Gỡ khó cho doanh nhân
Các doanh nghiệp đang nỗ lực bước vào mùa sản xuất cuối năm, nhưng dưới tác động của tình hình thế giới và những biến động thị trường, dự báo tình hình khó khăn vẫn tiếp diễn đòi hỏi sự sáng tạo, nỗ lực của mỗi doanh nghiệp, doanh nhân và sự quyết liệt từ cơ quan quản lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nhân tiêu biểu tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) và tuyên dương doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI) tổ chức. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Nỗ lực vượt khó
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất và xuất khẩu quần áo thể thao sang các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… vào thời điểm này hàng năm, Công ty Cổ phần thời trang thể thao chuyên nghiệp Giao Thuỷ, Nam Định (Pro Sports) đã kín đơn hàng hết quý 1, thậm chí cho quý 2 năm sau, nhưng thời điểm này năm nay, doanh nghiệp vẫn chật vật tìm đơn hàng.
Bà Trần Thị Hà, Giám đốc Chi nhánh Pro Sports cho hay, doanh nghiệp đã rất nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, thậm chí chấp nhận lấy giá cạnh tranh để có được đơn hàng lấp đầy các dây chuyền sản xuất.
Chung tình cảnh, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh cho biết, trong tháng 8, nhiều doanh nghiệp còn đơn hàng tồn để xuất khẩu, nhưng sang tháng 9, tháng 10, lượng đơn hàng giảm rất nhiều.
Còn theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), trong cuộc khảo sát hai tuần vừa qua, có 33 trong số 45 doanh nghiệp xuất khẩu thừa nhận mức doanh thu giảm gần 40% so với các tháng đầu năm. Khoảng 71% doanh nghiệp cho biết tình hình đơn hàng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục giảm.
Tương tự, các doanh nghiệp thủy sản cũng đối diện với tình hình xuất khẩu có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo bà Lê Hằng, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP, dự kiến tăng trưởng xuất khẩu sẽ giảm tốc trong quý 3.
Video đang HOT
Trước bài toán khó thị trường xuất khẩu giảm mạnh, trong khi chi phí đầu vào tăng cao, nhiều doanh nghiệp đã không thụ động, mà tìm các giải pháp thúc đẩy sản xuất.
Ngành dệt may nỗ lực đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra. Ảnh: TTXVN.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas cho hay, mặc dù đối diện nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã thích ứng nhanh với những thách thức của thị trường. Nếu trước đây ngành dệt may Việt Nam chỉ tập trung vào 5 thị trường truyền thống gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, thì bây giờ đã bắt đầu chuyển dịch sang một số thị trường mới như Canada, Hồng Kông (Trung Quốc)…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng đã thích ứng trong bối cảnh nhiều đơn hàng có tính chuyên môn hóa cao như sản phẩm đồ jean, kaki, thun… đều bị thiếu đơn hàng, có doanh nghiệp thiếu đến 35%, thì đến nay đã chuyển từ mặt hàng dệt kim sang dệt thoi một cách nhanh chóng. Đồng thời, tập trung đầu tư vào công nghệ và tự động hóa để thích ứng với chuyển dịch cơ cấu mặt hàng. “Các doanh nghiệp Việt đã mạnh dạn mở rộng thị trường, tiến tới mô hình đa quốc gia và chúng ta đã tập trung phát triển được 26/27 quốc gia trong khối EU”, ông Giang cho hay.
Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam ( Vinatex) chia sẻ, các doanh nghiệp thuộc Vinatex đang tích cực hoàn thiện các khâu sản xuất, từng bước phát triển các mắt xích nguyên liệu (sợi, vải), bảo đảm khép kín chuỗi cung ứng. Vinatex liên tục cập nhật biến động nguyên phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp thành viên; nhập khẩu một lượng bông dự trữ với giá tốt, tránh những rủi ro về tăng giá, sẵn sàng cho các đơn hàng nửa cuối năm
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Nói về sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan với cộng đồng doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho rằng, đó là sự đồng hành khăng khít, kề vai sát cánh của Chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
Chính phủ đã thể hiện sự quyết liệt, kịp thời, sáng tạo và đặc biệt lắng nghe các doanh nghiệp với các quyết sách lớn: Chuyển chiến lược phòng, chống dịch từ Zero-COVID sang thích ứng, linh hoạt và chúng ta ứng phó với dịch, sống cùng với dịch. Cùng với đó là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển hậu COVID-19. Đó là những chính sách giúp doanh nghiệp bảo toàn lực lượng, không bị đứt gãy sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sớm, chiếm được vị trí mới trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
Theo ông Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thời gian qua, các doanh nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần dân tộc cao, đặc biệt là bản sắc của doanh nhân Việt Nam rất sáng tạo, năng động, đã đồng hành với Chính phủ, chia sẻ khó khăn, đóng góp các nguồn lực lớn cho hoạt động phòng chống dịch COVID-19, giữ vững được nền sản xuất.
