Gỗ quý bị triệt hạ trong rừng nguyên sinh ở Lâm Đồng
Ít nhất 11 cây gỗ quý giữa rừng nguyên sinh thuộc huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) đã bị đốn hạ.
Diện tích thực tế rừng bị phá lên đến nhiều hecta và số gỗ vận chuyển trót lọt ra ngoài nhiều hơn số kiểm đếm được.
Cây gỗ quý bên trong rừng nguyên sinh bị đốn hạ với vết cắt còn mới – Ảnh: QUỲNH LƯU
Ngày 18-8, lần theo dấu vết do lâm tặc tạo ra, Tuổi Trẻ Online chứng kiến ít nhất 10 cây rừng cổ thụ đã bị đốn hạ, đường kính gốc cây từ 1-1,6 m, trong đó nhiều cây mới bị chặt, vẫn còn tươi.
Địa điểm “lâm tặc” đốn hạ rừng nguyên sinh cách trung tâm huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) gần 100km, giáp ranh giữa ba huyện Lâm Hà, Lạc Dương và Đam Rông. Dấu vết “lâm tặc” để lại có thể thấy rừng ở đây bị phá âm thầm từ lâu.
Địa điểm xảy ra vụ phá rừng gỗ quý thuộc tiểu khu 224, do Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà quản lý. Khu vực rừng nguyên sinh bị triệt hạ cách xa khu dân cư, phải đi 1 giờ bằng xe chuyên dụng và đi bộ thì mới tiếp cận được.
Video đang HOT
Liên quan đến vụ việc trên, sáng 18-8, Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà cho biết đã có báo cáo nhanh về vụ phá rừng tại vị trí trên. Vụ việc được cán bộ của đơn vị này phát hiện vào ngày 10-8 và hạt đã phối hợp với Công an huyện Lâm Hà và các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường.
Bên cạnh đó, đoàn kiểm tra cũng mời 2 đối tượng gồm Cil Thuận (36 tuổi, ngụ tại tổ dân phố Măng Lin, phường 7, thành phố Đà Lạt) và K Long Ha Huy (26 tuổi, ngụ xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt) về UBND xã Lát (huyện Lạc Dương) làm việc.
Bước đầu, Thuận và Huy khai nhận làm thuê cho ông Nguyễn Văn Hoàn (57 tuổi, ngụ tại tổ dân phố Măng Lin, phường 7, thành phố Đà Lạt). Ông Hoàn thuê Huy và Thuận đi phát cây mở đường để kéo gỗ.
Những cây gỗ quý bị đốn hạ chưa xác định số tuổi, nhưng nhận định ban đầu đây đều là cây cổ thụ – Ảnh: QUỲNH LƯU
Cũng theo Hạt Kiểm lâm huyện Lâm Hà, khu vực này có 11 cây rừng bị cưa hạ, tổng khối lượng lâm sản thiệt hại là gần 40m 3 gỗ tròn các loại. Trong số đó có 9 cây dổi (nhóm III, khối lượng gần 30m 3 ), 1 cây hoa lý nhóm IV (khối lượng hơn 4m 3 ) và 1 cây huỳnh nhóm III (khối lượng hơn 3,7m 3 ). Tổng số lâm sản còn tại hiện trường là hơn 25m 3 .
Đường kính gỗ bị “lâm tặc” đốn hạ hơn 1m – Ảnh: M.V.
Khi vừa tiếp cận cụm rừng gỗ quý này, không khó để nhận ra những đường mòn do lâm tặc tự làm để đưa máy cày vào khai thác, vận chuyển gỗ ra ngoài.
Men theo những đường mòn này, chúng tôi thấy nhiều cây rừng bị chặt hạ, gỗ bìa, gốc cây và mùn cưa còn nằm ngổn ngang ở hiện trường.
Khu vực cây rừng nguyên sinh bị triệt hạ có thể lên đến vài hecta, các vị trí cây bị đốn hạ nằm rải rác. Nhiều bìa gỗ nằm chồng chất lên nhau trong khi những hộp gỗ vuông vức hầu hết đã được vận chuyển ra khỏi rừng. Điều này chứng tỏ việc khai thác gỗ trái phép tại đây rất bài bản, có tổ chức và phải có sự tham gia của rất nhiều đối tượng.
Cơ quan chức năng cho biết việc phá rừng nguyên sinh khai thác gỗ quý tại tiểu khu 224 có thể do nhóm “đầu nậu” ở Đà Lạt, thuê những người dân sống gần rừng vào khai thác.
Giá rau củ giảm, cước vận tải tăng cao
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cộng với giá cước vận tải hàng hóa tăng cao đã khiến nhiều mặt hàng rau, củ, quả tại Lâm Đồng giảm nhanh trong mấy ngày qua.
Đặc biệt, một số loại rau ăn lá do khó khăn trong khâu vận chuyển, người dân phải đổ bỏ tại vườn.
Nhà vườn Đà Lạt thu hoạch rau cung cấp cho thị trường. Ảnh tư liệu: Nguyễn Dũng/TTXVN
Cụ thể, hiện tại giá các loại rau như củ dền, đậu leo, cà chua... giảm từ 2.000 - 8.000 đồng/kg so với khoảng 10 ngày trước, hiện còn từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Các mặt hàng rau ăn lá cũng có xu hướng giảm từ 1.000 - 1.500 đồng/kg, hiện chỉ còn 3.000 - 5.000/kg như bắp cải, cải thảo, xà lách lô lô, xà lách cuộn... Một số mặt hàng rau củ vẫn đang ở mức bình ổn như su su, su hào, ớt sừng, ớt chuông, giá bán tại vườn dao động từ 6.000 - 13.000 đồng/kg.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, nguyên nhân khiến các mặt hàng rau củ quay đầu giảm là do vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, trong khi thị trường TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây đang bị giãn cách xã hội nên sức tiêu thụ cũng giảm mạnh. Do đó, một số sản phẩm rau ăn lá được người dân trồng tự phát, thiếu liên kết chuỗi, khó bảo quản nên một phần diện tích nhỏ không tiêu thụ được, người dân phải nhổ bỏ làm phân bón, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Trong khi giá nhiều mặt hàng nông sản giảm mạnh thì giá cước vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tăng lên gấp 2 - 3 lần so với thời điểm trước khi bùng phát dịch COVID-19.
Cụ thể, giá cước vận chuyển xe chở hàng loại 15 tấn từ Lâm Đồng đi TP Hồ Chí Minh hiện đã tăng lên 9,5 - 10 triệu đồng/xe.
Giá cước gửi hàng lẻ của các nhà xe cũng tăng lên gấp đôi, từ 50.000 - 100.000 đồng/thùng hàng hoặc 3.000 - 4.000 đồng/kg, tùy theo tuyến đi các tỉnh xa hoặc gần.
Lâm Đồng: 7 ca dương tính Covid-19 mới liên quan ổ dịch Công ty sợi Đà Lạt Tỉnh Lâm Đồng mới phát hiện thêm 7 ca dương tính với Covid-19 liên quan đến ổ dịch tại Công ty sợi Đà Lạt, thuộc xã Trạm Hành, TP.Đà Lạt. Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 toàn bộ công nhân Công ty sợi Đà Lạt. Ảnh CTV Sáng 8.8, bác sĩ Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng cho biết mới...