Gỡ khó khi bị mượn sổ đỏ vay tiền cho em chồng kinh doanh
Thay vì thế chấp sổ đỏ căn hộ chung cư, cô có thể thảo luận với chồng về việc dùng một phần tiền tiết kiệm của hai vợ chồng cho em trai mở hàng kinh doanh hoặc cân nhắc cho em trai vay một số tiền nhất định để hỗ trợ thêm vốn cho em.
ảnh minh họa
Cô gái ấy là một trong những cô gái hiếm hoi gọi điện cho Thanh Tâm mà không nói xấu bố mẹ chồng.
Cô lấy chồng đã hơn 2 năm, sống cùng bố mẹ và em trai chồng. Sinh con trai đầu lòng, bố mẹ chồng chăm sóc cháu chu đáo nên cô vẫn có cơ hội học lên và phát triển sự nghiệp. Mọi việc ở nhà, đi làm cứ yên tâm có bố mẹ chồng lo. Về nhà cũng chỉ rửa bát, phơi quần áo, hầu như không còn việc gì để làm.
Cuộc sống với gia đình chồng rất thoải mái, nhẹ nhõm. Phần lương của chồng đã thừa để hai vợ chồng đóng góp với bố mẹ. Nhưng thỉnh thoảng, vợ chồng cô lại có một món quà tặng bố mẹ hoặc em trai. Lúc là món đồ gia dụng cần thiết như cái máy giặt hay điều hòa. Lúc là cái xe máy cho em chồng. Lúc là chuyến du lịch Trung Quốc 6 ngày cho bố mẹ chồng…
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Bố mẹ cô tặng vợ chồng con gái 1 căn hộ chung cư nhỏ, không dùng đến nên cô cho thuê, có thêm tiền sinh hoạt và tiết kiệm. Vừa rồi, em trai học nghề xong, bố mẹ chồng ngỏ ý hỏi, vợ chồng cô có thể thế chấp sổ đỏ căn hộ chung cư để vay tiền cho em trai mở cửa hàng sửa chữa và kinh doanh phụ tùng ô tô không?
Ông bà bảo nhà ông bà trong làng, trong ngõ nên ngân hàng định giá thấp, không vay đủ tiền. Căn hộ chung cư mới thì việc định giá chính xác và cao hơn. Cô chưa trả lời bố mẹ chồng việc này nhưng trong lòng thực sự không muốn. Cô chưa biết nên nói với chồng, bố mẹ chồng và em thế nào để mọi người hiểu và thông cảm với sự từ chối này của cô.
Đây quả là một quyết định khó khăn vì vay tiền ngân hàng phải đảm bảo sự chi trả chính xác, nếu không có thể mất nhà như chơi. Việc kinh doanh của người em thì chưa có kinh nghiệm, vừa học xong đã mở ra làm ăn, có thể rủi ro lớn. Cho nên, cô không muốn làm việc này cũng là điều bình thường.
Vốn kinh doanh thì không biết bao nhiêu là đủ, là vừa, nên với việc khởi nghiệp của em trai, không nhất thiết cứ phải đáp ứng đủ vốn. Có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, mở rộng kinh doanh dần dần sẽ tốt hơn.
Thay vì việc nghĩ mình phải làm mọi người hiểu và thông cảm cho mình, cô hãy với mọi người suy nghĩ thực của mình. Cô có thể tư vấn cho em trai chồng tìm các garage ôtô tốt làm thuê một thời gian cho thạo nghề, biết các mối lấy hàng, chủ động với các nhu cầu của khách, đồng thời cũng giúp em chồng tích cóp được một nguồn vốn cho mình.
Bố mẹ và em trai chồng hơn 2 năm qua cũng hiểu cô là người như thế nào, nhất là các việc liên quan đến tiền, cô biết điều và rất thoải mái. Anh em giúp nhau lúc cần và khó khăn là rất cần thiết nhưng không phải giúp bằng bất cứ giá nào.
Cô có thể thảo luận với chồng về việc dùng một phần tiền tiết kiệm của hai vợ chồng cho em trai khi chú ấy mở hàng kinh doanh. Vợ chồng cô cũng có thể cân nhắc cho em trai vay một số tiền nhất định trong số tiền mình có để hỗ trợ thêm vốn cho em.
Thanh Tâm tin rằng, với những ý kiến chân thành, với sự giúp đỡ nhiệt tình trong khả năng của vợ chồng cô, không chỉ giúp em trai về vốn mà còn giúp em trai có kế hoạch phát triển nghề nghiệp tương lai chắc chắn, ổn định và hiệu quả hơn.
Theo Phunuvietnam
Tôi có dại khi cho tình cũ vay hết số tiền tiết kiệm được
Tôi có chút tiền tiết kiệm mang ra cho anh vay. Tôi nói ngày xưa anh giúp tôi nhiều rồi giờ đừng ngại, hãy để tôi giúp anh.
Tôi 25 tuổi, đang ở nước ngoài, hồi 16 tuổi ở Việt Nam tôi quen với một người con trai. Nhiều lần nhà anh đó hỏi cưới nhưng tôi từ chối vì bản thân còn quá nhỏ, với lại cha mẹ ly dị lúc tôi chưa được một tuổi. Tôi ở với cha, mẹ đi bước nữa, cha đi bán vé số nuôi tôi ăn học, sợ lấy chồng rồi sẽ không trả ơn được cho gia đình, sợ không ai lo cha tôi. Anh đó thương tôi lắm, lo cho ăn học tuy không nhiều (nhưng 10 năm trước mà được người cho như thế với tôi là cả một tình thương lớn). Rồi trong một lần cãi vã, anh đánh tôi, tôi bỏ đi không liên lạc gì. 3 tháng sau anh lấy vợ, vợ là người con gái anh quen chưa được một tháng.
Ảnh minh họa.
Ngày anh cưới, tôi khóc nhiều lắm. Tôi xa quê hương, gặp người đàn ông khác và giờ họ đã là chồng tôi. Tôi hạnh phúc, được chồng thương yêu, gia đình chồng cũng tốt, mỗi tháng đều cho tôi tiền gửi về lo cho cha tôi. 3 năm sau, người yêu cũ liên lạc, chúng tôi trò chuyện như bạn bè, anh nói do thương tôi quá nên mới lấy vợ để quên được tôi, từ khi có gia đình anh chưa bao giờ hạnh phúc. Anh than thở về vợ anh, cô ấy không biết lo tiền ăn uống, chăm con cái kém, làm ăn thiếu hụt. Tôi có chút tiền tiết kiệm, nghe anh nói thế cũng cho anh vay, tôi nói ngày xưa anh giúp tôi nhiều rồi giờ đừng ngại, hãy để tôi giúp anh, khi nào có anh gửi lại cũng được. Tôi làm thế có đúng không, sao bạn bè anh cũng phản đối cách làm của tôi vậy?
Theo Ngoisao
Mẹ chồng coi trọng dâu út giàu, coi thường dâu trưởng nghèo, đến lúc ốm liệt giường mới 'biết mặt nhau' Phận là dâu trưởng, tôi cũng cố gắng vun vén cho gia đình, chăm lo mọi thứ, thế nhưng không ưa thì dưa có dòi, mẹ chồng vẫn tìm cách hạch sách tôi, thiên vị đối xử. Trong mắt mọi người, tôi là một người may mắn. Tôi xuất thân tỉnh lẻ, lấy được chồng là con trưởng trong một gia đình giàu...