
- Tác dụng phụ thường gặp của các thuốc điều trị ợ nóng như đau đầu, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.
- Không sử dụng nhiều hơn 1 thuốc kháng acid hoặc giảm acid tại một thời điểm, trừ khi có ý kiến của bác sĩ.
Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em nên đến bệnh viện chuyên khoa khám lại để được kê đơn và nhận phác đồ điều trị thích hợp nhất cho tình trạng của mình.
Ngoài ra, em có thể khắc phục chứng ợ nóng bằng việc thay đổi lối sống. Cụ thể:
- Duy trì trọng lượng cân đối, hợp lý (trọng lượng dư thừa gây áp lực lên bụng, thúc đẩy dạ dày và gây ra acid để trào lên thực quản).
- Mặc quần áo phù hợp, tránh bó chặt quanh eo gây áp lực lên bụng và cơ vòng thực quản dưới).
- Hạn chế tối đa những đồ ăn, uống kích hoạt ợ nóng như thức ăn béo hoặc chiên, rượu, chocolate, bạc hà, tỏi, hành tây và cà phê…
- Tránh ăn quá no bằng cách ăn thành các bữa nhỏ, không nằm ngay sau khi ăn.
- Nếu thường xuyên ợ nóng vào ban đêm hoặc trong khi cố gắng để ngủ, nên gối đầu cao hơn.
- Stress có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ nóng. Nếu ợ nóng trở nên tồi tệ bởi sự lo lắng và căng thẳng, cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng, nghe nhạc, massage, thư giãn.
Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!
Theo TNO
Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh?
Khi bị đau một vùng nào đó trên cơ thể, người ta thường áp dụng phương pháp chườm nóng và chườm lạnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn lúng túng vì không biết bệnh nào chườm nóng, bệnh nào chườm lạnh, bệnh nào không nên chườm, thời gian chườm bao lâu...
Cấp tính chườm lạnh, mạn tính chườm nóng
BS Đinh Quang Thanh - Phó Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng, phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp cho biết, chườm là ứng dụng nhiệt trị liệu. Khi nào chườm lạnh, khi nào chườm nóng phải tùy vào cơ chế, tác dụng của từng trường hợp.
Chườm lạnh được sử dụng trong các chấn thương cấp tính, điển hình là các chấn thương phần mềm, bong gân (giãn dây chằng, đứt dây chằng) thường gặp trong chấn thương thể thao... Khi chấn thương gây nên đứt hoặc rách dây chằng thì nhiệt độ lạnh có tác dụng co mạch làm giảm nhẹ bớt tình trạng chảy máu tại chỗ bị chấn thương (giảm xuất huyết), làm giảm dịch tiết tại chỗ nên sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau.
Nhiệt độ nóng có tác dụng làm giãn mạch, tăng cung cấp oxy cho các mô, tăng dinh dưỡng cho các mô, tăng tưới máu cho vùng chấn thương, có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Do đó, chườm nóng được dùng trong những trường hợp bệnh lý sưng đau mạn tính.
Chườm nóng có hai loại là chườm nóng ướt và chườm nóng khô. Chườm nóng ướt là dùng khăn hoặc gạc thấm ngâm vào nước nóng rồi chườm trực tiếp lên chỗ đau. Chườm nóng khô là dùng nguồn nhiệt tác động lên vùng cần chườm như hơi ấm của than, nước ấm đựng trong chai, trong túi, gạch nóng... Chườm nóng khô sức thấm không sâu nên chỉ áp dụng cho các trường hợp cơn đau dạ dày, đau phần mềm hoặc đau do các bệnh cơ xương khớp.
Chườm đúng mới có tác dụng
BS Đinh Quang Thanh lưu ý, không áp dụng chườm nóng cho một số trường hợp viêm cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, các bệnh nhiễm khuẩn có mủ; các trường hợp đang sốt cao, đang chảy máu; các vùng có khối u, ung thư, lao chưa ổn định; các trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân; bệnh nhân bị mất cảm giác hoặc đang có bệnh ngoài da... Không nên áp dụng chườm lạnh cho những người già yếu, thân nhiệt thấp.
Kỹ thuật và thời gian chườm cũng quyết định hiệu quả. Với những trường hợp chấn thương cấp tính, chườm lạnh chỉ có tác dụng trong hai-ba giờ đầu, nếu trễ quá không còn tác dụng. Chấn thương nhẹ, phù ít, rướm máu ít thì chỉ cần chườm từ 24-48 giờ là đủ, mỗi đợt kéo dài từ 15-20 phút. Nếu chấn thương nặng, có thể chườm tiếp từ 48-72 giờ tiếp theo, khoảng cách giữa hai đợt từ 120-180 phút.
Kỹ thuật chườm nóng đòi hỏi cao hơn chườm lạnh vì không ít trường hợp đã bị bỏng do túi chườm. Khi tiến hành chườm nóng khô cần phải có nhiệt kế đo nhiệt độ của nước để điều chỉnh nhiệt độ đúng chỉ định, tốt nhất chỉ từ 50-60oC. Cần theo dõi vùng da chườm để tránh bị bỏng rát. Thời gian chườm từ 20-40 phút. Nếu cần thì nghỉ hai-ba giờ sau chườm lại vì chườm quá lâu làm cho da mềm, các lỗ chân lông giãn ra, vi khuẩn dễ xâm nhập.
Với chườm nóng ướt, dung dịch chườm có thể là nước thường, cồn boric 2%, dung dịch NaCl 0,9%, rượu quế, rượu hồi, rượu ngải cứu... Nhiệt độ dung dịch chườm từ 40-50oC, có thể đun cách thủy. Để giữ được nhiệt độ của miếng chườm lâu, có thể phủ thêm bên ngoài một tấm ni lông hoặc vải dày.
Theo VNE
Ợ nóng, dùng thuốc gì? Ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực, ngay sau xương ức và có cảm giác đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống. Ợ nóng là cảm giác bỏng rát trong lồng ngực, ngay sau xương ức và có cảm giác đau, nhất là khi nằm hoặc cúi xuống. Hầu hết mọi người có thể quản lý những khó chịu...