Với sự quyết liệt của Chính phủ và nỗ lực của doanh nghiệp, dự kiến, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam sẽ vượt mục tiêu, cao nhất trong khu vực.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai, tỉnh An Giang (ảnh tư liệu). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Ở góc độ quản lý, để ứng phó, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2022, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và thông qua chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới.
Bộ Công Thương chỉ đạo các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường, từ đó tham mưu cho bộ về chiến lược phát triển thị trường, kết nối giao thương, phát triển sản xuất và đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.
Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để bảo đảm sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng số hóa, thương mại điện tử trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm…
Dệt may Việt Nam đối diện nhiều thách thức trong năm 2022
Năm 2021, ngành Dệt may về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm trước, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức mà ngành dệt may phải đối mặt trong năm 2022.
Năm 2022, ngành dệt may đối diện nhiều thách thức. Ảnh: TTXVN.
Phục hồi nhờ thích ứng linh hoạt
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2021 là năm đầy khó khăn của ngành Dệt may Việt Nam. Tăng trưởng âm 9,8% năm 2020 khiến ngành Dệt may bước vào năm 2021 với nhiều nỗi lo.
"Nếu như quý I/2021, doanh nghiệp dệt may phấn khởi bởi đã ký được hợp đồng đến hết quý III/2021, thậm chí hết năm, thì sang quý II/2021, dịch COVID-19 bùng phát, lan rộng, khiến sản xuất của các doanh nghiệp dệt may gần như đóng băng. Xuất khẩu dệt may tháng 7, 8, 9 năm 2021 liên tục giảm. Đơn hàng không thể trả cho đối tác", ông Cẩm cho biết.
Quý IV/2021, các tỉnh phía Nam dần mở cửa trở lại. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP và các doanh nghiệp bắt đầu trở lại sản xuất đã mở ra cơ hội cho ngành dệt may. Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Vượt qua Bangladesh, năm 2021, thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022.
Đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành dệt may năm 2021 là những nỗ lực và chiến lược đúng đắn của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Năm 2021, doanh thu và thu nhập hợp nhất của tập đoàn ước đạt 16.436 tỷ đồng, bằng 110,7% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.200 tỷ đồng, bằng 202% so với cùng kỳ, đạt 170% kế hoạch.
Lý giải vì sao Tập đoàn Dệt may Việt Nam tăng trưởng tốt trong 2021, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex cho rằng, đó là bài học về việc ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động và chiến lược đầu tư khép kín chuỗi sản xuất. Tập đoàn Dệt may Việt Nam luôn tuân thủ phương châm người lao động là tài sản đáng quý nhất của doanh nghiệp. "Ngay trong tháng đầu, khi cả nước bước vào bình thường mới, tỷ lệ huy động lao động quay trở lại làm việc của toàn tập đoàn đã đạt 85 - 90%, tới nay, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã lấy lại được toàn bộ lực lượng lao động", ông Cao Hữu Hiếu cho biết.
Nhiều thách thức đón đợi trong năm 2022
Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu tốt trong năm 2021 nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi bằng năm 2019 với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho ngành năm 2022.
Cùng đó, doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây; bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; mất cân đối lao động, doanh nghiệp khu vực phía Nam vẫn thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.
Theo ông Trương Văn Cẩm, thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 5/2022 nhưng chưa thể biết được tiếp theo sẽ ra sao vì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch. Chính vì vậy, ông Trương Văn Cẩm đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine vì đây là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi, phát triển trong điều kiện bình thường mới. Cùng với đó, ngành dệt may mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035" để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do...
Cùng quan điểm, ông Vương Đức Anh, Chánh văn phòng Hội đồng Quản trị Vinatex cho rằng, từ thực tiễn đứt gãy chuỗi cung ứng của ngành dệt may qua hai năm xảy ra dịch COVID-19, doanh nghiệp nhận thấy làm chủ nguyên liệu trong nước là "chìa khóa" giúp phát triển bền vững, chắc chắn hơn trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài. Theo đó, Vinatex cùng các đơn vị thành viên tiếp tục đẩy mạnh phối hợp xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ sợi-dệt-nhuộm-may hướng tới trở thành "một điểm đến trọn gói cho khách hàng trong ngành dệt may thời trang".
Năm 2021, Vinatex đã đưa vào hoạt động Nhà máy Sợi 3, Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài với quy mô 32.000 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 6/2021; Nhà máy Sợi 2, Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng với quy mô 22.800 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 10/2021. Đây là cơ sở để Vinatex chủ động nguồn nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do.
Thiếu đơn hàng, lao động nhiều ngành liên tiếp nhận tin xấu Thiếu hụt đơn hàng, ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, đang cho lao động giãn viêc. Nếu kéo dài, sẽ khiến cả DN và người lao động lao đao. Nhiều ngành đang thiếu việc làm cho lao động Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam cho biết,...